Chính sách Chính phủ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam nhật bản thực trạng và giải pháp 001 (Trang 81)

- Theo cam kết, ngay sau khi Hiệp định đối tác kinh tế Việt - Nhật (VJEPA) được ký kết, trong thời gian 10 năm, Việt Nam và Nhật Bản sẽ cơ bản hoàn tất lộ trình giảm thuế để xây dựng một khu vực thương mại tự do song phương hoàn chỉnh. Theo đó, 94,53% kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam và 87,66% kim ngạch xuất khẩu của Nhật Bản sẽ được miễn thuế nhập khẩu.

Các mặt hàng thủy sản, nông sản, dệt may, sắt thép, hóa chất, linh kiện điện tử có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất. Kim ngạch thương mại Viê ̣t – Nhâ ̣t có mức tăng bình quân đạt xấp xỉ 20% và dự kiến sẽ tiếp tục đạt mức tăng trưởng cao trong thời gian tới.

Năm 2012 đánh dấu con số kim ngạch thuơng mại song phương giữa hai nước tăng gần 50% so với năm 2008, thời điểm trước khi Hiệp định VJEPA có hiệu lực, đạt 24,7 tỷ USD. Xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản đạt 13,1 tỷ USD. Nhật Bản đã là đối tác thương mại lớn thứ ba của Việt Nam trên thế giới sau Trung Quốc và Hoa Kỳ.

Năm 2012, Nhật Bản trở thành nhà đầu tư lớn nhất tại Việt Nam với tổng vốn đăng ký cấp mới và tăng thêm đạt 5,6 tỷ USD, chiếm 34,2% tổng vốn đầu tư vào Việt Nam. Tính lũy kế các dự án còn hiệu lực đến 20-8-2013, Nhật Bản đứng đầu tại Việt Nam về tổng vốn đầu tư đăng ký với 33,06 tỷ USD.

- Để thu hút các nhà đầu tư Nhật Bản, Việt Nam cần đẩy mạnh việc phát triển công nghiệp phụ trợ; có chính sách hỗ trợ doanh nghiệp như ưu đãi về thuế suất, thủ tục đầu tư; đẩy mạnh đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; chủ động đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trọng điểm…

- Chính phủ Việt Nam cần xây dựng một chiến lược sản phẩm phù hợp và lựa chọn hình thức thâm nhập hiệu quả để tăng cường kim ngạch xuất khẩu sang Nhật Bản, trên cơ sở tăng tỷ trọng sản phẩm đã qua chế biến sâu, giảm tỷ trọng sản phẩm thô hoặc sơ chế.

Một hướng khác là chính phủ Việt Nam cần đẩy mạnh ngành công nghiệp sáng tạo, như thiết kế thời trang. Hàng năm, Tập đoàn Dệt may Việt Nam vẫn tổ chức các cuộc thi dành cho các nhà thiết kế thời trang trẻ, tài năng và đã thu hút được đông đảo thí sinh tham gia. Nhiều nhà thiết kế đã thành danh trên con đường sự nghiệp, nhưng sự phát triển của ngành thiết kế thời trang Việt Nam vẫn chưa theo kịp với các nước trong khu vực. Nếu ngành công nghiệp sáng tạo của Việt Nam phát triển mạnh, các sản phẩm dệt may của Việt Nam sẽ có kiểu dáng riêng, hợp thẩm mỹ, và sẽ không còn tình trạng sao chép kiểu mẫu, nhãn mác của nước ngoài như hiện nay. Hàng dệt may Việt Nam cũng không còn chịu cảnh làm gia công, gắn mác của thương hiệu nổi tiếng mà sẽ có thương hiệu riêng đứng vững trên thị trường xuất khẩu Nhật Bản. Muốn vậy, chính phủ cần có chế độ khuyến khích và chính sách đầu tư để thúc đẩy ngành công nghiệp sáng tạo phát triển.

- Chính phủ Việt Nam nên tổ chức các chương trình đào tạo chuyên sâu về thương mại cho các cán bộ lãnh đạo và chuyên viên thương mại của các công ty Việt Nam có tham gia vào mậu dịch quốc tế. Mục đích của đào tạo là nâng cao trình độ chuyên môn cho các cán bộ thương mại Việt Nam để họ có thể đưa ra được những quyết định sáng suốt, kịp thời và rút ngắn được thời gian dài không cần thiết của các cuộc thương lượng.

