Kinh nghiệm thu hút FDI của tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 42 - 44)

Năm 2013, mặc dù nền kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng vẫn còn nhiều khó khăn, nhƣng tỉnh Đồng Nai vẫn là một trong các địa phƣơng dẫn đầu về thu hút FDI. Tính đến cuối tháng 11/2013, tổng vốn FDI mà Đồng Nai thu hút đƣợc là 1,6 tỷ USD, vƣợt mục tiêu cả năm (0,8 - 1 tỷ USD). Trong đó, 78 dự án đƣợc cấp mới, với tổng vốn đăng ký 834,4 triệu USD, điều chỉnh tăng vốn cho 69 lƣợt dự án với mức vốn tăng là 765,6 triệu USD, đây là những tín hiệu rất lạc quan trong thu hút FDI vào địa bàn tỉnh Đồng Nai. [31] Đạt đƣợc những kết quả trên là do Tỉnh đã thực hiện những chủ trƣơng sau:

-Sự thay đổi tư duy về thu hút FDI và chủ động trong xúc tiến đầu tư:

Kết quả trên là sự tổng hợp của nhiều yếu tố, trong đó, ngoài các giải pháp tổng hợp nhằm cải thiện môi trƣờng đầu tƣ, thì sự thay đổi về tƣ duy chỉ đạo trong thu hút vốn đầu tƣ và công tác xúc tiến đầu tƣ có ý nghĩa quan trọng. Nếu nhƣ trƣớc đây, các nhà đầu tƣ đến Đồng Nai để tìm hiểu đầu tƣ thông qua nhiều kênh thông tin khác nhau, thì liên tục trong những năm qua, tỉnh đã tăng cƣờng công tác xúc tiến đầu tƣ, trực tiếp tiếp cận các nhà đầu tƣ tiềm năng. Riêng năm 2013, tỉnh tiếp tục tổ chức hoạt động xúc tiến đầu tƣ tại Nhật Bản; ký kết tuyên bố chung hợp tác phát triển kinh tế với tỉnh Hyogo; ký kết khung hợp tác phát triển kinh tế với Cục Kinh tế thƣơng mại và công nghiệp vùng Kansai. Đồng Nai đã chủ động hơn trong việc thu hút đầu tƣ, chủ động lựa chọn đầu tƣ vào các lĩnh vực ƣu tiên theo định hƣớng phát triển bền vững.

-Thực hiện mạnh mẽ việc cải cách thủ tục hành chính là giải pháp hàng đầu trong thu hút FDI:

Chủ trƣơng của tỉnh là không thu hút đầu tƣ bằng cách ban hành các ƣu đãi riêng ngoài quy định pháp luật hiện hành, mà chủ yếu tạo lập một môi trƣờng kinh doanh minh bạch, lành mạnh, tăng cƣờng cải tiến thủ tục hành

chính và các hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp, để các doanh nghiệp an tâm đầu tƣ phát triển, với phƣơng châm “chính quyền đồng hành cùng doanh nghiệp”.

Trong giải quyết thủ tục hành chính, 100% cơ quan cấp sở, ngành và cấp huyện đều đã thực hiện mô hình một cửa và một cửa liên thông, với thủ tục rõ ràng, công khai, minh bạch, rút ngắn thời gian xử lý hồ sơ. Khi đến với Đồng Nai, các nhà đầu tƣ sẽ không đơn độc, mà luôn có sự sát cánh cùng hợp tác, hỗ trợ, chia sẻ của chính quyền các cấp. Đặc biệt, năm 2013, tỉnh đã thành lập bàn Kansai tại Ban quản lý các khu công nghiệp để tiếp nhận và xử lý nhanh các thông tin của doanh nghiệp Nhật Bản vùng Kansai.

Ngoài ra, lãnh đạo tỉnh tập trung tháo gỡ khó khăn, vƣớng mắc phát sinh trong hoạt động đầu tƣ để thúc đẩy nhà đầu tƣ giải ngân, tăng cƣờng đối thoại giữa cộng đồng doanh nghiệp với các cơ quan quản lý nhà nƣớc tại địa phƣơng, nhằm xử lý kịp thời những khó khăn, vƣớng mắc trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp.

-Thực hiện chọn lọc dự án theo hướng ưu tiên phát triển dự án các ngành công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ, các dự án có giá trị gia tăng, thân thiện môi trường, hạn chế dần các dự án thâm dụng lao động:

Nhằm bảo vệ môi trƣờng lƣu vực sông Đồng Nai, tỉnh đã tạm dừng hoặc hạn chế cấp giấy phép đầu tƣ một số loại dự án có nguy cơ ô nhiễm nguồn nƣớc. Ngoài ra, đối với các khu công nghiệp chƣa có trạm xử lý nƣớc thải, hoặc có trạm xử lý nƣớc thải đang hoạt động nhƣng không đảm bảo công suất thì vẫn không đƣợc thu hút đầu tƣ.

Thực tế giai đoạn 2011 - 2013, trong 180 dự án đầu tƣ cấp mới, Đồng Nai đã thu hút đƣợc 7 dự án công nghệ cao, với tổng vốn đăng ký 364,5 triệu USD (chiếm 20,1% tổng vốn đầu tƣ cấp mới); 60 dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ với tổng vốn đăng ký 735 triệu USD (chiếm 40,6% tổng vốn đầu tƣ cấp mới). Còn lại là các dự án dịch vụ phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và khu công nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) thu hút FDI trên địa bàn tỉnh tây ninh (Trang 42 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)