1.2.1 .Ngân sách NN, NSNN cấp huyện
1.3. Kinh nghiệm quản lý NSNN cấp huyện tại Việt Nam
1.3.4. Bài học kinh nghiệm
- Kinh nghiệm từ các địa phương cho thấy để quản lý thu NSNN cấp huyện đạt hiệu quả cao cần có các hình thức động viên, khen thưởng các tổ chức, các nhân trong việc nộp thuế, coi đó là tiêu chuẩn thi đua ghi nhận khen thưởng. Để hoạt động thu NSNN đạt hiệu quả cần làm tốt công tác tuyên truyền có bài bản và trình tự, phổ biến chủ trương uỷ nhiệm thu thuế, hợp đồng tuyển chọn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho cán bộ đảm nhiệm thu thuế.
- Để quản lý chi NSNN một cách hiệu quả, không lãng phí cần có sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của các cấp ủy, chính quyền trong huyện. Các cơ quan trong bộ máy tổ chức quản lý NSNN cấp huyện cần tăng cường hướng dẫn, kiểm tra, giám sát chi, bám sát dự toán, bảo đảm cân đối tích cực.
- Trong quá trình quản lý thu, chi NSNN cần kiểm soát chặt chẽ các khoản thu, chi NS, kìm hãm chi tiêu quá mức cần ưu tiên các khoản chi kích hoạt đầu tư của khu vực tư và các khoản chi đảm bảo an sinh xã hội.
- Kiểm tra quyết toán thu chi cần chú trọng đến hiệu quả công tác quản lý thu, chi NSNN. Quá trình lập dự toán, chấp hành dự toán và quyết toán ngân sách.
- Công tác kiểm tra, thanh NSNN luôn coi trọng hàng đầu định hướng phát triển KT-XH.
Kết luận chƣơng 1
Từ tổng quan các cơ sở lý luận và thực tiễn khái quát về quản lý NSNN cho phép học viên rút ra những kết luận như sau:
- Quản lý NSNN cấp huyện là khâu quan trọng trong quản lý NSNN nói chung. Luật NSNN (2002) đã tạo ra những cơ sở pháp lý cho phép tăng cường quản lý NSNN các cấp, song cho đến nay có những vấn đề mang tính lý luận và thực tiễn chưa được xem xét đầy đủ.