Đặc điểm, điều kiện và yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu dầu thô

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 39 - 44)

CHƢƠNG 1 : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẦU THÔ

1.3 Đặc điểm, điều kiện và yếu tố ảnh hƣởng đến xuất khẩu dầu thô

1.3.1. Đặc điểm của xuất khẩu dầu thô

Dầu thô là một chất lỏng sánh đặc màu nâu hoặc ngả lục. Dầu thô tồn tại trong các lớp đất đá tại một số nơi trong vỏ Trái Đất. Dầu thô là một hỗn hợp hóa chất hữu cơ ở thể lỏng đậm đặc, phần lớn là những hợp chất của hydrocarbon, thuộc gốc alkane, thành phần rất đa dạng. Hiện nay dầu thô chủ yếu dùng để sản xuất dầu hỏa, diezen và xăng nhiên liệu. Ngoài ra, dầu thô cũng là nguồn nguyên liệu chủ yếu để sản xuất ra các sản phẩm của ngành hóa dầu nhƣ dung môi, phân bón hóa học, nhựa, thuốc trừ sâu, nhựa đƣờng... Khoảng 88% dầu thô dùng để sản xuất nhiên liệu, 12% còn lại dùng cho hóa dầu. Do dầu thô là nguồn năng lƣợng không tái tạo nên nhiều ngƣời lo ngại về khả năng cạn kiệt dầu trong một tƣơng lai không xa.

Xuất khẩu hay xuất cảng, trong lý luận thƣơng mại quốc tế là việc bán hàng hóa và

dịch vụ cho nƣớc ngoài, trong cách tính toán cán cân thanh toán quốc tế theo IMF là việc bán hàng hóa cho nƣớc ngoài.

Xuất phát từ 2 khái niệm trên có thể nói: Xuất khẩu dầu thô là quá trình trao đổi buôn bán mặt hàng dầu thô giữa các quốc gia khác nhau trên thế giới thông qua các quan hệ mua bán quốc tế. Nhƣ vậy, về bản chất hoạt động xuất khẩu và hoạt động buôn bán trong nƣớc đều là một quá trình trao đổi hàng hoá (bán hàng), đó là quá trình thực hiện giá trị hàng hoá của ngƣời sản xuất hoặc ngƣời bán. Tuy nhiên, về hình thức và phạm vi thì hoạt động xuất khẩu dầu thô có nhiều điểm khác biệt mà các nhà xuất khẩu cần nhận thấy để có sự vận dụng hợp lý.

Thứ nhất, khách hàng trong hoạt động xuất khẩu là ngƣời nƣớc ngoài. Do đó, khi muốn phục vụ họ, nhà xuất khẩu không thể áp dụng các biện pháp giống hoàn toàn nhƣ khi chinh phục khách hàng trong nƣớc. Bởi vì, giữa hai loại khách hàng này có nhiều điểm khác biệt về ngôn ngữ, lối sống, mức sống, phong tục tập quán. . . Điều này sẽ dẫn đến những khác biệt trong nhu cầu và cách thức thoả mãn nhu cầu. Vì vậy, nhà xuất khẩu cần phải có sự nghiên cứu sâu hơn để tìm hiểu nhu cầu của khách hàng nƣớc ngoài để đƣa ra những hàng hoá phù hợp.

Thứ hai, thị trƣờng trong kinh doanh xuất khẩu thƣờng phức tạp và khó tiếp cận hơn thị trƣờng kinh doanh trong nƣớc. Bởi vì thị trƣờng xuất khẩu vƣợt ra ngoài phạm vi biên giới quốc gia nên về mặt địa lý thì nó ở cách xa hơn, phức tạp hơn và có nhiều nhân tố ràng buộc hơn.

Thứ ba, hình thức mua bán trong hoạt động xuất khẩu thƣờng là mua bán qua hợp đồng xuất khẩu với khối lƣợng mua lớn mới có hiệu quả.

Thứ tư, các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động xuất khẩu nhƣ thanh toán, vận chuyển, ký kết hợp đồng. . . đều phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro.

Nói tóm lại, hoạt động xuất khẩu dầu thô có thể đem lại kết quả cao hơn hoạt động kinh doanh trong nƣớc nhƣng cũng chứa đựng nhiều rủi ro hơn.

1.3.2. Điều kiện, yếu tố ảnh hưởng đến xuất khẩu dầu thô

Việc xem xét những nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động xuất khẩu nói riêng là rất cần thiết, bởi vì những nhân tố này thƣờng xuyên làm ảnh hƣởng đến các kết quả cũng nhƣ tiến triển trong tƣơng lai của hoạt động xuất khẩu dầu thô. Cụ thể, các nhóm điều kiện và nhân tố nhƣ sau:

Nhóm các nhân tố ảnh hưởng trong nước.

Đây là nhóm nhân tố ảnh hƣởng nằm bên trong đất nƣớc nhƣng không chịu sự kiểm soát của doanh nghiệp. Các nhân tố đó là:

- Chiến lược, phát triển kinh tế - xã hội chính sách và pháp luật liên quan đến hoạt động xuất khẩu của Nhà nước. Đây là nhân tố không chỉ tác động đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp ở hiện tại, mà còn cả trong tƣơng lai. Vì vậy, một mặt doanh nghiệp phải tuân theo và hƣởng ứng nó ở hiện tại, mặt khác doanh nghiệp phải có các kế hoạch xuất khẩu trong tƣơng lai cho phù hợp. Hiện nay, Việt Nam đang thực hiện chiến lƣợc hƣớng về xuất khẩu. Đây là một chiến lƣợc tập trung vào việc tạo ra các sản phẩm xuất khẩu ngày càng phù hợp hơn với nhu cầu cuả thị trƣờng thế giới dựa trên cơ sở khai thác tốt với nhu cầu của thị trƣờng quốc gia. Với chiến lƣợc này, Nhà nƣớc có các chính sách phát triển cụ thể cho từng giai đoạn nhằm khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức kinh tế tham gia hoạt động xuất khẩu trong đó có doanh nghiệp ngoại thƣơng. Việc khuyến khích hoạt động xuất khẩu đƣợc thể hiện ở các chính sách, các biện pháp liên quan đến việc tạo nguồn hàng cho xuất khẩu, tạo môi trƣờng thuận lợi cho xuất khẩu, hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu. Tuy nhiên, không phải lúc nào Nhà nƣớc cũng khuyến khích xuất khẩu.. Bởi vì, việc tự do hoàn toàn đối với xuất khẩu nhiều khi mang lại thiệt hại rất lớn cho quốc gia, chẳng hạn nhƣ việc xuất khẩu hàng hoá quý hiếm, các sản phẩm thuộc về di tích văn hoá, các sản phẩm là vũ khí...

- Tỷ giá hối đoái hiện hành: Tỷ giá hối đoái là giá cả của ngoại tệ tính theo đồng nội tệ, hay quan hệ so sánh về giá trị giữa đồng nội tệ và đồng ngoại tệ. Trong hoạt động xuất khẩu, doanh nghiệp phải quan tâm đến yếu tố này vì nó liên quan đến việc thu đổi

ngoại tệ sang nội tệ của doanh nghiệp, do đó ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả xuất khẩu của doanh nghiệp. Nếu tỷ giá hối đoái lớn hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp có thể thực hiện hoạt động xuất khẩu. Ngƣợc lại, nếu tỷ giá hối đoái mà nhỏ hơn tỷ suất ngoại tệ xuất khẩu thì doanh nghiệp không nên xuất khẩu. Để có biết đƣợc tỷ giá hối đoái, doanh nghiệp phải đƣợc cơ chế điều hành tỷ giá hối đoái hiện hành của nhà nƣớc và theo dõi biến động của nó từng ngày.

- Mức độ cạnh tranh của các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước: Cạnh tranh một mặt có tác động thúc đẩy sự vƣơn lên của các doanh nghiệp, mặt khác nó cũng chèn ép và “ dìm chết” các doanh nghiệp yếu kém. Mức độ cạnh tranh ở đây biểu hiện số lƣợng của các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu cùng ngành hoặc cùng mặt hàng có thể thay thế nhau. Hiện nay, nhà nƣớc có chủ trƣơng khuyến khích mọi doanh nghiệp, mọi thành phần kinh tế tham gia xuất khẩu đã dẫn đến sự bùng nổ số lƣợng doanh nghiệp tham gia hoạt động xuất khẩu, do đó đôi khi dẫn đến sự cạnh tranh không lành mạnh. Đây là một thách thức cho các doanh nghiệp ngoại thƣơng hiện nay.

- Trình độ phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật của đất nước: Đây là nhân tố thuộc về cơ sở hạ tầng cho hoạt động xuất khẩu. Nó bao gồm phát triển của hệ thống giao thông vận tải, trình độ phát của hệ thống thông tin liên lạc. Các nhân tố này có thể tăng cƣờng hoặc hạn chế năng lực giao dịch, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu của doanh nghiệp, tăng cƣờng hoặc hạn chế các dịch vụ vận chuyển hàng hoá xuất của doanh nghiệp.

Trên đây là những nhân tố khách quan ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp. Ngoài ra, còn có rất nhiều các nhân tố khác nữa mà doanh nghiệp cần phải nắm bắt và hiểu biết về nó. Đây là nhân tố thuộc về doanh nghiệp mà doanh nghiệp có thể kiểm soát và điều chỉnh nó theo hƣớng tích cực nhằm phục vụ cho hoạt động xuất khẩu của mình. Có thể kể đến các nhân tố sau: Trình độ năng lực lãnh đạo và quản trị kinh doanh của ban giám đốc doanh nghiệp, trình độ và năng lực kinh doanh xuất khẩu của đội ngũ cán bộ kinh doanh trong doanh nghiệp: Cán bộ kinh doanh là những ngƣời trực tiếp thực hiện các công việc của quá trình xuất hàng hoá. Vì vậy, trình độ và năng lực trong hoạt động xuất khẩu của họ sẽ quyết định tới hiệu quả công việc, theo đó quyết định tới hiệu quả kinh doanh của toàn doanh nghiệp; - Khả năng tài chính của doanh

nghiệp: Biểu hiện ở quy mô vốn hiện có và khả năng huy động vốn của doanh nghiệp. Năng lực tài chính có thể làm hạn chế hoặc mở rộng các khả năng khác của doanh nghiệp, vì vốn là tiền đề cho mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.

