Kiểm định tình hình giảng viên trong mẫu nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của hoạt động đãi ngộ nhân sự đến động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường đại học sao đỏ 001 (Trang 63 - 65)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP LUẬN VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.3. Kiểm định tình hình giảng viên trong mẫu nghiên cứu

3.3.1. Về giới tính

Với mẫu phân tích là 195 bảng câu hỏi. Kết quả thống kê về giới tính của mẫu không có sự chênh lệch nhiều giữa nam và nữ. Số lƣợng nam là 88 cán bộ giảng viên chiếm tỷ lệ 45.13% và nữ là 107 cán bộ giảng viên chiếm tỷ lệ là 54.87%.

Có sự chênh lệch giữa nam và nữ là do tính ổn định của nghề giáo viên. Thƣờng tâm lý phụ nữ thích ổn định hơn nên lựa chọn vào ngành giáo cao hơn so với nam. Tuy nhiên, trƣờng Đại học Sao Đỏ là trƣờng đào tạo đa ngành, đa nghề. Hiện nay trƣờng có 10 khoa trong đó có 4 khoa thuộc khối kỹ thuật là Cơ khí, Điện, Điện tử và Ô tô, cán bộ giảng viên các khoa này chủ yếu là nam do đặc thù ngành nghề. 4/10 khoa có tỷ lệ giảng viên nữ khá cao cũng do đặc thù ngành nghề là Kinh tế, Du lịch và Ngoại ngữ, May và giáo dục chính trị. Vì vậy, số lƣợng cán bộ giảng viên nam và nữ trong trƣờng khá đồng đều là hợp lý.

3.3.2. Về độ tuổi

Qua quan sát mẫu nhận thấy ngƣời có độ tuổi nhỏ nhất tham gia khảo sát là 25 và lớn nhất là 53. Tác giả chia các mức độ tuổi thành 3 nhóm. Nhóm 1 từ 25-34 tuổi; nhóm 2 từ 35 đến 44; nhóm 3 có độ tuổi > 45. Kết quả khảo sát nhận đƣợc là: số lƣợng cán bộ giảng viên thuộc nhóm 1 là 93 giảng viên, thuộc nhóm 2 khá ít là 45 giảng viên và nhóm 3 là 57 giảng viên. Tỷ lệ giữa các nhóm thể hiện ở biểu đồ cơ cấu độ tuổi cho thấy số lƣợng cán bộ giảng viên trẻ từ 25 đến 34 chiếm tỷ lệ lớn nhất ở trƣờng 47.7%, tỷ lệ giảng viên có độ tuổi >45 cao thứ 2 và số lƣợng giảng viên có độ tuổi từ 35-44 chiếm tỷ lệ ít nhất 23.1%.

3.3.3. Về thâm niên công tác

Mẫu khảo sát cho thấy số năm công tác của cán bộ giảng viên rải rác từ 1 đến 15 năm. Để dễ dàng nghiên cứu về thâm niên công tác, biến số năm công tác đƣợc chia thành 3 nhóm: nhóm 1 từ 1 đến 5 năm, nhóm 2 từ 6 đến 10 năm và nhóm 3 là >10 năm.

Xét về thời gian công tác cho thấy mẫu nghiên cứu chủ yếu là cán bộ giảng viên có thâm niên công tác từ 6 – 10 năm chiếm tỷ lệ gần 60%, trong khi số cán bộ giảng viên có tuổi nghề cao > 10 năm chỉ đạt 13.86%. Điều này cho thấy số liệu khá phù hợp với nhân tố độ tuổi của mẫu.

3.3.4. Về trình độ

Điều tra thông qua bảng câu hỏi cho kết quả tới 185 cán bộ giảng viên trong mẫu có trình độ thạc sĩ chiếm gần 95%, chỉ có 10 cán bộ giảng viên có trình độ tiến sĩ chiếm tỷ lệ rất thấp 5%. Điều này là hoàn toàn hợp lý với tình hình chung về trình độ của cán bộ giảng viên trong toàn trƣờng (Bảng 3.2.1.). Mặc dù, năm 2013 số lƣợng cán bộ giảng viên chƣa đạt trình độ thạc sĩ vẫn là 20/289 ngƣời nhƣng tới năm 2014, đảm bảo trình độ đào tạo hệ đại học phải đạt trình độ thạc sĩ trở lên nên những giảng viên này đƣợc bố trí công tác khác không phải giảng dạy. Do đó, số liệu điều tra cũng hoàn toàn phù hợp với thực tế.

Nhƣ vậy, mẫu quan sát chủ yếu là cán bộ giảng viên trẻ cả về tuổi đời và tuổi nghề và không bị ảnh hƣởng bởi nhân tố giới tính. Trình độ chủ yếu của mẫu nghiên cứu là thạc sĩ.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) sự tác động của hoạt động đãi ngộ nhân sự đến động lực làm việc của cán bộ giảng viên trường đại học sao đỏ 001 (Trang 63 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)