Các yếu tố thuộc môi trường nội tại của ngân hàng thương mại

Một phần của tài liệu 0441 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong điều kiện khủng hoảng tài chính đang gia tăng hiện nay luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 37 - 40)

1.3.2.1 Năng lực quản lý tài chính của ngân hàng

Nguồn lực tài chính của ngân hàng có ảnh hưởng rất lớn tới khả năng cạnh tranh của ngân hàng. Do vậy, năng lực quản lý nguồn lực tài chính nói chung và năng lực quản lý hoạt động kinh doanh nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc quản lý nguồn lực tài chính có thể làm gia tăng hoặc sụt giảm năng lực cạnh tranh của ngân hàng, có thể thúc đẩy hoặc làm thụt lùi sự

phát triển của ngân hàng.

Năng lực quản lý tài chính tốt thể hiện trên các mặt: Quản lý tốt khả năng sinh lời của vốn, quản lý rủi ro, quản lý chi phí hoạt động kinh doanh, nâng cao chất luợng dịch vụ, giảm nợ tồn đọng hiệu quả, tiết kiệm chi phí kinh doanh,... Tất cả những điều này sẽ góp phần tăng cuờng và phát triển nguồn lực tài chính.

1.3.2.2 Trình độ áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lý hiện đại

Khoa học kĩ thuật và quản lý hiện đại đã làm thay đổi rõ rệt hoạt động kinh doanh của các ngân hàng, tạo điều kiện cho các nghiệp vụ và công việc tính toán đuợc tự động hóa, quy trình nghiệp vụ ngân hàng trở nên nhanh chóng, chính xác, dễ kiểm tra, kiểm soát và hạch toán từng ngày, từng giờ. Ngoài ra các ngân hàng có thể đa dạng tiện ích trong dịch vụ tạo nhiều khả năng lựa chọn hình thức dịch vụ tiện lợi cho khách hàng.

Việc áp dụng khoa học kĩ thuật và quản lý hiện đại sẽ giúp các ngân hàng tăng năng suất lao động, hạ thấp chi phí đầu vào, nâng cao chất luợng sản phẩm, dịch vụ của các ngân hàng, điều này sẽ ảnh huởng không nhỏ tới khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

1.3.2.3 Trình độ, phẩm chất, kinh nghiệm của đội ngũ cán bộ, nhân viên

Con nguời là nguồn lực quan trọng có ý nghĩa quyết định đến sự phát triển của ngân hàng. Khi một ngân hàng có đội ngũ cán bộ nhân viên có trình độ chuyên môn cao trong lĩnh vực ngân hàng, có phẩm chất tốt và kinh nghiệm dày dặn nhiều năm trong ngành thì ngân hàng đó sẽ hoạt động có hiệu quả cao và phát triển bền vững trên thị truờng. Bởi chính nguồn lực này sẽ giúp ngân hàng có những chiến luợc đúng đắn, có những định huớng phát triển mà các đối thủ cạnh tranh không thể có đuợc nhằm tạo vị thế, nâng cao khả năng của mình trên thị truờng. Họ hoạt động linh hoạt hơn, năng động hơn và cũng khéo léo hơn. Họ có thể có nhiều cách để thu hút khách hàng đến

với mình. Hơn nữa, đội ngũ cán bộ giàu chất xám này họ sẽ giúp ngân hàng có thể tạo ra được những sản phẩm, dịch vụ, những tiện ích mới mà khách hàng không thể không chú ý. Đó là tiền đề để ngân hàng mở rộng thị phần.

1.3.2.4 Hoạt động marketing và vị thế trên thị trường

Hoạt động marketing là vô cùng cần thiết trong kinh doanh ngân hàng. Các ngân hàng muốn tạo nên khả năng cạnh tranh cao hơn các đối thủ khác thì trước hết họ phải nghiên cứu và nắm chắc nhu cầu, thị hiếu của từng đối tượng khách hàng, của từng thị trường cụ thể, để từ đó đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ của ngân hàng mình đồng thời tiên phong trong việc tạo ra các sản phẩm, dịch vụ mới nhằm thu hút khách hàng.

Bên cạnh đó, hoạt động marketing còn giúp quảng cáo các sản phẩm, dịch vụ tới người dân để họ có thể hiểu biết về tiện ích của các nghiệp vụ ngân hàng từ đó lôi kéo khách hàng đến với ngân hàng. Marketing còn nâng cao hình ảnh, tạo dựng được thương hiệu, uy tín và vị thế của các ngân hàng, tạo ra ấn tượng trong lòng khách hàng. Đây là một điều vô cùng quan trọng ảnh hưởng tới năng lực cạnh tranh của ngân hàng.

1.3.2.5 Văn hóa doanh nghiệp trong lĩnh vực ngân hàng

Văn hóa doanh nghiệp là tổng thể các quan hệ giao tiếp giữa ngân hàng và khách hàng, là quan hệ làm việc trong nội bộ ngân hàng. Thông qua đó, các quan hệ giao tiếp thể hiện bản sắc riêng của ngân hàng, gắn liền với phong tục, tập quán, truyền thống, văn hóa mỗi địa phương mà ngân hàng hoạt động. Văn hóa doanh nghiệp cũng còn là các hoạt động văn hóa, thể thao, xã hội, đóng góp cộng đồng, từ đó tạo sự gắn kết giữa cán bộ nhân viên trong ngân hàng, kích thích khả năng sáng tạo, hăng say làm việc của cán bộ, nhân viên đồng thời tạo sự gắn kết chặt chẽ giữa ngân hà ng và khách hàng. Những yếu tố đó góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của ngân hàng.

1.4 KINH NGHIỆM NÂNG CAO NĂNG Lực CẠNH TRANH CỦA MỘT SỐ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI TRÊN THẾ GIỚI

Sau khi Việt Nam ra nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), trong lĩnh vực kinh doanh tiền tệ và dịch vụ tài chính, các NHTM trong nước phải cạnh tranh với các đối thủ nặng ký là các Ngân hàng, Tập đoàn tài chính có tiềm lực tài chính mạnh mẽ và kinh nghiệm hoạt động lâu đời đến từ các nước khác nhau trên thế giới. Để nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM Việt Nam thì chúng ta cần học hỏi kinh nghiệm cạnh tranh từ các ngân hàng thế giới.

Một phần của tài liệu 0441 giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các NHTM VN trong điều kiện khủng hoảng tài chính đang gia tăng hiện nay luận văn thạc sỹ (FILE WORD) (Trang 37 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(128 trang)
w