3.2.1 .Tác động tới khả năng xuất khẩu
3.2.2. Tác động tới cơ cấu mặt hàng xuất khẩu
Qua nghiên cứu các hoạt động xuất nhập khẩu của Việt Nam- EU những năm gần đây, có thể nhận thấy rằng tác động trực tiếp của EU mở rộng tới xuất nhập khẩu của Việt Nam là có nhƣng không lớn. Bởi vì, cơ cấu hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang EU27 chủ yếu là những hàng hóa giầy dép, dệt may, nông thủy sản, thủ công mỹ nghệ. (Bảng 3.2)
Bảng 3.2. Xuất khẩu các mặt hàng chủ lực của Việt Nam vào EU năm 2010
Đơn vị tính: triệu EUR
Mặt hàng chủ lực (Mã số) 2010 2009 Năm 2010 so với năm 2009 (%) Giày dép (64011010 – 64SSS999) 1.969 1.873 5,12 Dệt may (61011010 – 62SSS999) 1,349 1.197 12,7 Cà phê các loại (09011100 – 09019090) 665 633,4 4,98
Gỗ & đồ gia dụng nội thất ( Mã 44 và Mã 94 ) 782,5 694,6 12,6 Thuỷ hải sản (03011010 – 03SSS999) 742,3 682,9 8,69 Hàng CN nhẹ(đồ gia dụng) và TCMN (mã 45-60,65-70 và 63) 434,7 359,3 20,98
Valy & túi xách (Mã 42) 292,2 242,5 20,49 THƢƠNG VỤ VIỆT NAM TẠI EU VÀ BỈ
Giày dép: EU là thị trƣờng nhập khẩu giày dép lớn thứ 2 của Việt Nam trên thế giới (sau Hoa Kỳ) chiếm 50% thị phần xuất khẩu toàn. Nhu cầu nhập khẩu giày dép những năm gần đây của thị trƣờng EU khoảng trên 29 tỷ USD/năm. Xuất khẩu giày dép của Việt Nam vào EU tuy đạt tăng trƣởng ở mức cao nhƣng vẫn chƣa đạt đƣợc mục tiêu ngành da giày đề ra. Một trong những nguyên nhân chính kìm hãm sự tăng trƣởng của ngành da giày đó là việc EU áp thuế chống bán phá giá kéo dài trong 4 năm và chấm dứt thuế quan ƣu đãi (GSP) dành cho VN từ năm 2009. Theo thống kê của Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso), trƣớc khi bị Ủy ban châu Âu (EC) áp thuế chống bán phá giá giày mũ da, tỷ trọng xuất khẩu mặt hàng giày dép vào thị trƣờng EU ở hầu hết các doanh nghiệp chiếm tỷ lệ cao từ 60% - 80%. Ngày 6/10/2006 EU đã áp thuế chống bán phá giá thời gian 2 năm, lên 33 mã hàng mũ da, tỷ lệ này giảm chỉ còn khoảng 50%. Sau khi Ủy ban khởi động rà soát cuối kỳ vào năm 2008, các cuộc điều tra mới đƣợc tiến hành về tình hình kinh doanh và điều kiện hiện tại ở Việt Nam. Kết thúc rà soát, vào tháng 12/2009, họ đã nhất trí gia hạn thêm 15 tháng việc áp thuế chống bán phá giá đối với Việt Nam. Theo số liệu của Eurostat, khoảng 30% giày dép xuất khẩu sang EU sẽ bị ảnh hƣởng bởi thuế chống bán phá giá này.
