II Thu từ hoạt động xuất nhập khẩu
B Các khoản thu đƣợc để lại quản lý qua NSNN
4.4.3. Kiến nghị với tỉnh
Trên cơ sở lý thuyết về thu hút FDI cho thấy đƣợc “lực đẩy” và “lực hút” của những doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài; phân tích những lợi thế và hạn chế của tỉnh để có kế hoạch thu hút FDI thích hợp.
Cụ thể là giao cho Sở Kế hoạch và Đầu tƣ tổ chức lập kế hoạch thu hút FDI, do tỉnh thiếu nhiều chuyên gia giỏi, không có mối quan hệ rộng với các tổ chức kinh doanh quốc tế tầm cở nên muốn lập kế hoạch sát thực, có hiệu quả cần phải liên kết với các Viện nghiên cứu thuộc các trƣờng Đại học có uy tín thực hiện; kế hoạch phải chỉ rõ đƣợc tỉnh cần phải đầu tƣ những gì, kêu gọi đầu tƣ những ngành nào, liên hệ với những tập đoàn, doanh nghiệp nào để thực hiện đƣợc kế hoạch đó. Định hƣớng ƣu tiên thu hút đầu tƣ của những tập đoàn kinh tế lớn, những thƣơng hiệu nổi tiếng từ Nhật Bản, Châu Âu, Hoa Kỳ, Hàn Quốc .v.v. Tuy nhiên, sau khi có kế hoạch thì phải có ngƣời thực hiện, tỉnh hiện chƣa có những cán bộ có thẩm quyền có đủ trình độ ngoại ngữ để có thể giao tiếp, bàn bạc công việc và kết thân với những doanh nhân để tạo dựng mối quan hệ cá nhân và lòng tin cho nhà đầu tƣ. Tỉnh cần có kế hoạch đầu tƣ những cán bộ lãnh đạo phụ trách công tác xúc tiến đầu tƣ về kiến thức kinh doanh, thƣơng mại quốc tế, ngoại ngữ, kỹ năng giao tiếp, các môn thể thao mà giới doanh nhân thƣờng chơi tennis, golf . . . tham gia giao lƣu, giao hữu để tạo mối quan hệ thân tình và nắm bắt thông tin, từ đó thực hiện kêu gọi các nhà đầu tƣ nƣớc ngoài vào tỉnh tốt hơn và đây là chất “xúc tác” tốt cho công tác thu hút FDI.
Huy động các nguồn lực để xây dựng đấu nối kết cấu hạ tầng công cộng với kết cấu hạ tầng các khu công nghiệp, tạo điều kiện để doanh nghiệp FDI triển khai nhanh, giảm chi phí vận chuyển.
Quy hoạch các phân khu trong những khu công nghiệp, những phân khu này tập hợp những doanh nghiệp có ngành nghề sản xuất tƣơng đối giống nhau, mục đích là nhằm để cho những doanh nghiệp này có thể liên kết sản xuất với nhau để giảm chi phí sản xuất. Ví dụ: Phân khu nhuộm có hệ thống xử lý nƣớc thải riêng để phục vụ cho các doanh nghiệp dệt, may; phân khu công nghiệp phụ trợ để sản xuất các phụ tùng cho những doanh nghiệp sản xuất sản phẩm cuối cùng; phân khu cho những doanh nghiệp Nhật Bản, Hàn Quốc...để những doanh nghiệp cùng quốc tịch có thể hỗ trợ cho nhau kinh doanh hiệu quả.
Cải cách hành chính phải thật sự hiệu quả và ứng dụng triệt để các thành tựu của công nghệ thông tin: Các hoạt động đăng ký kinh doanh; kê khai thuế, hải quan; giám sát việc xả nƣớc thải, khí thải ra môi trƣờng .v.v. phải đƣợc thực hiện qua mạng máy tính, đảm bảo công khai, minh bạch.
Đổi mới phƣơng thức hoạt động của các trƣờng dạy nghề theo hƣớng đào tạo những nghề mà doanh nghiệp cần, gắn với thực tế sản xuất, giảm lý thuyết, tăng thực hành, liên kết giữa nhà trƣờng dạy nghề với doanh nghiệp sử dụng để khi ra trƣờng có thể lao động đƣợc ngay, doanh nghiệp tuyển dụng không phải đào tạo lại.
Tạo điều kiện cho tổ chức công đoàn hoạt động có hiệu quả để đấu tranh cho quyền lợi chính đáng của công nhân, nhƣng cũng ngăn ngừa việc đình công, lãng công không đúng luật, gây lãng phí của cải xã hội và của nhà đầu tƣ, gây mất an ninh địa phƣơng và ảnh hƣởng đến môi trƣờng đầu tƣ của tỉnh.
Đầu tƣ các công trình phục vụ nhu cầu sinh hoạt văn hóa, thể dục thể thao cho công nhân các Khu, Cụm công nghiệp để công nhân có địa điểm sinh hoạt văn hóa, thể thao lành mạnh, làm tăng sức khỏe, góp phần tăng năng suất lao động.
Định hƣớng và tạo điều kiện thành lập các Hiệp hội sản xuất trong tỉnh để những Hiệp hội này tập hợp các doanh nghiệp để có đủ số lƣợng hàng hóa,
đủ điều kiện để cung cấp những hàng hóa mà tỉnh sản xuất đƣợc cho những doanh nghiệp FDI theo đúng các điều kiện thƣơng mại quốc tế, trƣớc hết là thành lập Hiệp hội các nhà sản xuất cao su; Hiệp hội sản xuất đƣờng; Hiệp hội những nhà sản xuất bột mì (sắn) .v.v.
Xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ giữa cơ quan thuế với cơ quan Hải quan, Thống kê, Công thƣơng xây dựng các cơ sở dữ liệu dùng chung để phát hiện việc khai báo sai doanh thu, số lƣợng, đặt biệt là giá hàng hóa xuất nhập khẩu của các doanh nghiệp FDI để chống chuyển giá.
KẾT LUẬN
Thông qua việc vận dụng các phƣơng pháp nghiên cứu định tính là chủ yếu, kết hợp với việc điều tra, khảo sát trên phạm vi hẹp, Luận văn đã đạt đƣợc những kết quả sau đây:
Thứ nhất, làm rõ cơ sở lý luận, thực tiễn của việc thu hú t FDI vào t ỉnh Tây Ninh: Trình bày những lý thuyết về thu hút FDI hiện đại, chỉ ra những “lực đẩy” và “lực hút” của những doanh nghiệp đầu tƣ ra nƣớc ngoài; thực tiển thu hút FDI của tỉnh Tây Ninh từ năm 1994 đến cuối năm 2013; những đóng góp của FDI đến sự phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Từ đó khẳng định Vốn FDI là một nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng, đã đƣợc chứng minh qua thực tiển từ năm 1994 đến nay, vai trò của nó ngày càng tăng thể hiện qua tỷ trọng sản suất công nghiệp, doanh số xuất – nhập khẩu, giải quyết việc làm, nộp ngân sách nhà nƣớc, xây dựng hạ tầng kinh tế xã hội, công nghệ quản lý và nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật của công nhân địa phƣơng .v.v. Từ đó có thể giúp cho một số lãnh đạo địa phƣơng trƣớc đây còn e ngại rằng với việc tiếp nhận FDI, thì ngoài việc mang lại lợi ích còn mang lại những tác hại về môi trƣờng, văn hóa, tàn phá tài nguyên .v.v. thấy rõ đƣợc việc thu hút FDI là một tất yếu khách quan, mang lại nhiều lợi ích cho địa phƣơng; những tác hại của nó mang lại có thể kiểm soát và hạn chế đƣợc. Trên cơ sở đó, tạo đƣợc sự đồng thuận xã hội hơn trong việc thu hút FDI.
Thứ hai, chỉ ra các nhân tố ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh nhƣ: Điều kiện về địa lý, thời tiết, chính sách của địa phƣơng, bối cảnh thế giới ảnh hƣởng đến việc thu hút FDI... Đồng thời phân tích thực trạng quá tình thu hút FDI trên địa bàn tỉnh Tây Ninh và chỉ ra những vấn đề mà địa phƣơng còn hạn chế, cần khắc phục đó là: Tiềm năng của địa phƣơng còn lớn, chƣa khai thác đƣợc hết thể hiện qua việc các Khu công nghiệp đƣợc
quy hoạch chƣa đƣợc lấp đầy, chƣa sử dụng đƣợc các sản phẩm nông nghiệp của địa phƣơng và chế biến chuyên sâu thành sản phẩm cuối cùng mà còn phải xuất sản phẩm sơ chế cho nƣớc ngoài, trong khi các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh phải nhập chính loại nguyên liệu đó về để sản xuất...Một số vấn đề xã hội nảy sinh trong việc thu hút FDI đã bộc lộ nhƣ: Ô nhiễm môi trƣờng, đình công, tăng dân số cơ học tại các địa phƣơng có khu công nghiệp đòi hỏi các kết cấu hạ tầng kỹ thuật phục vụ dân sinh nhƣ Nhà Văn hóa, Nhà giữ trẻ, Trƣờng học, Khu thể dục thể thao .v.v. mà chính quyền địa phƣơng phải giải quyết.
Thứ ba, Luận văn kiến nghị một số giải pháp đẩy mạnh thu hút FDI đ ể đẩy mạnh thu hút FDI vào tỉnh Tây Ninh trong thời gian tới, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh.