Hiện trạng sử dụng đất chưa sử dụng huyện Triệu Sơn năm 2018

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Trang 49 - 87)

STT Loại đất hiệu Diện tích (ha) Tỷ lệ (%) 1 Nhóm đất chưa sử dụng CSD 307,50 100 1.1 Đất bằng chưa sử dụng BCS 251,96 81,94

1.2 Đất đồi núi chưa sử dụng DCS 1,55 0,50

1.3 Núi đá không có rừng cây NCS 53,99 17,56

3.2.2. Tình hình công tác quản lý đất đai tại huyện Triệu Sơn

3.2.2.1. Ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý, sử dụng đất đai và tổ chức thực hiện các văn bản

Thực hiện Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định, các Thông tư hướng dẫn thi hành Luật Đất đai năm 2013. Trong thời gian qua UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành nhiều văn bản quy phạm pháp luật có liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất đai.

Trên cơ sở Luật Đất đai năm 2013 và các văn bản quy định, hướng dẫn thi hành Luật đất đai của Chính phủ, của UBND tỉnh. UBND huyện Triệu Sơn đã tổ chức triển khai thực hiện, đồng thời ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền để phục vụ cho công tác quản lý Nhà nước về đất đai trên địa bàn huyện, như: Bảng giá đất thời kỳ 2015-2019, Quyết định về quy định hạn mức đất ở, Quyết định thu hồi, quyết định giao đất, quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân, quyết định giải quyết khiếu nại, tranh chấp quyền sử dụng đất nhằm góp phần đưa công tác quản lý đất đai ở địa phương từng bước đi vào nền nếp, đúng pháp luật.

3.2.2.2. Xác định địa giới hành chính, lập và quản lý hồ sơ địa giới hành chính, lập bản đồ hành chính

Huyện Triệu Sơn đã thực hiện Chỉ thị 364/HĐBT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) về việc xác định địa giới

hành chính ở cấp xã, phường, thị trấn thống nhất rõ ràng, xác định bằng các yếu tố địa vật cố định hoặc các điểm mốc giới và được chuyển vẽ lên bản đồ.

Theo đó, đất đai được quản lý theo đơn vị hành chính trong toàn huyện gồm 35 đơn vị hành chính cấp xã, thị trấn. Trong quá trình thực hiện Chỉ thị 364, đã cắm mốc giới thực địa và xác định trên bản đồ góp phần ổn định trật tự an toàn xã hội, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý điều hành chung trong toàn huyện.

3.2.2.3. Khảo sát, đo đạc, đánh giá, phân hạng đất; lập bản đồ địa chính, bản đồ hiện trạng sử dụng đất và bản đồ quy hoạch sử dụng đất

- Công tác lập bản đồ địa chính.

Trên địa bàn huyện Triệu Sơn bản đồ địa chính được phân ra làm 5 giai đoạn: - Giai đoạn thứ nhất lập theo Chỉ thị 299/TTg, việc đo vẽ hoàn thiện bản đồ hoàn thiện vào các năm 1986 và 1987, hồ sơ lưu trữ là bản đồ giấy và sổ giao ruộng đất.

Hệ thống bản đồ giấy lập theo Chỉ thị 299/TTg năm 1986, năm 1987, năm 1997, năm 1998 hiện nay còn chủ yếu để phục vụ công tác xác định nguồn gốc đất, loại đất để cấp giấy chứng nhận, giải quyết đơn thư khiếu nại, hệ thống hồ sơ địa chính, sổ địa chính, sổ mục kê, sổ theo dõi biến động đã được lập nhưng chưa đầy đủ.

Hệ thống lưu trữ hồ sơ đất đai của công dân không theo dõi được, chưa cập nhật lưu trữ trên hệ thống cơ sở dữ liệu.

- Giai đoạn thứ hai đo vẽ vào các năm 1997, 1998 hồ sơ lưu trữ thời kỳ này cũng đang là bản đồ giấy kèm theo sổ mục kê.

- Giai đoạn thứ ba được đo vẽ vào năm 2005 và 2006 trên địa bàn 36 xã, hồ sơ hoàn thiện lưu trữ dưới dạng bản đồ giấy, sổ mục kê và file số.

- Giai đoạn thứ tư vào năm 2010, 2012 đo đạc xong bản đồ địa chính trên địa bàn 36 xã của huyện Triệu Sơn, hồ sơ hoàn thiện và lưu trữ dưới dạng bản đồ giấy, bản đồ số, sổ mục kê và file số.