- Chính phủ Việt Nam cần phải thành lập thêm hoặc củng cố hoạt động của các văn phòng xúc tiến thương mại của Chính phủ nhằm thúc đẩy hơn nữa khả năng xuất khẩu của Việt Nam. Bản thân các công ty kinh doanh XNK của Việt Nam ít chịu bỏ tiền hoặc không có khả năng bỏ tiền ra cho những chuyến đi nghiên cứu, thăm dò thị trường hay tổ chức các cuộc hội thảo ở nước ngoài để khuyếch trương sản phẩm của mình – những hoạt động mà các hãng nước ngoài đang thực hiện rầm

rộ ở Việt Nam. Chính vì vậy, Việt Nam phải thành lập văn phòng xúc tiến thương mại của Chính phủ. Đây là việc làm cấp bách đối với Việt Nam trong tình hình hiện nay. Những văn phòng này sẽ đứng ra tổ chức và đài thọ phần kinh phí những chuyến đi nghiên cứu thăm dò thị trường cho doanh nghiệp Việt Nam và các tổ chức trưng bày sản phẩm của Việt Nam tại Nhật Bản.

3.2. Chiến lƣợc doanh nghiệp

- Diễn đàn kinh tế cấp cao Việt – Nhật 2013 là 1 trong những sự kiện quan trọng chào mừng kỷ niệm 40 năm quan hệ Việt Nam - Nhật Bản. Trong suốt 40 năm qua, Nhật Bản là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu của Việt nam.Cũng trong diễn đàn, các khó khăn,thách thức không nhỏ khi thâm nhập vào thị trường Nhật Bản của các doanh nghiệp Việt Nam cũng được đưa ra để kiến nghị. Có thể kể đến những khó khăn liên quan đến tiêu chuẩn kỹ thuật đặc thù của Nhật Bản, ở cả tiêu chuẩn công nghiệp và tiêu chuẩn nông nghiệp. Tiếp đó, Nhật Bản có một hệ thống phân phối khá phức tạp, qua nhiều cầu, đại lý bán buôn bán lẻ... Chi phí xúc tiến thương mại, điều tra thị trường rất cao (phí dịch vụ điều tra thị trường, tham gia hội chợ, khách sạn, đi lại, ăn uống...). Những rào cản kỹ thuật với hàng thực phẩm theo yêu cầu của Luật Vệ sinh an toàn thực phẩm, các quy định hàm lượng nội địa... Ngoài ra, việc thiếu thông tin cũng như kinh nghiệm kinh doanh với thị trường Nhật Bản, sự cạnh tranh trực tiếp từ các nước ASEAN với hiệp định AJCEP... cũng khiến nhiều doanh nghiệp vẫn còn chưa mạnh dạn kinh doanh với thị trường này.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần lựa chọn chiến lược phù hợp để thâm nhập thị trường Nhật Bản như xuất khẩu, liên doanh và đầu tư trực tiếp. Trong đó, hình thức liên doanh rất thích hợp với các doanh nghiệp Việt Nam. Hình thức này không chỉ giúp cho sự gia tăng xuất khẩu sang Nhật mà còn sang các thị trường khác mà các công ty Nhật Bản đang có mặt. Ưu điểm của hình thức này thể hiện qua việc có được các thong tin và điều kiện về thị trường, có sự xuất hiện trên thị trường, công nghệ phát triển và có ngay được hệ thống các kênh phân phối và khách hàng.

Các doanh nghiệp Việt Nam nên hiểu rằng các công ty thương mại lớn của Nhật Bản có một cơ sở vững vàng trong các mối quan hệ với khách hàng. Chính điều này sẽ có thể làm tăng lượng hàng tiêu thụ ngay lượt hàng đầu tiên, nhưng một khi thị trường đã được chia sẻ, đối tác Nhật Bản thường ít có lợi trong việc tìm kiếm khách hàng mới, trừ khi sản phẩm nhập khẩu có nhiều lợi thế cạnh tranh về mặt công nghệ và giá cả.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần cố gắng thành lập văn phòng đại diện hoặc chi nhánh công ty tại Nhật để thúc đẩy hoạt động kinh doanh. Các nhà xuất khẩu muốn thu thập thông tin hoặc muốn tạo các điều kiện thuận lợi cho các công việc tiếp xúc với đối tác và khách hàng tại Nhật nên có văn phòng đại diện của mình. Bởi nó sẽ trở thành cầu nối để có thể thực hiện việc thu thập các cơ sở dữ liệu và các thông tin khác đồng thời cung cấp các hình thức xúc tiến và dịch vụ kỹ thuật cần thiết. Văn phòng đại diện không bị đánh thuế và cũng không cần phải có các thủ tục xin phép phức tạp. Tuy nhiên, văn phòng đại diện không được can thiệp vào các giao dịch thương mại thậm chí cũng không được thực hiện nhận đơn đặt hàng một cách trực tiếp. Nhưng văn phòng đại diện có thể cung cấp các hỗ trợ cần thiết cho các đại lý và thực hiện tất cả các hoạt động marketing trừ việc bán hàng. Ngược lại, chi nhánh công ty tại Nhật lại có thể thực hiện được tất cả các hoạt động thương mại, sản xuất, bán lẻ, cung cấp dịch vụ và các tác vụ kinh doanh khác. Như vậy, chi nhánh công ty có thể nhận các đơn đặt hàng và thực hiện được tất cả chương trình Marketing, trong đó bao gồm việc sắp xếp kế hoạch quảng cáo, tuyển mộ đội ngũ bán hàng và thực hiện tất cả các hoạt động tiếp thị cần thiết. Chi nhánh công ty là đối tượng bị đánh thuế tại Nhật. Nhà xuất khẩu phải bổ nhiệm một đại diện tại Nhật và phải đăng ký với Văn phòng luật thương mại của Bộ Tư pháp. Chi nhánh công ty cũng được xem như là một hình thức đầu tư trực tiếp vào Nhật theo Luật Ngoại thương của Nhật và phải báo cáo cho Bộ Tài chính thông qua Ngân hàng Trung Ương trong vòng 15 ngày sau khi thành lập chi nhánh.

Ngoài ra, các doanh nghiệp Việt Nam cần tổ chức hoặc tham gia các cuộc triển lãm, hội chợ… để trưng bày và giới thiệu sản phẩm của mình trực tiếp tại Nhật

Bản. Ví dụ như trong khuôn khổ triển lãm thương mại và du lịch Intex Festa tại thành phố Osaka, Đại sứ quán và Thương vụ Việt Nam tại Nhật cùng Vietnam Airlines đã khai trương lễ hội Việt Nam vào ngày 2/2/2006. Tham gia lễ hội có hơn 20 doanh nghiệp và nghệ nhân Việt Nam, trưng bày và giới thiệu các mặt hàng như thủ công mỹ nghệ, quà tặng, may mặc, gốm sứ, đồ gỗ… đã thu hút hàng nghìn khách tham quan và mua sắm tại các gian hàng Việt Nam trong buổi sáng khai mạc. Cũng nhân dịp này, Bộ Thương mại Việt Nam đã chính thức khai trương Thương vụ Việt Nam tại thành phố Osaka.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng một chiến lược hoạt động kinh doanh phù hợp với xu thế phát triển kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình. Muốn vậy, các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư cho các mục tiêu dài hạn, mua sắm các trang thiết bị hiện đại, nâng cao năng lực sản xuất và quản lý nhằm thích ứng cao với nhu cầu phát triển kinh tế. Hiện tại có rất nhiều tập đoàn điện và điện tử lớn của Nhật đang hướng đầu tư vào các dự án trong lĩnh vực công nghệ cao và phần mềm ở Việt Nam. Có thể kể đến là dự án đầu tư sản xuất máy in laser ở Việt Nam của Canon với trị giá khoảng 50 triệu USD; nhà máy sản xuất máy ảnh kỹ thuật số và những mặt hàng có liên quan của Sanyo với vốn đầu tư 13 triệu USD tại Đồng Nai; nhà máy sản xuất đĩa thủy tinh ở khu công nghiệp Thăng Long Hà Nội nhằm đáp ứng nhu cầu đang gia tăng về ổ cứng máy tính xách tay và những ổ đĩa nhỏ hơn trong máy iPod của hãng Apple của tập đoàn Hoya với vốn đầu tư 45 triệu USD. Một trong những nguyện vọng của các tập đoàn Nhật Bản là có thể mua một số linh kiện, chi tiết, phụ kiện ngay tại Việt Nam, để họ có thể tiết kiệm được thời gian, chi phí vận chuyển và nhiều thứ khác, tức là họ có thể “nhập khẩu tại chỗ” những mặt hàng này để sản xuất hoạt động kinh doanh. Nhưng trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam vẫn chưa thể đáp ứng nhu cầu đơn giản của các công ty Nhật Bản. Giám đốc Công ty TNHH Sumitomo Heavy Industries Việt Nam cho biết: "Nguyên tắc của Công ty là mua vật tư tại Việt Nam... Mong muốn của Công ty là có thể mua được tất cả các chi tiết tại Việt Nam"... và sự thật là không chỉ Sumitomo Heavy Industries Việt Nam mới có mong muốn ấy. Việt Nam bây giờ có

