3.2.1. Quan điểm
Thống nhất nhận thức của Đảng về hệ thống các quan điểm phát triển kinh tế tập thể trong tình hình mới theo Nghị quyết số 13 NQ/TW của Ban chấp hành Trung ƣơng Đảng khoá IX, trong đó, đặc biệt quán triệt những quan điểm sau:
Xây dựng và phát triển các mô hình HTX phải trên cơ sở nghiên cứu, nắm vững tƣ tƣởng Hồ Chí Minh và đƣờng lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nƣớc về HTX, tập hợp và liên kết rộng rãi mọi tầng lớp xã hội, mọi loại hình và tổ chức kinh tế.
Kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là HTX, dựa trên sở hữu của các thành viên và sở hữu tập thể, liên kết rộng rãi những ngƣời lao động, các hộ sản xuất, kinh doanh, các doanh nghiệp nhỏ và vừa thuộc các thành phần kinh tế, không giới hạn quy mô, lĩnh vực, địa bàn (trừ một số lĩnh vực có quy định riêng); phân phối theo lao động, theo vốn góp và mức độ tham gia dịch vụ; hoạt động theo nguyên tắc tự chủ, tự chịu trách nhiệm. Thành viên kinh tế tập thể bao gồm cả thể nhân và pháp nhân, cả ngƣời ít vốn và ngƣời nhiều vốn, cùng góp vốn và góp sức lao động trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và quản lý dân chủ.
Kinh tế tập thể lấy lợi ích kinh tế làm chính, bao gồm lợi ích của các thành viên và lợi ích tập thể, đồng thời coi trọng lợi ích xã hội của thành viên, góp phần xoá đói giảm nghèo, tiến lên làm giàu cho các thành viên, phát triển cộng đồng.
Phát triển kinh tế tập thể lấy trọng tâm là ở khu vực nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở đảm bảo quyền tự chủ của kinh tế hộ, trang trại, hỗ trợ đắc lực cho kinh tế hộ, trang trại phát triển; gắn với tiến trình CNH, HĐH nông nghiệp và xây dựng nông thôn mới; không ngừng phát triển sức sản xuất, hiệu quả và sức cạnh tranh trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế.
Tăng cƣờng sự lãnh đạo của các cấp uỷ Đảng, nâng cao vai trò của Nhà nƣớc trong việc tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế tập thể. Nhà nƣớc ban hành các chính sách trợ giúp kinh tế tập thể trong quá trình xây dựng và
phát triển, thông qua việc giúp đỡ đào tạo, bồi dƣỡng cán bộ, ứng dụng khoa học công nghệ, nắm bắt thông tin, mở rộng thị trƣờng, xây dựng các quỹ hỗ trợ phát triển, giải quyết nợ tồn đọng trƣớc đây, khuyến khích việc tích luỹ và sử dụng có hiệu quả vốn tập thể trong HTX. Phát huy vai trò của Liên minh HTX Việt Nam, của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân trong việc tuyên truyền, vận động quần chúng tham gia kinh tế tập thể, thực hiện tốt Quy chế dân chủ ở cơ sở, bảo đảm công tác kiểm tra, kiểm soát của các thành viên, ngăn ngừa tham nhũng, lãng phí, quan liêu.
Phát triển kinh tế tập thể theo phƣơng châm tích cực nhƣng vững chắc, xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, đi từ thấp đến cao, đạt hiệu quả thiết thực, vì sự phát triển sản xuất, tránh duy ý chí, nóng vội, gò ép, áp đặt; đồng thời không buông lỏng lãnh đạo để mặc cho tình hình phát triển tự phát chậm nắm bắt và đáp ứng nhu cầu về phát triển kinh tế hợp tác của nhân dân.
Những quan điểm trên vẫn đƣợc tiếp tục đƣợc Đảng và Nhà nƣớc quan tâm, thể hiện trong Văn kiện Đại hội đại biểu lần thứ XI nhƣ sau: phát triển nông nghiệp toàn diện theo hƣớng hiện đại, hiệu quả, bền vững. “... phát triển kinh tế hộ, trang trại, tổ hợp tác, HTX nông nghiệp, vùng chuyên môn hóa, khu nông nghiệp công nghệ cao, các tổ hợp sản xuất lớn” [11, tr.195 - 196]. “Đẩy mạnh phát triển kinh tế tập thể với nhiều hình thức đa dạng, mà nòng cốt là hợp tác xã... Khẩn trƣơng hoàn thiện hệ thống luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ, tạo điều kiện cho việc ra đời, phát triển các hợp tác xã, các tổ hợp tác kiểu mới và các mô hình kinh tế tập thể khác theo nguyên tắc tự nguyện, cùng có lợi, có chức năng kinh tế, xã hội, tạo điều kiện phát triển các trang trại ở nông thôn và hình thành hợp tác xã của các chủ trang trại” [11, tr. 208 -209].