- Giai đoạn thứ năm vào năm 2014 đến nay đang triển khai thu thập thông tin và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và tài sản khác gắn liền để xây dựng cơ sở dữ diệu điạ chính của huyện, hệ thống đang dần hoàn thiện và đi vào vận hành, tất cả các dữ liệu không gian và thuộc tính được quản lý bởi phần mềm TMV.LIS. Đến cuối năm 2018 huyện Triệu Sơn đã và đang thực hiện được 60% công việc về xây dựng cơ sở dữ liệu.

- Công tác lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất.

Được thực hiện trong quá trình kiểm kê đất đai và được lập dưới dạng số. Thực hiện Kiểm kê đất đai năm 2010 và năm 2015, huyện Triệu Sơn đã xây dựng

được bản đồ hiện trạng sử dụng đất cho 100% số đơn vị hành chính trong toàn huyện theo đúng quy định của ngành.

- Công tác lập bản đồ quy hoạch sử dụng đất.

Cấp huyện và các xã, thị trấn đã ứng dụng và xây dựng theo qui trình của việc lập bản đồ hiện trạng và trên nền bản đồ hiện trạng đã tiến hành lập bản đồ quy hoạch cho các cấp. Đến nay có 36/36 xã, thị trấn được xét duyệt quy hoạch sử dụng đất gắn với quy hoạch nông thôn mới giai đoạn 2010-2020

- Điều tra, đánh giá, phân hạng đất và định giá đất.

+ Công tác đánh giá, phân hạng đất trên địa bàn huyện chưa được thực hiện một cách đồng bộ, chỉ mới thực hiện thí điểm tại một số nơi trên địa bàn toàn huyện, nên việc sử dụng đầu tư, cải tạo và bồi bổ đất đai chưa được quan tâm đúng mức.

+ Ủy ban nhân dân huyện Triệu Sơn đã kịp thời chỉ đạo ủy ban nhân dân các xã, thị trấn và các phòng chuyên môn điều tra xây dựng bảng giá các loại đất trình UBND tỉnh ban hành Quyết định số 4545/2014/QĐ-UBND ngày 18/12/2014 về việc quy định bảng giá đất thời kỳ 2015-2019 trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.

+ Việc định giá đất trên địa bàn huyện theo các quyết định của UBND tỉnh ban hành là căn cứ để tính thuế chuyển quyền sử dụng đất, thu lệ phí trước bạ, thu tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, tính giá trị tài sản khi giao đất, bồi thường thiệt hại khi thu hồi đất,…

3.2.2.4. Công tác quản lý quy hoạch và kế hoạch sử dụng đất

- Công tác quản lý xây dựng theo quy hoạch được tăng cường, tạo điều kiện thuận lợi cho tổ chức, công dân thực hiện quyền và nghĩa vụ theo quy định. Phần lớn các công trình hạ tầng kỹ thuật và xã hội xây dựng mới đúng với quy hoạch đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt và định hướng phát triển đô thị, kiểu dáng kiến trúc ngày càng phong phú.

- UBND huyện Triệu Sơn giao cho phòng Tài nguyên và Môi trường là cơ quan thường trực tham mưu quản lý về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất. Tuy nhiên, việc quản lý quy hoạch còn hạn chế, chất lượng đạt được chưa cao nên việc quản lý đất đai theo quy hoạch, kế hoạch trên địa bàn huyện gặp nhiều khó khăn. Hiện nay, huyện vừa thực hiện quy hoạch sử dụng đất vừa thực hiện quy hoạch xây dựng do đó có sự điều chỉnh trong quá trình thực hiện quy hoạch, có nhiều công

trình, dự án phải bổ sung quy hoạch mới thực hiện được các thủ tục giao đất nên thường bị kéo dài thời gian.

3.2.2.5. Quản lý việc giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất

Sau khi Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất được thành lập, công tác đăng ký quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất cấp huyện thực hiện cho hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư. Sự ra đời của Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất không chỉ hoàn thiện cơ cấu bộ máy tổ chức của ngành theo luật định mà còn thúc đẩy công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, lập và quản lý hồ sơ địa chính; đồng thời đưa công tác này ngày càng chuyên nghiệp hóa và đi vào nề nếp.

- Về cập nhật và chỉnh lý hồ sơ địa chính.

Thực hiện Thông tư số 24/2014/TT-BTNMT ngày 19/5/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về hồ sơ địa chính. Từ năm 2014 đến nay huyện Triệu Sơn đã chỉ đạo Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thực hiện việc cập nhật, chỉnh lý bộ hồ sơ địa chính: Bản đồ địa chính, sổ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, sổ đăng ký biến động đất đai và tài sản gắn liền với đất,… riêng sổ địa chính, sổ mục kê hiện nay chưa được cập nhật một cách đầy đủ và chưa kịp thời với lý do trong thời gian vừa qua trên địa bàn huyện Triệu Sơn khối lượng công việc rất lớn, có hơn hàng trăm dự án nên đã ảnh hưởng tới nội dung về cập nhật chỉnh lý hồ sơ địa chính.