không ít các khu chế xuất và khu công nghiệp, chỉ tính riêng KCN Bắc Thăng Long (Hà Nội) đã có 69 doanh nghiệp nước ngoài, nếu doanh nghiệp Việt Nam cung cấp được linh kiện, phụ kiện cho họ thì đó sẽ là nguồn tạo ra nhiều chỗ làm việc và mang về mối lợi kinh tế không nhỏ? Nhưng vì sao các doanh nghiệp Việt Nam lại hững hờ với mối lợi ấy? Lý giải cho tình trạng này là nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa có chiến lược kinh doanh dài hạn ổn định, khả năng học hỏi và thích ứng chưa cao, chưa nắm bắt được xu thế phát triển kinh tế, nguồn vốn hạn hẹp, công nghiệp phụ trợ của Việt Nam còn yếu kém… Do đó, để phát triển và mở rộng hoạt động kinh doanh tại thị trường nội địa cũng như vươn tới thị trường Nhật Bản trong tương lai, các doanh nghiệp Việt Nam cần xây dựng một chiến lược cạnh tranh phù hợp với tình hình phát triển kinh tế trên cơ sở học hỏi và tích lũy kinh nghiệm của các công ty lớn trên thế giới. Trước tiên, các doanh nghiệp Việt Nam có thể bắt đầu bằng việc xuất khẩu tại chỗ các thiết bị, nguyên liệu cho các công ty Nhật Bản tại Việt Nam rồi tiến tới xuất khẩu các mặt hàng này sang thị trường Nhật Bản. Đó là một hướng đi vững chắc đảm bảo cho quá trình phát triển dài hạn của công ty, vừa giảm thiểu được các chi phí vừa đạt được doanh thu ổn định, từng bước nâng cao năng lực cạnh tranh. Tránh để xẩy ra trường hợp đáng tiếc như một doanh nghiệp nước ngoài đặt mua đồng phục của một doanh nghiệp Việt Nam thì 3 đợt trả hàng mỗi đợt một màu khác nhau.

- Các doanh nghiệp Việt Nam cần đầu tư chi phí để nghiên cứu thị trường, phong tục tập quán, văn hóa tiêu dùng của người Nhật. Điều này đòi hỏi các doanh nghiệp phải nắm bắt được thông tin, điều tra thị trường Nhật Bản.

Hệ thống phân phối của thị trường Nhật Bản là một hệ thống phức tạp, nhiều tầng nấc, nhiều khâu trung gian nên khi hàng hóa đến được tay người tiêu dùng thì giá cả đã đội lên rất nhiều. Mặt khác, có sự kết cấu chặt chẽ giữa những người sản xuất và người phân phối tạo thành một hàng rào vô hình ngăn trở sự xâm nhập của hàng hóa nước ngoài vào Nhật Bản. Các nhà sản xuất Việt Nam đã quen với cách bán hàng thụ động chờ đợi các đơn đặt hàng và cung cấp những gì mà bạn hàng yêu cầu. Chính vì vậy hàng Việt Nam nhiều khi được bán dưới tên của một nhà phân

phối hoặc công ty thương mại Việt Nam. Các công ty có ưu điểm là quan hệ rộng, nắm bắt kịp thời nhu cầu của thị trường nhưng nhược điểm là hàng hóa phải trải qua một kênh phân phối nhiều tầng, nhiều nấc và rốt cuộc giá bán của hàng hóa bị nâng lên. Điều này không phù hợp với các doanh nghiệp Việt Nam vì hàng Việt Nam không được coi là hàng cao cấp, cạnh tranh chủ yếu dựa vào giá thấp. Do đó, để đưa hàng hóa xâm nhập thành công thị trường Nhật Bản, việc hiểu rõ hệ thống phân phối hàng hóa của nước này sẽ giúp các doanh nghiệp Việt Nam rất nhiều.

Để nắm bắt thông tin và hiểu biết sâu hơn về thị trường Nhật Bản, các doanh nghiệp cần có các cuộc tiếp xúc với các nhà kinh doanh hoặc các nhà thầu khoán đại lý của Nhật Bản. Điều này có thể thực hiện thông qua các cuộc triển lãm hoặc gặp gỡ trực tiếp. Các doanh nghiệp Việt Nam cũng cần có các bộ phận đảm trách hoặc phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật Bản trong việc hướng dẫn các tiêu chuẩn kỹ thuật, phẩm chất hàng hóa xuất khẩu sang Nhật Bản. Chẳng hạn, hiện có công ty OMIC, một trong những công ty lớn về kiểm tra chất lượng hàng nông sản của Nhật Bản đang có mặt tại Việt Nam để kiểm tra tiêu chuẩn, phẩm chất gạo xuất khẩu sang Nhật.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường công tác điều tra nghiên cứu thị trường và thị hiếu khách hàng; chú trọng mở rộng quan hệ với các siêu thị và các nhà kinh doanh bán lẻ để thuận tiện hơn trong việc đưa hàng vào thị trường Nhật, đặc biệt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quan hệ thương mại việt nam nhật bản thực trạng và giải pháp 001 (Trang 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)