Ngoài ra, đối với hoạt động xuất khẩu dầu thô thì nhân tố tài nguyên thiên nhiên và địa lý đóng vai trò quan trọng ảnh hƣởng đến hoạt động này. Nguồn tài nguyên thiên là một trong những nhân tố quan trọng làm cơ sở cho quốc gia xây dựng cơ cấu ngành và vùng để xuất khẩu. Nó góp phần ảnh hƣởng đến loại hàng , quy mô hàng xuất khẩu của quốc gia. Vị trí địa lý có vai trò nhƣ là nhân tố tích cực hoặc tiêu cực đối với sự phát triển kinh tế cũng nhƣ xuất khẩu của một quốc gia. Vị trí đị lý thuận lợi là điều kiện cho phép một quốc gia tranh thủ đƣợc phân công lao động quốc tế , hoặc thuúc đẩy xuất khẩu dịch vụ nhƣ du lịch , vận tải , ngân hàng…

Nhóm các nhân tố ảnh hưởng ngoài nước.

Đây là các nhân tố nằm ngoài phạm vi kiểm soát của quốc gia, có ảnh hƣởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Có thể kể đến các nhân tố sau:

- Tình hình phát triển kinh tế của thị trƣờng xuất khẩu: Có ảnh hƣởng đến nhu cầu và khả năng thanh toán của khách hàng xuất khẩu, do đó có ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp. Các nhân tố phản ánh sự phát triển kinh tế của thị trƣờng xuất khẩu là tổng sản phẩm quốc nội (GDP), thu nhập của dân cƣ, tình hình lạm phát, tình hình lãi suất.

- Tình hình chính trị, hợp tác quốc tế: Nó biểu hiện ở xu thế hợp tác giữa các quốc gia. Điều này sẽ dẫn đến sự hình thành các khối kinh tế, chính trị của một nhóm các quốc gia, do đó sẽ ảnh hƣởng đến tình hình thị trƣờng xuất khẩu của doanh nghiệp.

Đặc điểm và sự thay đổi về văn hoá- xã hội của thị trƣờng xuất khẩu: Có ảnh hƣởng rất lớn đến nhu cầu của khách hàng, do đó ảnh hƣởng đến các quyết định mua hàng của khách hàng và ảnh hƣởng đến hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp.

- Trình độ phát triển khoa học công nghệ của thị trƣờng xuất khẩu: Sẽ ảnh hƣởng đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội của thị trƣờng đó, do vậy sẽ ảnh hƣởng đến nhu cầu và sức mua của khách hàng.

- Chính sách thƣơng mại của các quốc gia có thị trƣờng xuất của doanh nghiệp: Có thể làm hạn chế hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp xuất khẩu sang thị trƣờng đó. Một quôc gia có chính sách thƣơng mại tự do sẽ giúp cho hoạt động xuất khẩu của doanh nghiệp sang thị trƣờng quốc gia đó đƣợc thực hiện một cách dễ dàng hơn và thƣờng mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngƣợc laị, một quốc gia có chính sách thƣơng mại khắt khe thì sẽ tạo ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp khi thực hiện xuất khẩu sang thị trƣờng này.

- Mức độ cạnh tranh quốc tế: Biểu hiện ở sức ép từ phía các doanh nghiệp, các công ty quốc tế đối với doanh nghiệp khi cùng tham gia vào một thị trƣờng xuất khẩu nhất định. Sức ép này càng lớn thì càng gây khó khăn cho doanh nghiệp khi muốn thâm nhập, duy trì, mở rộng thị trƣờng xuất khẩu cho mình.

Ảnh hưởng của tình hình kinh tế - xã hội thế giới.

Trong điều kiện mà mỗi quốc gia đều dựa vào lợi thế của mình cũng nhƣ thị trƣờng tiêu thụ thế giới để tổ chức sản xuất và xuất khẩu thì tính liên kết và phụ thuộc giữa các nƣớc ngày càng tăng lên. Chính vì điều này mà mỗi sự biến động của tình hình kinh tễ- xã hội ở nƣớc ngoài đều có những ảnh hƣởng nhất định đối với hoạt động kinh tế trong nƣớc. Lĩnh vực hoạt động xuất khẩu dầu thô là lĩnh vực trực tiếp quan hệ với các chủ thể ở nƣớc ngoài, chịu sự chi phối và tác động của các nhân tố ở nƣớc ngoài nên nó lại càng rất nhạy cảm. Bất kỳ một sự thay đổi nào về chính sách xuất khẩu, tình hình lạm phát , thất nghiệp hay tăng truởng về suy thoái kinh tế...của các nƣớc đều ảnh hƣởng tới hoạt động xuất khẩu dầu thô của các doanh nghiệp xuất khẩu ở nƣớc ta.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) xuất khẩu dầu thô của việt nam thực trạng và triển vọng (Trang 39 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)