- Về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

Theo số liệu Báo cáo của Văn phòng đăng ký QSD đất huyện Triệu Sơn tính đến năm 2018 tổng diện tích đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đạt tỷ lệ 88,43%.

Bảng 3.5. Tình hình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng của huyện Triệu Sơn đến năm 2018

TT Đơn vị hành chính cấp xã

Diện tích tự nhiên

(ha)

Diện tích cấp giấy Số giấy cấp lần đầu Diện tích cần cấp (ha) Diện tích đã cấp (ha) Diện tích chưa cấp (ha) Tỷ lệ % diện tích đã cấp giấy Tổng số giấy cần phải cấp (giấy) Tổng số giấy đã cấp (giấy) Tổng số giấy chưa cấp (giấy) Tỷ lệ % giấy đã cấp (1) (2) (3) (4) (5) (6) (7) (8) (9) (10) (11) 1 Thị Trấn Triệu Sơn 180,00 95,04 89,15 5,89 93,80 3.055 2.868 187 93,88 2 Đồng Tiến 743,22 476,99 470,23 6,76 98,58 4.191 4.069 122 97,09 3 Đồng Thắng 679,41 290,91 275,00 15,91 94,53 2.879 2.658 221 92,32 4 Đồng Lợi 573,57 398,30 395,75 2,54 99,36 3.904 3.854 50 98,72 5 Khuyến Nông 711,81 511,32 507,08 4,24 99,17 4.437 4.351 86 98,06 6 Tiến Nông 553,40 409,35 331,85 77,50 81,07 3.174 1.931 1.243 60,84 7 Tân Ninh 2.120,44 1.197,01 1.158,07 38,94 96,75 5.492 4.852 640 88,35 8 Thái Hoà 1.687,91 963,50 921,11 42,39 95,60 4.695 4.406 289 93,84 9 Vân Sơn 1.554,69 937,84 925,16 12,68 98,65 4.357 4.046 311 92,86 10 Nông Trờng 540,86 430,13 332,64 97,49 77,33 3.603 2.647 956 73,47 11 An Nông 472,74 290,32 277,95 12,36 95,74 3.295 3.028 267 91,90 12 Dân Lý 674,61 441,10 420,94 20,15 95,43 4.552 4.113 439 90,36 13 Dân Quyền 1.090,91 762,83 537,68 225,15 70,48 5.111 3.307 1.804 64,70 14 Dân Lực 828,17 504,96 491,22 13,74 97,28 4.417 4.297 120 97,28 15 Minh Dân 320,55 216,56 210,25 6,31 97,09 2.143 1.920 223 89,59 16 Minh Châu 348,85 254,75 253,07 1,69 99,34 2.850 2.823 27 99,05 17 Minh Sơn 666,39 457,81 304,96 152,85 66,61 3.188 2.380 808 74,65 18 Thọ Tân 711,45 534,82 522,90 11,92 97,77 2.989 2.607 382 87,22 19 Thọ Thế 559,91 339,32 331,13 8,19 97,59 2.903 2.701 202 93,04 20 Thọ Phú 478,83 276,04 257,62 18,42 93,33 2.800 2.359 441 84,25 21 Thọ Vực 351,47 229,61 217,99 11,62 94,94 2.829 2.575 254 91,02 22 Xuân Lộc 327,72 201,43 195,03 6,40 96,82 2.231 2.063 168 92,47 23 Xuân Thịnh 476,01 317,88 282,80 35,09 88,96 3.108 2.508 600 80,69

24 Xuân Thọ 570,02 422,35 122,87 299,48 29,09 2.843 1.023 1.820 35,98 25 Thọ Dân 606,86 383,39 327,61 55,77 85,45 4.319 3.585 734 83,01 26 Thọ Ngọc 691,77 548,17 533,81 14,36 97,38 3.763 3.519 244 93,52 27 Thọ Cường 596,44 540,50 516,94 23,56 95,64 2.712 2.603 109 95,98 28 Thọ Tiến 863,67 785,29 465,39 319,90 59,26 3.273 2.445 828 74,70 29 Hợp Lý 905,89 762,78 686,30 76,48 89,97 3.502 2.810 692 80,24 30 Hợp Tiến 664,84 524,94 413,18 111,76 78,71 2.960 1.805 1.155 60,98 31 Hợp Thành 668,48 523,92 516,09 7,83 98,50 3.762 3.556 206 94,52 32 Hợp Thắng 946,94 574,19 566,62 7,58 98,68 3.860 3.461 399 89,66 33 Triệu Thành 1.125,06 961,51 748,54 212,97 77,85 3.104 2.357 747 75,93 34 Thọ Bình 1.833,57 1.600,52 1.185,01 415,51 74,04 4.859 3.031 1.828 62,38 35 Thọ Sơn 1.173,75 905,11 880,33 24,78 97,26 2.816 2.380 436 84,52 36 Bình Sơn 1.704,30 1.793,17 1.777,98 15,20 99,15 1.761 708 1.053 40,20 Tổng 29.004,51 20.863,67 18.450,27 2.413,41 88,43 125.737 105.646 20.091 84,02

