Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO (Trang 26 - 30)

1.2. Năng lực cạnh tranh

1.2.3 Các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh

Trong phạm vi luận văn, tác giả chỉ xem xét năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp cung cấp dịch vụ ĐTDĐ cụ thể là Công ty dịch vụ viễn thông Vinaphone, do đó tác giả chỉ đƣa ra những đánh giá về các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp, không xét tới các nhân tố ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của quốc gia. Đó là các nhân tố thuộc về môi trƣờng nhƣ: môi trƣờng kinh tế quốc dân (môi trƣờng vĩ mô) và môi trƣờng ngành (môi trƣờng vi mô)

1.2.3.1. Môi trường kinh tế quốc dân:

Môi trường chính trị, pháp luật: Sự ổn định chính trị tạo ra một môi trƣờng

thuận lợi đối với các doanh nghiệp; đồng thời cũng là yếu tố thu hút nhà đầu tƣ nƣớc ngoài. Họ sẽ đƣợc đảm bảo an toàn về vốn đầu tƣ, quyền sử dụng và các chính sách khác. Điều này thể hiện thông qua sự ổn định chính trị trong nƣớc, vai trò vị trí sức mạnh của Đảng cầm quyền, mối quan hệ với các nƣớc trên thế giới, định hƣớng chung về nền kinh tế, cơ chế bảo hộ sản xuất trong nƣớc. Hoạt động SXKD trong một môi trƣờng chính trị luật pháp nhất định, doanh nghiệp cần nắm đƣợc các cơ hội và thách thức với mình để phát huy tốt nhất nguồn lực bên trong nhằm đạt tới mục tiêu đề ra một cách hiệu quả.

Môi trường nhân khẩu học: Là yếu tố đầu tiên thiết lập thị trƣờng. Các số liệu về

nhân khẩu học thƣờng bao gồm tổng dân số, mật độ dân số thƣờng trú, độ tuổi, giới tính, trình độ học vấn. Đây là những yếu tố cần thiết cung cấp các số liệu cho các nhà quản trị trong việc hoạch định kế hoạch phát triển thị trƣờng.

Môi trƣờng nhân khẩu học thƣờng đƣợc đề cập với 4 khía cạnh sau:

- Qui mô và tốc độ dân số: Xét ở phƣơng diện Marketing thuần tuý thì qui mô dân số đủ lớn cho phép phát triển một thị trƣờng mục tiêu thích hợp.

- Những biến đổi trong cơ cấu gia đình, dịch chuyển nơi cư trú: Hiện nay do sự tác động của công nghiệp hoá, việc dịch chuyển nơi cƣ trú của dân cƣ ngày càng nhiều, các luồng dân cƣ ra thành phố ngày càng đông, chính điều này cũng làm phát triển nhu cầu thông tin liên lạc và là tiềm năng để phát triển ĐTDĐ.

- Những thay đổi trong việc phân phối lại thu nhập: Cùng với sự phát triển kinh tế là sự gia tăng về thu nhập và sức mua của ngƣời tiêu dùng ngày càng tăng dẫn đến sự phân phối lại thu nhập về hƣớng các ngành dịch vụ ngày càng nhiều.

- Trình độ học vấn của các tầng lớp dân cư đựơc cải thiện và nâng cao: Trình độ của ngƣời tiêu dùng càng cao thì việc tiếp cận với các dịch vụ mới càng dễ dàng; tuy nhiên họ cũng trở nên khó tính hơn, nhu cầu trở nên đa dạng hơn, họ quan tâm nhiều đến chất lƣợng sản phẩm. Nắm đƣợc các đặc điểm trên chúng ta có thể tận dụng tối đa cơ hội thị trƣờng, khai thác đúng và hiệu quả các đoạn thị trƣờng...

Môi trường văn hoá xã hội: Mọi doanh nghiệp đều hoạt động trong một môi

trƣờng văn hoá xã hội nhất định và có mối liên hệ chặt chẽ với nhau. Các giá trị chung của xã hội, tập tục truyền thống, lối sống, tƣ tƣởng tôn giáo đều có tác động mạnh doanh nghiệp.

Môi trƣờng văn hoá xã hội với những đặc điểm riêng biệt của nó sẽ điều chỉnh và tạo ra thời cơ cho tất cả các doanh nghiệp cùng kinh doanh. Vấn đề đặt ra là doanh nghiệp nào tận dụng đƣợc hiệu quả nhất các thời cơ có, nắm bắt kịp thời các nhân tố nhạy cảm của môi trƣờng.