3.2.2. Phương hướng
Theo Nghị quyết Đại hội Đảng bộ thành phố Hải Phòng lần thứ XIII: Kinh tế tập thể cần đƣợc tăng cƣờng chỉ đạo phát triển theo chiều sâu, tạo đƣợc sự chuyển biến trên mọi lĩnh vực, nâng cao năng lực quản lý và nguồn nhân lực có kỹ thuật, tích cực đổi mới công nghệ, tăng cƣờng cơ sở vật chất kỹ thuật, nâng cao năng lực
sản xuất kinh doanh, nâng cao nguồn nội lực, tăng dần quy mô, chủ động mở rộng liên kết hợp tác thực hiện hội nhập kinh tế quốc tế. Và trong bản dự thảo kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh thành phố Hải Phòng 5 năm 2011 – 2015 cũng xác định: Kinh tế tập thể với nòng cốt là các hợp tác xã sẽ giảm về số lƣợng, nâng cao về chất lƣợng để có thể áp dụng các tiêu chuẩn quản lý ngày càng tiên tiến hơn. Kinh tế tập thể vẫn tiếp tục đƣợc coi là quan trọng, có vai trò đáng kể cùng với kinh tế nhà nƣớc tạo nên sức mạnh tổng hợp của nền kinh tế quốc dân. Cùng với sự phát triển sản xuất hàng hoá theo hƣớng CNH, HĐH ở nông thôn, kinh tế tập thể - HTX từng bƣớc giữ vai trò quan trọng ở nông thôn.
Để đạt đƣợc những yêu cầu trên, khu vực kinh tế tập thể mà nòng cốt là HTX phải có những chuyển biến mạnh mẽ, cơ bản và tập trung vào những nội dung sau:
- Phát triển HTX phải gắn bó mật thiết, phục vụ thắng lợi đƣờng lối và chiến lƣợc phát triển kinh tế - xã hội của thành phố cũng nhƣ của đất nƣớc.
- Phát triển HTX hƣớng vào đáp ứng những nhu cầu kinh tế, văn hóa, xã hội của đông đảo tầng lớp xã hội và tập hợp, liên kết rộng rãi mọi loại hình và tổ chức kinh tế, đặc biệt chú trọng đối tƣợng là các hộ cá thể và ngƣời lao động.
- Phát triển HTX cần đƣợc mở rộng trong mọi lĩnh vực, ngành nghề mà ngƣời dân có nhu cầu; cần quan tâm đến đặc điểm, điều kiện, thế mạnh của từng huyện, xã.
- Phát triển HTX linh hoạt, đa dạng về hình thức, với nhiều trình độ từ thấp đến cao, từ làm dịch vụ sản xuất, dịch vụ đời sống cho các hộ thành viên đến mở mang ngành nghề, tiến tới kinh doanh tổng hợp.
Về góc độ tổ chức mô hình, hệ thống, củng cố và phát triển HTX, cần tập trung vào các vấn đề sau:
- Tập trung vào củng cố, đổi mới và phát triển các HTX hiện có và phát triển các HTX mới cần đảm bảo các giá trị HTX, bảo đảm HTX là tổ chức của xã viên, do xã viên và vì xã viên.
- Đẩy mạnh liên kết giữa các HTX với nhau cả về mặt kinh tế, xã hội và tổ chức, từng bƣớc hình thành các liên hiệp HTX chuyên ngành, đa ngành vững mạnh
và phát triển với quy mô khác nhau, từ liên hiệp HTX huyện, thành phố tới các HTX liên tỉnh, liên vùng.
Một số hƣớng đổi mới, phát triển HTX nông nghiệp:
Đối với các HTX khá, giỏi cần phát huy hơn nữa kết quả sản xuất kinh doanh đã đạt đƣợc trong những năm trƣớc, đồng thời không ngừng học hỏi, chủ động, sáng tạo mở rộng các hình thức hoạt động, đa ngành đa nghề.
HTX nông nghiệp tập trung vào thực hiện các dịch vụ đầu vào, đầu ra, phục vụ tốt hơn nữa hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ xã viên; gắn sản xuất với chế biến, hƣớng tới xuất khẩu.
Đối với các HTX trung bình và yếu kém, khi tiến hành chuyển đổi, sắp xếp lại cần phải có phƣơng án tối ƣu để thu hồi vốn, tính toán số vốn có khả năng thu hồi đƣợc và nhu cầu vốn để đáp ứng các hoạt động sản xuất kinh doanh của HTX trong thời gian tiếp theo.
Đối với các HTX quá yếu kém hoặc sự tồn tại chỉ là hình thức, cần phải điều tra, nghiên cứu kỹ phƣơng án tổ chức sản xuất, khi các thành viên có nguyện vọng giải thể thì cần chủ động làm thủ tục giải thể theo quy định của Luật HTX và chỉ đạo chuyển sang mô hình hoạt động khác cho phù hợp.