Chương 1 : TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu
- Lựa chọn 3 xã, thị trấn trên địa bàn huyện (nơi phát triển nhất và nơi đang phát triển, vị trí địa lý của địa bàn cần nghiên cứu) để đánh giá việc thực hiện các
giao dịch bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của người sử dụng đất, như sau:
+ Thị Trấn Triệu Sơn (đại diện cho khu vực trung tâm hành chính sự
nghiệp, nơi có mật độ dân số đông, dân trí cao, kinh tế phát triển mạnh, giá trị đất lớn nhất).
+ Xã Dân Lý (đại diện cho khu vực đang phát triển)
+ Xã Thọ Tân (đại diện cho khu vực phát triển trung bình) - Lựa chọn 3 ngân hàng trên địa bàn huyện Triệu Sơn
+ Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam – chi nhánh Triệu Sơn, Thanh Hóa (Đại diện là ngân hàng cho người vay với lãi suất thấp nhất toàn huyện)
+ Ngân hàng TMCP công thương Việt Nam chi nhánh Triệu Sơn Thanh Hóa (Đại diện cho ngân hàng có thủ tục thế chấp nhanh chóng)
+ Ngân hàng Hợp tác xã Việt Nam chi nhánh Triệu Sơn Thanh Hóa (Đại
diện là ngân hàng cho người dân vay vốn với nhiều mức ưu đãi lớn) để điều tra, đánh giá các hoạt động giao dịch bảo đảm và công tác đăng ký giao dịch bảo đảm bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất. Các ngân hàng này là các tổ chức tín dụng có nhiều hộ gia đình, cá nhân nhất đã thực hiện giao dịch bảo đảm và đã đăng ký giao dịch tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Triệu Sơn.
2.3.2. Phương pháp điều tra thu thập số liệu *. Đối với số liệu thứ cấp *. Đối với số liệu thứ cấp
Các số liệu, tài liệu về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội, tình hình quản lý và sử dụng đất, báo cáo về tình hình thực hiện công tác giao dịch đảm bảo bằng Quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất được thu thập tại UBND các xã, huyện và các phòng, ban chức năng của huyện Triệu Sơn. Ngoài ra, số liệu về đăng ký giao dịch bảo đảm còn được thu thập tại Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thanh Hóa.
*. Đối với số liệu sơ cấp
- Điều tra ngẫu nhiêu các hộ gia đình, cá nhân đã trực tiếp thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm tại Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất huyện Triệu Sơn bằng phiếu điều tra in sẵn. Các tiêu chí điều tra gồm các thông tin về mục đích vay; mức
tiền muốn vay theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà; ngân hàng cho vay; diện tích đất, diện tích sàn nhà; thủ tục đăng ký; các thông tin khác về cầm cố, đặt cọc. Tổng số phiếu điều tra 150 tại 3 xã, thị Trấn nghiên cứu (50 phiếu/xã, thị trấn).
- Điều tra ngẫu nhiên 15 cán bộ ngân hàng làm công tác tín dụng đã thực hiện thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảo tại Văn phòng ĐKQSDĐ thay cho người vay tiền thế chấp bằng quyền sử dụng đất. Các cán bộ tín dụng được hỏi làm việc tại 03 ngân hàng có nhiều nhất số người dân đến vay tiền (mỗi ngân hàng điều tra 5 cán bộ tín dụng). Các tiêu chí điều tra gồm mức tiền ngân hàng cho vay (theo tỷ lệ phần trăm giá trị quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà); căn cứ cho vay; sự đơn giản, phức tạp của thủ đăng ký thế chấp; và nên hay không nên đăng ký thế chấp tại tại Văn phòng Đăng ký.
2.3.3. Phương pháp xử lý số liệu
Các số liệu thu thập được xử lý bằng phần mềm Microsoft Office Excel 2017. Trên cơ sở đó tổng hợp theo từng nội dung và thể hiện kết quả ở dạng bảng biểu.
2.3.4. Phương pháp so sánh
Trên cơ sở số liệu tổng hợp tình hình thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất trên địa bàn huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa tiến hành so sánh các hoạt động giao dịch bảo đảm để làm rõ sự phát triển của hoạt động này qua từng năm trên địa bàn huyện Triệu Sơn.
Chương 3
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội của huyện Triệu Sơn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên và các nguồn tài nguyên thiên nhiên
3.1.1.1. Vị trí địa lý
Triệu Sơn là huyện bán sơn địa nằm ở phía Tây tỉnh Thanh Hoá, ở vị trí chuyển tiếp giữa các huyện đồng bằng và miền núi:
Phía Bắc giáp huyện Thọ Xuân và huyện Thiệu Hoá. Phía Tây giáp huyện Thường Xuân và huyện Như Thanh. Phía đông giáp huyện Đông Sơn.