Môi trường kinh tế: Môi trƣờng kinh tế là những đặc điểm của hệ thống kinh

tế mà doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông đang hoạt động. Nó thể hiện qua: - Sự tăng trưởng kinh tế: điều này thể hiện nền kinh tế phát triển, thu nhập dân cƣ cao dẫn đến khả năng tiêu dùng dịch vụ cao. Chỉ số lạm phát thấp, thuế không tăng, lãi suất giảm, tiết kiệm và giá ổn định làm cho thu nhập ngƣời tiêu dùng có thể tăng và khả năng chi tiêu cũng nhƣ sự sẵn sàng chi cũng phát triển trong đó mức tăng chi tiêu về các sản phẩm thiết yếu ít hơn mức tăng ở các dịch vụ khác bao gồm cả dịch vụ viễn thông. Đồng thời các chi phí sản xuất của doanh nghiệp cũng ổn định tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất.

- Chính sách kinh tế quốc gia: thể hiện quan điểm của nhà nƣớc về nền kinh tế, nó thể hiện ở sự ƣu đãi hoặc hạn chế với một hoặc một số lĩnh vực đặc biệt có sự ƣu đãi phát triển công nghiệp cao, ngành hạ tầng then chốt cùng với yêu cầu đảm bảo an ninh quốc phòng

Môi trường công nghệ: Tiến trình đổi mới công nghệ làm cho vòng đời sản

phẩm ngày càng ngắn, nhu cầu đòi hỏi sản phẩm mới ngày càng cao. Yếu tố này tác động đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông theo hai cách:

- Nó làm thay đổi lối sống khách hàng, xuất hiện những nhu cầu tiêu dùng mới và xuất hiện những sản phẩm mới có chất lƣợng cao hơn.

- Khoa học công nghệ trực tiếp tác động đến hệ thống Marketing hỗn hợp bằng cách cung cấp các phƣơng tiện hỗ trợ trong việc phân phối và truyền thông đồng thời góp phần giảm chi phí sản xuất và hạ giá thành sản phẩm.

Môi trường vật chất: Môi trƣờng vật chất gồm hai yếu tố tài nguyên thiên nhiên và cơ sở hạ tầng.

- Nhờ công nghệ hiện đại thì việc khai thác và sử dụng tài nguyên thiên nhiên của con ngƣời ngày càng hiệu quả. Nhƣng các nguồn tài nguyên thiên nhiên ngày càng khan hiếm điều này ảnh hƣởng rất lớn đến doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông.

- Cơ sở hạ tầng kinh tế bao gồm mạng lƣới giao thông vận tải, đƣờng sá, cầu cống, phƣơng tiện vật chất, mạng lƣới thông tin, nguồn nhân lực, tính hữu hiệu của dịch vụ ngân hàng tài chính đó là những điều kiện ảnh hƣởng trực tiếp và lớn lao với việc kinh doanh dịch vụ viễn thông.

1.2.3.2. Môi trường ngành:

• Các đối thủ cạnh tranh hiện tại: Các đối thủ cạnh tranh hiện tại là các doanh nghiệp khác đang kinh doanh mặt hàng có thể thay thế mặt hàng của doanh nghiệp. Sự có mặt của các đối thủ cạnh tranh hiện tại làm bùng nổ sự cạnh tranh gay gắt trên thị trƣờng. Khi một đối thủ cạnh tranh sử dụng các chiến thuật nhƣ: cạnh tranh về giá, tăng cƣờng quảng cáo, giới thiệu sản phẩm và công tác chăm sóc khách hàng…

thì sẽ gây ra những ảnh hƣởng nhất định đến các đối thủ khác, trong đó có doanh nghiệp. Bởi nếu các chiến thuật đƣợc sử dụng hiệu quả sẽ có tác dụng hấp dẫn, thu hút khách hàng về phía họ, đồng nghĩa với việc làm xói mòn thị phần của doanh nghiệp và các đối thủ còn lại. Điều này cũng có nghĩa là doanh nghiệp đã giảm năng lực cạnh tranh của mình. Bên cạnh đó nhữngchiến lƣợc của đối thủ có thể kích thích doanh nghiệp chống trả lại nhằm giữ khách hàng hiện tại và thu hút thêm đƣợc khách hàng mới. Muốn đạt đƣợc điều đó doanh nghiệp phải chiến thắng, tức là phải có năng lực cạnh tranh vƣợt trội. Vì vậy có thể nói rằng những động thái của các đối thủ cạnh tranh có tác động đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.