Đến thời điểm hiện nay, trên địa bàn huyện Triệu Sơn vẫn còn trường hợp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do các nguyên nhân chủ yếu sau: Các trường hợp sử dụng đất ở có nguồn gốc do UBND cấp xã giao đất trái thẩm quyền nhưng hiện nay không có giấy tờ để chứng minh đã nộp tiền sử dụng đất vào ngân sách xã; các trường hợp sử dụng đất nông nghiệp do quá trình chuyển đổi ruộng đất theo Chỉ thị số 08-CT/TU ngày 08/5/2012 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hóa về đẩy mạnh vận động nông dân “dồn điền đổi thửa” và khuyến khích tích tụ ruộng đất để phát triển sản xuất quy mô lớn trong nông nghiệp, đất nông nghiệp có nhiều biến động, trong khi đó công tác cập nhật, chỉnh lý bản đồ địa chính thiếu đồng bộ nên phải đo đạc lại hệ thống bản đồ địa chính gắn với việc triển khai Dự án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia.

3.2.2.6. Quản lý việc bồi thường, hỗ trơ, tái định cư khi thu hồi đất

Trong những năm vừa qua trên địa bàn huyện Triệu Sơn việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi thu hồi đất là một trong những yếu tố quan tâm hàng đầu, hàng trăm dự án lơn nhỏ diễn ra trên địa bàn huyện, đặc biệt trên địa bàn có Khu kinh tế Lam Sơn Sao Vàng với trọng điểm là nhà máy chế biến thực phẩm và khu trồng cây ăn quả, rau sạch công nghệ cao. Ngoài ra còn nhiều khu đô thị thu hồi hàng trăm ha đất như khu đô Thị Sao Mai, khu đô Thị Nưa nên có hàng trăm hộ dân phải di chuyển nơi ở đến vùng tái định cư, việc bồi thường, hỗ trơ, tái định cư tạo công an việc làm cho các hộ dân là điều hết sức quan trọng, nhiều chủ trương chính sách đã được đưa ra để giải quyết kịp thời cho người dân có đất bị thu hồi.

3.2.2.7. Đăng ký đất đai, lập và quản lý hồ sơ địa chính, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

Trong những năm vừa qua việc đăng ký đất đai, lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đã được các cấp chính quyền từ huyện đến cơ sở hết sức quan tâm. Người dân đã phần nào ý thức được quyền lợi nghĩa vụ của người sử dụng đất, do đó đã chủ động hơn trong việc đăng ký làm thủ tục hồ sơ về cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Tính đến thời điểm hiện tại trên địa bàn huyện có tất cả 36/36 xã thị trấn đã có bản đồ số.

3.2.2.8. Thống kê, kiểm kê đất đai

Công tác thống kê, kiểm kê đất đai được thực hiện theo đúng quy trình, hướng dẫn của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Thống kê theo định kỳ hàng năm và

kiểm kê theo định kỳ 5 năm; năm 2010 thực hiện theo Chỉ thị số 618/CT-TTg ngày 15/5/2009 của Thủ tướng Chính phủ về kiểm kê đất đai; năm 2015 thực hiện theo Chỉ thị số 21/CT-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ. Từ năm 2015, 2016 công tác thống kê, kiểm kê đất đai được tiến hành theo Thông tư số 28/2014/TT-BTNMT, ngày 02/6/2014 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định về thống kê, kiểm kê đất đai và lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất. Kiểm kê đất đai năm 2015 đã hoàn thành, số liệu phục vụ kịp thời cho việc đánh giá tình hình sử dụng đất của các cấp, các ngành đặc biệt làm cơ sở cho việc điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2020 và kế hoạch sử dụng đất kỳ cuối của huyện.

3.2.2.9. Xây dựng hệ thống thông tin đất đai

Trong những năm qua việc xây dựng hệ thống thông tin đất đai cũng đã được nhận được sự quan tâm của các cấp các nghành trên địa bàn toàn huyện, tuy nhiên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Trang 49 - 87)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(87 trang)