Thái Bình_______ _____________ 67 __________ 61.30 ______________ 9.3
đề nhức nhối và căng thẳng của các TCTD. Vì vậy, các TCTD đặc biệt là các NHTM cần phải đẩy mạnh quy mô và chất luợng tín dụng để gia tăng sức cạnh tranh của mình trong bối cảnh kinh tế khó khăn hiện nay.
2.2.1.5 Khả năng thanh toán
Khả năng thanh toán là một tiêu chuẩn cơ bản để đánh giá chất luợng và sự an toàn trong quá trình hoạt động của một ngân hàng. Do đó, muốn đảm bảo khả năng thanh toán, các ngân hàng phải duy trì một tỷ lệ tài sản nhất định duới dạng tài sản có tính lỏng, đặc biệt là các tài sản có tính thanh khoản cao nhu tiền mặt, tiền gửi ở NHNN và các công cụ dự trữ thanh khoản khác.
Lịch sử của các ngân hàng tại Việt Nam cũng chứng kiến nhiều vụ mất thanh khoản trầm trọng do tâm lý của nguời dân rất nhạy cảm với những tin đồn liên quan đến hệ thống tài chính ngân hàng. Điển hình năm 2012 tại NHTMCP Á Châu (ACB), khi thông tin Chủ tịch ACB Nguyễn Đức Kiên bị bắt, nguời dân ồ ạt đến rút tiền tại ACB. Tuy nhiên tiềm lực tài chính sẵn có cộng với sự hỗ trợ đến hàng nghìn tỷ đồng của NHNN thì ACB vẫn đảm bảo
khả năng thanh toán cho người dân khi có nhu cầu rút tiền.
Hiện nay các NHTM đều đã đảm bảo khả năng thanh toán theo đúng tỷ lệ yêu cầu tại Thông tư TT36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về Quy định các giới hạn, tỷ lệ đảm bảo an toàn hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài. Điều này đã đảm bảo cho các NHTM hoạt động an toàn và hiệu quả trước những diễn biến của thị trường.
2.2.1.6 Khả năng sinh lời
Lợi nhuận là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả kinh doanh cũng như để đánh giá sự phát triển bền vững của một ngân hàng. Hiệu quả hoạt động và khả năng sinh lời của ngân hàng có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Trong phân tích đánh giá khả năng sinh lời của ngân hàng, có thể đo lường bằng nhiều chỉ tiêu khác nhau như: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản (ROA), lợi nhuận trên vốn tự có (ROE), lợi nhuận trên tổng doanh thu, lợi nhuận trên mỗi cổ phần. Dưới đây là bảng tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của các NHTM qua các năm:
Biểu đồ 2.1: Tỷ suất lợi nhuận trên tài sản của các NHTM qua các năm
(Đơn vị tính: %)
Nhìn vào Sơ đồ 2.1 ta thấy 5 ngân hàng trên đều có chỉ số ROA ở mức trung bình trong ngành Ngân hàng ở Việt Nam. Điều này chứng tỏ khả năng sinh lời của các ngân hàng này từ nguồn vốn chủ sở hữu là khá ổn định. Trong khi đó, so với các ngân hàng còn lại, ngân hàng Agribank có chỉ số ROA thấp hơn nhung lại duy trì ở mức tăng truởng tuơng đối ổn định.
Xét trên toàn hệ thống NHTM Việt Nam, qua báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm 2015 mà các NHTM công bố cũng cho thấy, nhiều ngân hàng có tốc độ tăng truởng tín dụng cao, nhung lợi nhuận lại tăng truởng thấp, thậm chí giảm so với cùng kỳ năm 2014, mà nguyên do là nợ xấu và chi phí trích lập dự phòng rủi ro tăng. Điều này càng làm cho áp lực cạnh tranh giữa các ngân hàng ngày càng cao trong thời kỳ khủng hoảng. Duới đây là số liệu về các chỉ tiêu sinh lời của các TCTD tại Việt Nam trong thời gian gần đây:
Biểu đồ 2.2: Chỉ tiêu sinh lời của các TCTD tại Việt Nam qua các năm
(Đơn vị tính: %)
□ NIM □ ROE □ ROA
Nhìn ra góc độ thế giới ta thấy các chỉ số về khả năng sinh lời của các TCTD tại Việt Nam thấp xa so với các nước trên thế giới. Theo thông lệ quốc tế, một ngân hàng tốt trên thế giới phải có ROA bình quân là 1% và ROE bình quân là 5%. Vì vậy các NHTM cần phải có những biện pháp thích hợp để gia tăng các chỉ số về tỷ suất sinh lời để có thể cạnh tranh được với các nước trên thế giới.
2.2.1.7 Mức độ rủi ro
Với sự gia tăng vốn điều lệ, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (CAR) của đa số NHTM đều trên mức tối thiểu 8% theo yêu cầu của Basel II và đảm bảo hoạt động an toàn của các NHTM.