Từ ngày 01/01/2009, xuất khẩu giày dép của Việt Nam sang EU đã không còn đƣợc hƣởng ƣu đãi theo Hệ thống ƣu đãi thuế quan phổ cập (GSP). Số liệu cho thấy sự giảm phụ thuộc vào giày dép (dƣới 50% của tổng xuất khẩu đƣợc hƣởng GSP) có xuất xứ từ Việt Nam sang EU. Về tác động và thiệt hại khi các sản phẩm giày dép xuất khẩu của Việt Nam sang EU khi không đƣợc hƣởng ƣu đãi GSP, theo Hiệp hội Da giày Việt Nam (Lefaso) cho rằng, bằng việc bãi bỏ GSP thì lợi thế cạnh tranh về giá các sản phẩm da giày của Việt Nam sẽ có suy giảm so với các nƣớc khác trong khu, do bình quân mỗi đôi giày xuất khẩu của Việt Nam phải tăng thêm thuế nhập khẩu vào EU từ 3,5 - 5%. Hiệp hội Da giày Việt Nam đã cho biết, khi không đƣợc hƣởng Quy chế ƣu đãi thuế quan GSP. Nếu tính theo kim ngạch xuất khẩu năm 2007 vào EU của mặt hàng này là 2,19 tỷ USD thì khi áp thuế, Việt Nam sẽ mất thêm 109,9 triệu USD. Ngành có 700 doanh nghiệp, 70% là doanh nghiệp
nƣớc ngoài, với 1 triệu lao động và khoảng 30% lao động sẽ bị ảnh hƣởng bởi quyết định của EC. Theo quy định, thuế ƣu đãi GSP đƣợc xây dựng trên cơ sở minh bạch, công bằng và không phân biệt đối xử, nhằm giúp đỡ các nƣớc đang phát triển bị phụ thuộc vào một vài ngành hàng xuất khẩu. Trong năm 2010, xuất khẩu giày mũ da vào thị trƣờng EU chỉ đạt kim ngạch 5,09 tỷ USD (riêng ngành giầy dép đạt hơn 1,969 tỷ EUR tƣơng đƣơng khoảng 3,5 tỷ USD tăng 5,14% so với năm 2009), so với mục tiêu 5,3 tỷ USD đặt ra trƣớc đó.
Ngày 01/04/2011, với việc EU chấm dứt áp thuế chống bán phá giá giày mũ da, giày dép Việt Nam hy vọng sẽ có thuận lợi hơn trong xuất khẩu năm nay, mục tiêu đạt 5,5 tỷ USD trong năm 2011. Vì sau khi EU bỏ áp thuế, ngành da giày sẽ có cạnh tranh công bằng hơn với nhiều nƣớc xuất khẩu giày dép khác khác trên thế giới nhƣ Ấn Độ, Indonesia, Bangladesh, Sri Lanka, Pakistan, Campuchia. Nhiều đối thủ cạnh tranh kể trên vẫn có thế thuận lợi khi còn đƣợc hƣởng các chính sách ƣu đãi ở thị trƣờng EU.
Giày mũ da không còn bị áp thuế 10% (chƣa cộng mức thuế hiện hành) khi xuất khẩu vào EU là một lợi thế. Tuy nhiên, xét ở khía cạnh cạnh tranh công bằng với Trung Quốc, giày Việt Nam có bất lợi sau khi bỏ áp thuế. Trƣớc đây, EU áp mức thuế đối với giày mũ da Việt Nam là 10%, Trung Quốc đến 16,5%. Mức chênh lệch 6,5% mà giày mũ da Trung Quốc chịu thuế cao hơn đã phần nào tạo cho giày mũ da Việt Nam có lợi thế hơn. Nay khi trở lại thế cạnh tranh công bằng thì giày Việt Nam sẽ gặp bất lợi trong cạnh tranh trực tiếp với giày Trung Quốc.
Dù đã bỏ áp thuế từ 01/04/2011 nhƣng EU vẫn tiếp tục kiểm soát bằng cơ chế giám sát đối với mặt hàng này trong một năm. Cơ chế này cũng giống nhƣ ngành dệt may chịu cơ chế giám sát của Mỹ trƣớc đây. Điều này sẽ làm gia tăng áp lực trong việc điều tiết xuất khẩu để EU không có cơ sở áp thuế trở lại. Hai vấn đề mà ngành da giày Việt Nam phải chú trọng đó là giữ “độ nóng” của tăng trƣởng xuất khẩu vào thị trƣờng EU và giá bán không đƣợc thấp hơn so với các nƣớc sản xuất giày trong EU.
Hiện nay, Việt Nam đang là điểm dịch chuyển sản xuất, đơn hàng từ các nhà máy ở Trung Quốc và các nƣớc lân cận. Trong hoàn cảnh bị kiểm soát, Bộ Công thƣơng và ngành da giày Việt Nam phải có công cụ kiểm soát tốt việc truy rõ nguồn gốc xuất xứ hàng hóa (C/O). Đừng để chúng ta rơi vào cảnh trung chuyển giúp các nƣớc, hậu quả tăng trƣởng nóng. Thực tế, hàng của một số nƣớc lân cận xuất khẩu đi nƣớc ngoài qua cảng biển Việt Nam . Trong trƣờng hợp này, hàng xuất từ Việt Nam nhƣng C/O phải ghi rõ nƣớc sản xuất. Các doanh nghiệp sản xuất giày ở Trung Quốc cũng đang chịu cơ chế giám sát trong một năm, có thể họ sẽ chuyển những rủi ro sang các nƣớc khác. Do vậy, doanh nghiệp Việt Nam cũng nên thận trọng khi tiếp nhận những đơn hàng gia công, lắp ráp “nhạy cảm” về giày mũ da.
Hàng dệt may: Hiện nay EU là thị trƣờng xuất khẩu hàng dệt may theo hạn ngạch lớn nhất của Việt Nam. Từ năm 1980 hàng dệt may đã đƣợc xuất khẩu sang một số nƣớc thành viên của EU nhƣ Đức, Pháp, Anh. Nhƣng đặc biệt phát triển mạnh sau khi Hiệp định buôn bán hàng dệt may đƣợc hai bên ký kết. Theo Hiệp định về hàng dệt may, hàng năm Việt Nam đƣợc xuất khẩu hàng dệt may vào thị trƣờng EU với khối lƣợng từ 21.938 đến 23.000 tấn. Số cat (chủng loại hàng dệt may) chịu quản lý bằng hạn ngạch giảm từ 106 xuống 29, tăng hạn ngạch ở một số cat “nóng” và nâng mức chuyển đổi hạn ngạch giữa các cat lên 27%.
Mặc dù kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU gần đây đã bắt đầu tăng trở lại so với đầu năm, nhƣng so với các thị trƣờng truyền thống khác Mỹ, Nhật Bản, Hàn Quốc..., thì tốc độ tăng còn chậm. Năm 2010 kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may sang EU chỉ tăng hơn 12,7% (xấp xỉ 1,35tỷ EUR ) so với năm 2009 (gần 1,2 tỷ EUR) (Bảng 3.2). Tốc độ tăng trƣởng xuất khẩu những năm gần đây giảm sút do ảnh hƣởng của một số nguyên nhân: trƣớc tiên là do thị hiếu, phong cách tiêu dùng, ngôn ngữ, văn hoá kinh doanh của mỗi nƣớc, mỗi vùng khác nhau, trong khi đó hàng hoá vào thị trƣờng EU lại đƣợc lƣu thông trên toàn bộ 27 nƣớc. Nhƣ vậy, việc tạo ra một sản phẩm và đƣa sản phẩm vào đƣợc một nƣớc và phải thích ứng với 26 nƣớc còn lại là một thách thức không nhỏ đối với các doanh nghiệp Việt Nam.
Thứ hai là thị trƣờng EU có nhiều quy định kỹ thuật khá khắt khe với mục đích bảo vệ sức khoẻ con ngƣời, bảo vệ môi trƣờng, mà cụ thể là quy định sử dụng hoá chất (Reach) đã có hiệu lực từ năm 2009. Ngành dệt may thuộc số các ngành công nghiệp sử dụng nhiều hoá chất. Các loại sợi, vải, quần áo và các phụ kiện dệt may đều có chứa nhiều loại hoá chất khác nhau nhƣ thuốc nhuộm, thuốc tẩy... Vì vậy, các nhà sản xuất, xuất khẩu, nhập khẩu và kinh doanh hàng dệt may có hàng bán tại EU đều phải xem xét và tuân thủ quy định Reach.
Một khó khăn nữa của doanh nghiệp trong việc kiểm tra chất lƣợng nguồn nguyên liệu đầu vào nhằm giảm thiểu những rào cản kỹ thuật khi xuất khẩu là thiếu vốn để đầu tƣ các trang thiết bị kiểm tra hiện đại. Bên cạnh đó, việc cập nhật các thông tin của các doanh nghiệp còn nhiều hạn chế cũng làm tăng nguy cơ gặp phải rủi ro trong xuất khẩu.
Ngoài ra, cũng phải kể đến việc EU vẫn đang tìm mọi cách để duy trì chính sách bảo hộ sản xuất nội khối. Việc tăng trƣởng xuất khẩu quá nhanh đối với mặt hàng nào vào EU cũng có thể đƣa đến những hậu quả không mong muốn là EU sẽ tiến hành các biện pháp tự vệ, chống bán phá giá.
Đây cũng là một trong những khó khăn của doanh nghiệp Việt Nam, bởi doanh nghiệp vừa phải tìm cách tăng cƣờng thâm nhập thị trƣờng, vừa phải tính toán ở mức độ thế nào cho hợp lý để không phải là đối tƣợng của các biện pháp bảo hộ.
Cà phê: Hiện EU là thị trƣờng tiêu thụ lớn nhất của cà phê Việt Nam, chiếm tỷ trọng khoảng 50% tổng kim ngạch xuất khẩu mặt hàng này của nƣớc ta.
Mỗi năm sản lƣợng cà phê đạt từ 800.000 đến 900.000 ngàn tấn, trong đó có trên 90% sản lƣợng là dùng để xuất khẩu. Thị trƣờng xuất khẩu chính của cà phê Việt Nam là EU, chiếm 70% sản lƣợng cà phê robusta. Theo ông Lƣơng Văn Tự - chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam, sở dĩ cà phê Việt Nam không chịu nhiều tác động của SPS là bởi vì chúng ta xuất khẩu chủ yếu là cà phê hạt, chứ không phải cà phê thành phẩm. Theo Bảng 3.2 kim ngạch xuất khẩu cà phê năm 2009 Việt Nam sang EU đạt 633,4 triệu EUR, năm 2010 đạt hơn 665,3 triệu EUR.
Tuy ngành xuất khẩu cà phê đã đạt đƣợc nhiều kết quả tốt nhƣng có thể thấy, sự phát triển của ngành cà phê chƣa thật sự vững chắc, hiệu quả kinh doanh vẫn thấp và tiềm ẩn nhiều nguy cơ, biểu hiện ở các mặt chủ yếu sau đây: Chất lƣợng cà phê xuất khẩu thấp, không ổn định, chƣa xuất theo tiêu chuẩn xuất khẩu, dẫn đến bị ép cân, ép giá, làm giảm giá trị xuất khẩu; Khâu tổ chức thu mua xuất khẩu cà phê trong nƣớc chƣa tốt dẫn đến đầu vụ ngƣời dân thƣờng phải bán vội cà phê với giá thấp. Hệ thống đại lý thu mua cà phê hình thành một cách tự phát, chủ yếu là các đại lý tƣ nhân, hệ quả là khi giá cả thị trƣờng biến động mạnh dẫn đến đổ vỡ theo dây chuyền từ đại lý tới các nhà xuất khẩu. Ngoài ra, việc sơ chế cà phê của Việt Nam hiện nay chƣa phát triển kịp với sự phát triển nhanh chóng của sản xuất xuất khẩu cà phê. Vì vậy, cà phê hạt xuất khẩu có chất lƣợng không cao. Tổn thất sau thu hoạch cà phê khá lớn, giá xuất khẩu thƣờng thấp hơn 10% giá các sản phẩm cùng loại trên thế giới. Mặt khác, hơn 80% cà phê đƣợc sản xuất ra là từ các hộ nông dân sản xuất nhỏ, thiếu các điều kiện sơ chế tối thiểu, chủ yếu chế biến thủ công nhƣ xát tƣơi phơi khô. Các doanh nghiệp kinh doanh cà phê, các đại lý mua cà phê cũng thiếu hệ thống kho tàng và thiết bị chế biến. Vì vậy nâng cao chất lƣợng cà phê Việt Nam: xây dựng kế hoạch tuyên truyền vận động và khuyến khích ngƣời nông dân, doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu áp dụng TCVN 4193-2005 . Mở rộng các chủng loại mặt hàng xuất khẩu cà phê, sản xuất cà phê chất lƣợng cao, cà phê hữu cơ, cà phê đặc biệt, hảo hạng.