Các sản phẩm, dịch vụ thay thế: Sản phẩm thay thế là những sản phẩm mang

lại những lợi ích tiêu dùng nhƣ sản phẩm hiện tại hoặc cao hơn cho khách hàng. Cạnh tranh từ phía sản phẩm thay thế là loại hình cạnh tranh gián tiếp. Một công cụ cạnh tranh đắc lực của sản phẩm thay thế là giá cả. Các sản phẩm thay thế thƣờng là kết quả của công nghệ mới, giá rẻ hơn nên khi sản phẩm của doanh nghiệp và sản phẩm thay thế có cùng các yếu tố nhƣ nhau về chất lƣợng, mẫu mã, sự thuận tiện… thì các sản phẩm thay thế có giá càng rẻ sẽ càng hấp dẫn khách hàng hơn; làm thu hẹp thị trƣờng doanh nghiệp, hạn chế mức lợi nhuận dẫn đến giảm bớt năng lực cạnh tranh.

Nhà cung cấp: Doanh nghiệp cung cấp các yếu tố đầu vào hay còn gọi là

ngƣời cung ứng có vai trò đặc biệt quan trọng tới sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp bởi sản xuất bất kỳ một sản phẩm nào đều cần tới các yếu tố đầu vào. Nhà cung cấp có thể làm ảnh hƣởng đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Trong một số trƣờng hợp nhƣ: chỉ có một số ít nhà cung cấp, khi không có sẵn sản phẩm thay thế, việc thay đổi nhà cung cấp dẫn đến chi phí lớn… các nhà cung cấp thƣờng tạo ra sức ép đối với doanh nghiệp thông qua việc đe dọa tăng giá hoặc làm giảm chất lƣợng hàng hoá cung ứng. Cả hai sự đe dọa này đều có nguy cơ làm giảm sức cạnh tranh của doanh nghiệp bởi tăng giá và giảm chất lƣợng hàng hoá đều gặp phải những phản ứng bất lợi từ phía khách hàng. Nhƣ vậy có đƣợc nhà cung cấp uy tín, đảm bảo cung cấp các yếu tố đầu vào với giá cả hợp lý và chất lƣợng tƣơng xứng sẽ là một trong những yếu tố duy trì năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp. Chiến

lƣợc của các doanh nghiệp là liên doanh, liên kết chia sẻ quyền lợi, xây dựng mối quan hệ lâu dài thân thiện với các nhà cung cấp.

Khách hàng: Ngƣời mua là những cá nhân, tổ chức có nhu cầu và khả năng

thanh toán về hàng hoá dịch vụ của doanh nghiệp. Ngày nay với nền kinh tế mở, sự xuất hiện của các nhà cung cấp ngày càng nhiều, các nhà cung cấp phải cạnh tranh trực tiếp với nhau để giữ khách hàng cho mình, nhƣ vậy khách hàng sẽ có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Với xu thế cạnh tranh ngày càng gia tăng, khách hàng đòi hỏi ngày càng cao không chỉ về chất lƣợng, giá cả, sự tiện lợi mà cả về thái độ và phong cách phục vụ. Khách hàng có thể gây áp lực đối với doanh nghiệp bằng việc bắt ép giảm giá, đòi hỏi chất lƣợng tốt hơn… khiến doanh nghiệp đầu tƣ nhiều chi phí hơn cho việc nâng cao chất lƣợng sản phẩm, điều này tất yếu dẫn đến giảm lợi nhuận của doanh nghiệp, từ đó giảm năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp. Nhóm khách hàng thƣờng gây áp lực là những nhóm khách hàng tập trung và mua với khối lƣợng lớn. Điều này sẽ dẫn đến thị phần của doanh nghiệp giảm chứng tỏ sự giảm sút năng lực cạnh tranh.

Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng: Các đối thủ cạnh tranh tiềm tàng có thể là

những doanh nghiệp mới đƣợc thành lập, chọn mặt hàng của doanh nghiệp là mặt hàng kinh doanh hoặc là những doanh nghiệp muốn đa dạng hoá hoạt động thông qua việc xâm nhập vào thị trƣờng của doanh nghiệp. Các đối thủ mới sẽ mang đến năng lực sản xuất mới với những chính sách hấp dẫn khách hàng hiệu quả, có thể tạo ra sự chuyển hƣớng tiêu dùng của khách hàng từ tiêu dùng sản phẩm của doanh nghiệp sang tiêu dùng sản phẩm của đối thủ mới. Nhƣ vậy sự xuất hiện của đối thủ cạnh tranh mới đƣơng nhiên hạ thấp năng lực của doanh nghiệp. Do đó áp lực cạnh tranh từ phía các đối thủ tiềm tàng sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp luôn hƣớng tới sự hoàn thiện sản phẩm của mình, cung cấp tới khách hàng những sản phẩm hoàn chỉnh nhất, giá cả hợp lý nhất nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty Vinaphone trong điều kiện Việt Nam là thành viên WTO (Trang 26 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(96 trang)