Phía Nam giáp huyện Nông Cống.
Hình 3.1 Địa điểm nghiên cứu huyện Triệu Sơn
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Triệu Sơn đa dạng về địa hình cho phép phát triển nông nghiệp toàn diện, Mặt khác đặc điểm địa hình thường hay gây hạn hán, úng lụt các tiểu vùng trên địa huyện. Địa hình thấp dần từ Tây Bắc xuống Đông Nam chia làm hai vùng rõ rệt: Trung du - miền núi và vùng đồng bằng. Núi nưa có độ dốc cao lớn đột ngột cùng với độ cao của dãy núi đá nên thường gây úng lụt tại
các xã Xuân Thọ, Dân Quyền, Hợp Lý, Thọ Tiến, Hợp Thắng và Tam Đồng (Đồng Tiến, Đồng Thắng, Đồng Lợi).
3.1.1.3. Khí hậu
Triệu Sơn thuộc vùng trung du miền núi của tỉnh Thanh Hoá trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa; mùa hè nóng ẩm, mưa nhiều và chịu ảnh hưởng của gió phương Tây Nam khô nóng; mùa đông lạnh ít mưa. Nhìn chung khí hậu thời tiết khá phù hợp cho sinh trưởng, phát triển cây trồng, vật nuôi, thuận lợi cho thâm canh tăng vụ. Lượng mưa trung bình hàng năm 1.750 mm, mưa tập trung từ tháng 5 đến tháng 10, các tháng này chiếm tới 85,6% lượng mưa cả năm. Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Mưa lớn nhất 1.130 mm vào tháng 9, ít nhất thậm chí xuống tới 0 mm vào tháng 1, tháng 2 năm sau. Các cơn bão nhiệt đới đổ bộ vào đất liền với tốc độ gió lớn nhất trong bão: 45 m/giây; gió mùa đông bắc tới 27 m/giây; Bão thường kéo theo mưa to, rất to. Những ảnh hưởng của mưa, gió bão gây khó khăn cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
3.1.1.4. Thủy văn
Triệu Sơn thuộc tiểu vùng thuỷ văn sông Chu với hai sông chính sông Hoàng và sông Nhơm diện tích lưu vực 23,62 km2. Trong mùa lũ tình trạng úng ngập ở các vùng ven sông Hoàng và sông Nhơm là khá nghiêm trọng. Sông Hoàng phần chảy vào huyện là 40 km, có đặc điểm bị uốn khúc, độ dốc thấp. tổng lượng dòng chảy cả năm qua huyện 594.106 m3. Sông Nhơm bắt nguồn từ Như Thanh chảy vào địa bàn huyện là 31 km, độ dốc thấp tổng lưu lượng dòng chảy cả năm qua huyện là 378.106 m3. Những đặc điểm trên đây khiến cho độ dốc của mặt nước thường rất nhỏ tốc độ truyền lũ bé gây ra úng ngập đối với huyện Triệu Sơn nhất là những năm mưa úng nhiều. Hệ thống sông Chu cùng với hồ đập đã và đang đáp ứng nguồn nước cho sản xuất và sinh hoạt của nhân dân trong huyện. Toàn huyện có 5 hệ thống trạm bơm: Trạm bơm Tân Ninh; Thọ Ngọc; Dân Quyền; Đông tiến; trạm bơm Thị trấn và 3 hệ thống kênh mương N7; N8; N9 đủ để phục vụ tưới tiêu cho các xã vùng đồng bằng; tuy nhiên do địa hình không bằng phẳng nên các xã vùng đồi núi vẫn chưa có hệ thống thuỷ lợi
3.1.1.5. Tài nguyên đất
Căn cứ số liệu điều tra năm 2000 của tỉnh Thanh Hoá theo phương pháp FAO- UNESCO, trên địa bàn huyện có 6 nhóm đất chính như sau:
- Đất phù sa - Fluvisols (FL): Tổng diện tích là 18847,54 ha được chia thành các nhóm phụ và đơn vị phụ như sau:
+ Đất phù sa biến đổi chua: Diện tích là 1.548,89 ha
+ Đất phù sa biến đổi bảo hoà Bazơ: Diện tích là 5.456,42 ha + Đất phù sa biến đổi kết von nông: Diện tích là 1.900,41 ha + Đất phù sa biến đổi glây nông : Diện tích 934,43 ha + Đất phù sa biến đổi chua glây sâu: Diện tích là 458,27 ha + Đất phù sa bão hoà bazơ điển hình: Diện tích 146,64 ha. + Đất phù sa glây chua: Diện tích 102,57 ha
Đất phù sa biến đổi thường được hình thành ở những vùng đất có địa hình cao, vàn cao hoặc vàn thấp. Địa hình khá bằng phẳng, độ dốc cấp I. tiêu nước dễ dàng đất từ thịt nặng; thịt trung bình; thịt nhẹ ít tơi xốp vừa, từ mầu nâu vàng nhạt xen xám xanh. Cấu trúc đất thường dạng viên, cục trên chân ruộng trồng màu ở ruộng trồng lúa có cấu trúc dạng tảng. Phân bố ở hầu hết các xã trong huyện nhờ sự bồi đắp của hệ thống sông suối. Những đất được hình thành từ dải vật liệu lắng đọng của sông, ao hồ được bồi đắp phù sa kiểu như lũ lụt hay tưới nước phù sa. Đất phù sa biến đổi glây phân bố ở địa hình thấp hơn nên chỉ trồng lúa, đất phù sa biến đổi glây phân bố ở địa hình cao hơn có thể bố trí hai vụ một lúa, một màu.
- Nhóm đất Glây- Gléyols (GL): diện tích là 376,08 ha . Phân bổ ở các có địa hình bằng phẳng và trũng Nhóm đất đen: Điển hình đá lẫn nông diện tích là 1523,74 ha được hình thành tích luỹ xác hữu cơ từ các sườn đồi núi. đọng lại ở các thung lũng. Phân bố ở các xã đồi núi thấp, địa hình dốc cấp IV độ xói mòn khá mạnh, khó thoát nước thành phần cơ giới trung bình, tơi xốp
- Nhóm đất xám (AC): Diện tích 4,293,13 ha - Nhóm đất đỏ (FR) diện tích là 1.070,28 ha - Nhóm đất tầng mỏng (LP) diện tích là 801,84 ha
3.1.2. Khái quát về thực trạng phát triển kinh tế - xã hội
Phát triển kinh tế
Từ khi đổi mới kinh tế huyện Triệu Sơn có bước phát triển tương đối khá, các hoạt động dịch vụ thương mại đem lại nguồn lợi căn bản cho huyện. Tốc độ tăng trưởng kinh tế năm năm 2015 đạt 10,5%. Cho đến năm 2018 tốc độ phát
triển kinh tế của huyện đạt 11,50%. Trong đó: Công nghiệp xây dựng chiếm 26,70%; Nông - lâm nghiệp- thuỷ sản chiếm 42,10%; dịch vụ chiếm 31,20%.
Dân số, lao động
Dân số: Năm 2018 dân số toàn huyện là 225.167 người với 52.737 hô, bình quân 4,27 người/ hộ. Dân tộc kinh chiếm đa số với 98% dân số. Có 02 dân tộc ít người là dân tộc Mường, dân tộc Thái, cùng sinh sống trên địa bàn huyện Triệu Sơn, với 2% dân số. Năm 2015 dân số Nông nghiệp là 189.370 người, đến năm 2008 là 187.874 người (83,26% dân số toàn huyện), có 43.180 hộ chiếm 81,88% số hộ trên toàn huyện, bình quân 4,35 người/ hộ.
Dân số phi nông nghiệp và quy mô hộ ở thị trấn và trung tâm xã, cụm xã ngày càng cao hơn. Năm 2015 có 34.148 người với 5.535 hộ. Năm 2018 là 37.293 người với 6.158 hộ Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2018 là 0,73%, dự kiến tỷ lệ tăng dân số tự nhiêm năm 2010 là 0,69%. Điều đó chứng tỏ công tác kế hoạch hoá gia đình ngày càng tốt hơn, việc chăm sóc y tế có tiến bộ hơn,
Lao động: Dân số Triệu sơn thuộc loại có độ tuổi trung bình trẻ, số người trong độ tuổi lao động có chiều hướng tăng dần: Năm 2015 là 83.164 lao động Năm 2018 là 95.864 lao động Tỷ lệ lao động đang làm việc trên/ tổng số người trong độ tuổi lao động là 74,2% (số liệu năm 2018), số người không có việc làm ngày càng tăng. Lực lượng lao động, lực lượng lao động được đào tạo nghề chiếm tỷ lệ thấp, là 39,7%, chủ yếu làm việc ở các cơ quan nhà nước, lao động trong nông- lâm nghiệp chưa được quan tâm đào tạo và tiếp thu khoa học kỹ thuật.
Lao động nông nhàn chiếm khoảng 30% quỹ thời gian lao động, số lao động năm 2018 làm việc trong ngành sản xuất nông, lâm nghiệp chủ yếu khoảng 72.624 người chiếm tới 75% tổng số lao động đang làm việc, tỷ lệ này đang có chiều hướng gia tăng, nhưng không lớn
3.1.3. Thực trạng phát triển hạ tầng
Giao thông:
Đến cuối năm 2018 toàn huyện có 16,5 km quốc lộ 47 đi qua đã được thảm nhựa chất lượng cao, tỉnh lộ 514, cầu Thiều đi Sao Vàng, quốc lộ47C, Tỉnh lộ 517, Tỉnh lộ 515C, với tổng chiều dài là 58 km đã được nhự hoá, nhưng độ rộng còn hẹp, chỉ có từ 5m – 6,5 m, đường Nghi Sơn -Sao Vàng với chiều dài 23km đây là tuyến đường trọng tâm kinh tế của huyện. Đường liên xã hơn 220 km, một số tuyến đường
đã được rải nhựa và bê tông hoá, chiều rộng từ 5- 6 m, Một số tuyến đường còn lại được rải cấp phối, lúc mưa gió đi lại còn khó khăn. Đường ô tô vào tận trung tâm của 36/36 xã, thị trấn kể cả ở xã xa trung nhất như xã Bình Sơn.
Tóm lại: hệ thống giao thông trên địa bàn Triệu Sơn đã được đấu tư nâng cấp thành một mạng lưới hoàn chỉnh, tạo điều kiện giao lưu kinh tế giữa các xã với các huyện lân cận.
Thuỷ Lợi:
Hệ thống các công trình thuỷ lợi được quan tâm đầu tư và đã phát huy tác dụng. Tổng diện tích lúa được tưới là 10600 ha, trong đó tưới chủ yếu bằng hệ thống thuỷ nông sông Chu 6251 ha, tưới chủ động bằng Hồ, đập (có 11 xã) 1767 ha trên một vụ. Tưới chống hạn bằng bơm điện là 1886 ha/ vụ, cấp xã đảm nhiệm tưới là 13 xã, với diện tích là 606 ha/vụ. Ngoài ra còn có kênh tưới cấp 1 là 45 km, kênh tưới cấp 2 là 59 km, kệnh tưới cấp 3 kể cả các kênh trạm bơm là 43 km, kênh mương nội đồng hàng trăm km, các kênh tưới đã được kiên cố hoá đến cuối năm 2018 được gần 312 km phục vụ tưới cho hàng trăm ha lúa, màu, vườn tạp.
* Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Nhận xét chung về điều kiện tự nhiên - kinh tế xã hội
Trên cơ sở điều kiện tự nhiên, thực trạng phát triển kinh tế - xã hội trong những năm qua cùng với sự gia tăng dân số, mật độ phân bố dân cư không đồng đều, mức độ sử dụng đất rất khác nhau trong từng khu vực đã và đang tạo nên những áp lực đối với đất đai của huyện. Trong giai đoạn từ nay đến năm 2020, cùng với các chính sách hợp lý khuyến khích đầu tư phát triển các ngành kinh tế; từng bước xây dựng, cải tạo và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng…. theo dự báo trong tương lai sức ép đối với đất đai của huyện cũng sẽ rất lớn. Đây là vấn đề có tính bức xúc trong việc bố trí sử dụng đất của huyện và được thể hiện ở một số mặt sau:
* Thuận lợi
- Kinh tế xã hội huyện những năm vừa qua đã có nhiều chuyển biến tích cực, giá trị sản xuất các ngành đều tăng cao, 3 chương trình kinh tế trọng điểm của huyện được tổ chức thực hiện có hiệu quả.
- Các công trình xây dựng cơ bản phần lớn đã được triển khai đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng.
- Công tác kiểm tra xử lý các trường hợp vi phạm về quản lý bảo vệ rừng được tăng cường, tổ chức được nhiều đợt truy quét lâm tặc trên địa bàn huyện. Thực hiện tốt công tác phòng chống cháy rừng nên trong những năm qua chưa có vụ cháy rừng lớn xảy ra.
- Văn hoá xã hội đã có nhiều tiến bộ. Đặc biệt, đã quan tâm đúng mức công tác chính sách - xã hội.
- Quốc phòng - An ninh được giữ vững.
- Công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật được chú trọng; Mặt trận các đoàn thể quần chúng đã tổ chức nhiều lớp tập huấn, tuyên truyền giáo dục, phổ biến pháp luật.
* Khó khăn
- Tiềm năng thế mạnh của địa phương chưa được khai thác triệt để, các mô hình sản xuất kinh doanh có hiệu quả chưa được nhân rộng một cách hợp lý. Việc chỉ