Gỗ và đồ gia dụng nội thất: EU là thị trƣờng xuất khẩu sản phẩm gỗ lớn thứ hai của Việt Nam, chỉ sau thị trƣờng Hoa Kỳ. Trong những năm qua, các doanh nghiệp Việt Nam đã có nhiều nỗ lực đẩy mạnh xuất khẩu vào EU, nhiều mặt hàng đã tìm đƣợc chỗ đứng trên thị trƣờng lớn và tiềm năng này. Tuy nhiên, khả năng cạnh tranh của các mặt hàng Việt Nam trên thị trƣờng EU chƣa thực sự mạnh, đồng thời EU lại là thị trƣờng khó tính với nhiều quy định về hàng hoá nhập khẩu.
Đồ gỗ xuất khẩu của Việt Nam vào EU hiện đang hƣởng thuế GSP với mức thuế suất 0% (một số mã chịu thuế 2,1%) đã giúp Việt Nam có một lợi thế nhất định khi xuất khẩu vào thị trƣờng EU. Khủng hoảng kinh tế toàn cầu đã khiến ngành gỗ
Việt Nam gặp nhiều khó khăn, cộng thêm các qui định đồ gỗ xuất khẩu ngày càng khắt khe hơn. Năm 2005, EU bắt đầu triển khai kế hoạch giới hạn nhập khẩu gỗ theo các nguồn hợp pháp từ các đối tác tự nguyện theo sáng kiến về việc “thực thi luật, quản trị và buôn bán tài nguyên rừng” (FLEGT) vào năm 2012, buộc các doanh nghiệp xuất khẩu gỗ phải tuân thủ nhiều tiêu chuẩn khi xuất khẩu sản phẩm sang thị trƣờng này. Kế hoạch trên áp dụng với mọi nƣớc xuất khẩu gỗ sang EU và phối hợp thực hiện với các thị trƣờng tiêu dùng lớn nhƣ Hoa Kỳ, Nhật Bản. Ngoài ra, các doanh nghiệp xuất khẩu vào EU phải tuân thủ những quy định khắt khe của châu Âu về tính an toàn của sản phẩm: Trách nhiệm pháp lý theo quy định 85/343/EEC. Nghĩa là phải có đền bù thiệt hại cho cá nhân hoặc tập thể khi sản phẩm không an toàn, gây thiệt cho ngƣời sử dụng. Quy định kiểm soát các chất nguy hiểm có thể có trong sản phẩm nhƣ: cadmium, PCP bị hạn chế dƣ lƣợng, các chất amiăng, PCB, PCT bị cấm, hoá chất gây thủng tầng ozon (bị cấm từ năm 2015. Cùng một số yêu cầu khắt khe khác về bao bì, nhãn mác sản phẩm. Ngoài ra, công ƣớc về việc cấm buôn bán các giống loài có nguy cơ tuyệt chủng (CITES), bao gồm cả động thực vật. Chính phủ Việt Nam đã có văn bản cấm một số loại gỗ nhóm 1 và nhóm 2 không đƣợc phép xuất khẩu.
Ông Trần Kim Long, Phó Vụ trƣởng Vụ Hợp tác quốc tế, Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết nếu chúng ta không đáp ứng yêu cầu của Luật FLEGT về việc kê khai đầy đủ giấy tờ đảm bảo nguồn gỗ hợp pháp thì việc xuất khẩu vào thị trƣờng này sẽ rất khó khăn.
Bảng 3.3: Kim ngạch xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ sang thị trƣờng EU giai đoạn 2003-2009 Đơn vị tính: triệu USD
2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 Kim ngạch 160,74 379,1 457,631 500,23 633,1 791,8 763,7 Tăng trƣởng(%) - 135,85 20,7 9,3 26,5 25,06 -3,54 Nguồn: Tổng cục Thống kê
Qua Bảng 3.3 số liệu trên đã chứng tỏ xuất khẩu sản phẩm gỗ vào EU không ngừng tăng trƣởng, tuy là mức tăng này không ổn định giữa các năm: Năm 2005 so với 2004 tăng 20,7%, năm 2006 so với 2005 tăng 9,3%, năm 2007 so với 2006 tăng 26,5%, năm 2008 so với 2007 tăng 25,06%, năm 2009 so với 2008 giảm 3,54%. Kim ngạch xuất khẩu sản phẩm gỗ của Việt Nam vào thị trƣờng EU trong năm 2010