Tuy vậy, theo Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 25/5/2010 của NHNN Việt Nam, kể từ ngày 01/10/2010 tỷ lệ an toàn vốn của các NHTM tối thiểu phải là 9%. Theo Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014 về Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thì tỷ lệ này vẫn phải đảm bảo ở mức 9%. Điều này tiếp tục là một áp lực lớn cho các NHTM Việt Nam. Tính đến tháng 9 năm 2015, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu (vốn tự có trên tổng tài sản có rủi ro - CAR) của hệ thống tổ chức tín dụng Việt Nam tính đến cuối tháng 9 đứng ở mức 13,32%.
Trong đó, tỷ lệ an toàn vốn tối thiểu của nhóm các ngân hàng thương mại nhà nước (không bao gồm NHCSXH) tại thời điểm cuối tháng 9 chỉ ở mức 9,28% - cao hơn mức tối thiểu quy định của NHNN là 9% song lại thấp nhất trong hệ thống các tổ chức tín dụng và cũng thấp hơn nhiều so với mức trung bình của toàn ngành.
Tỷ lệ an toàn vốn của nhóm ngân hàng cổ phần trong khi đó ở mức 13,31% - tương đương mức bình quân của hệ thống (13,32%).
34,17% trong khi của công ty tài chính, cho thuê là 25,03%, của tổ chức tín dụng hợp tác là 33,54%.
Tuy CAR cải thiện trong nước nhưng khi so sánh với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, CAR của ngân hàng thương mại Việt Nam gần như thấp nhất, tương đương với Trung Quốc và Ân Độ thời điểm cuối 2014.
Ngay cả những nước có điều kiện kinh tế tương tự với Việt Nam như Indonesia cũng có CAR trung bình cao hơn 19,8%; hay CAR của các ngân hàng Philipines là 17%; CAR các ngân hàng Singapore là 16,4% (các ngân hàng Singapore đã theo Basel 3, các ngân hàng châu Á hầu hết đang hoạt động theo các tiêu chí của Basel 2), CAR trung bình của ngân hàng Thái Lan là 15,6%, các ngân hàng Mỹ là 14,4%.
Biểu đồ 2.3: Tỷ lệ an toàn vốn hệ thống các nước trên thế giới
(Nguồn: Định hướng và giải pháp cơ cấu lại hệ thống ngân hàng Việt Nam giai đoạn 2011 - 2015)
2013 Vietcombank Kỳ hạn tiền tệ 145.70 4 1.564.22 6 - Hoán đổi tiền tệ 785.56
8 2.678.86 9 5.670.40 0 2.2.2 Sản phẩm dịch vụ
Ngoài các nghiệp vụ kinh doanh truyền thống như huy động và tín dụng thì các NHTM hiện nay còn cạnh tranh với nhau ở rất nhiều các sản phẩm dịch vụ khác như: dịch vụ thanh toán trong và ngoài nước, xuất nhập khẩu, dịch vụ thẻ, kinh doanh các sản phẩm phái sinh...
Nhóm sản phẩm, dịch vụ có nhiều khách hàng nhất là: mở tài khoản, chuyển tiền, thanh toán trong và ngoài hệ thống, kinh doanh các sản phẩm phái sinh, bảo lãnh, nhờ thu, đồng tài trợ.
Nhóm sản phẩm, dịch vụ được khách hàng sử dụng ở mức trung bình là: thư tín dụng nhập khẩu, chuyển tiền kiều hối, thu chi hộ, thư tín dụng xuất khẩu, chuyển tiền cá nhân.
Nhóm sản phẩm, dịch vụ được khách hàng ít sử dụng nhất là: chiết khấu bộ chứng từ hàng xuất, cho thuê tài chính, vay vốn ưu đãi, thanh toán séc du lịch, tư vấn và môi giới chứng khoán.
Một trong những lĩnh vực dịch vụ đang được các ngân hàng cạnh tranh gay gắt nhất hiện nay đó là kinh doanh các công cụ tài chính phái sinh. Các sản phẩm chủ yếu hiện nay của các NHTM là:
• Sản phẩm mua bán ngoại tệ kỳ hạn (Forward). • Sản phẩm hoán đổi tiền tệ (Swap).
• Sản phẩm hoán đổi lãi suất tiền tệ chéo (CCS). • Sản phẩm hoán đổi lãi suất (IRS).
• Sản phẩm quyền chọn tiền tệ (Option OTC).
Sau hơn 10 năm quy định và triển khai các công cụ tài chính phái sinh tiền tệ, tuy tỷ trọng so với các nghiệp vụ kinh doanh khác còn ít nhưng các NHTM cũng đã đạt được một số thành tựu đáng kể, thể hiện qua bảng sau: