Các đối tượng được xác định là cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 80 - 82)

CHƢƠNG 3 : THỰC TRẠNG VỀ QUẢN LÝ VỐN

3.4. Vấn đề cơ chế quản lý cán bộ DNNN

3.4.1. Các đối tượng được xác định là cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nước

a) Theo Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003, tại Khoản 2 Điều 2 có quy định về đối tƣợng áp dụng bao gồm:

“... b) Ngƣời đại diện phần vốn góp của Nhà nƣớc tại công ty cổ phần nhà nƣớc, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn nhà nƣớc có hai thành viên trở lên;

c) Ngƣời đại diện phần vốn góp của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có cổ phần, vốn góp chi phối của Nhà nƣớc.

Ngƣời đại diện phần vốn góp của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có một phần vốn của Nhà nƣớc thực hiện theo quy định của Chính phủ.”

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện nay, Chính phủ chƣa ban hành riêng văn bản quy phạm phạm pháp luật để điều chỉnh đối tƣợng này.

b) Theo Luật Doanh nghiệp năm 2005, tại Khoản 14 Điều 4 có giải thích từ ngữ “ngƣời đại diện theo ủy quyền”; Điều 48 quy định về “Ngƣời đại diện theo ủy quyền”.

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên: Thành viên là tổ chức (Hội đồng thành viên của công ty góp vốn nhà nƣớc) chỉ định ngƣời đại diện theo ủy quyền tham gia Hội đồng thành viên (của công ty có phần vốn nhà nƣớc) (Điều 47).

- Đối với công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên: Chủ sở hữu công ty bổ nhiệm ngƣời đại diện theo ủy quyền với nhiệm kỳ không quá năm năm và có quyền thay thế ngƣời đại diện theo ủy quyền bất cứ khi nào (Điều 67).

- Đối với công ty cổ phần: Hội đồng quản trị cử ngƣời đại diện theo ủy quyền thực hiện quyền sở hữu cổ phần hoặc phần vốn góp ở công ty khác, quyết định mức thù lao và lợi ích khác của những ngƣời đó (Điều 108)

c) Theo quy định tại Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, ngày 05/02/2009 của Chính phủ ban hành Quy chế quản lý tài chính của công ty nhà nƣớc và quản lý vốn nhà nƣớc đầu tƣ vào doanh nghiệp khác (thay thế Nghị định số 199/2004/NĐ-CP, ngày 03/12/2004), có quy định về “Ngƣời đại diện phần vốn góp của công ty nhà nƣớc tại doanh nghiệp khác” là ngƣời đƣợc chủ sở hữu của công ty nhà nƣớc ủy quyền đại diện vốn nhà nƣớc đầu tƣ tại doanh nghiệp khác.

Do Nghị định số 09/2009/NĐ-CP, ngày 05/02/2009 của Chính phủ ban hành vào thời điểm Luật Doanh nghiệp nhà nƣớc năm 2003 và Luật Doanh nghiệp năm

2005 cùng có hiệu lực thi hành, nên quy định về ngƣời đại diện đƣợc hiểu bao gồm: ngƣời đại diện phần vốn nhà nƣớc và ngƣời đại diện theo ủy quyền.

d) Căn cứ quy định Nghị định số 66/2011/NĐ-CP ngày 01/08/2011 của Chính phủ quy định việc áp dụng Luật Cán bộ, công chức đối với chức danh lãnh đạo, quản lý công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu và ngƣời đƣợc cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nƣớc (sau đây gọi chung là Nghị định số 66/2011/NĐ-CP của Chính phủ), các chức danh lãnh đạo, quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc gồm:

- Chủ tịch Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty; thành viên Hội đồng thành viên; Kiểm soát viên; Tổng giám đốc, Phó Tổng giám đốc, Giám đốc, Phó Giám đốc và Kế toán trƣởng của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nƣớc làm chủ sở hữu.

- Ngƣời đƣợc cử làm đại diện chủ sở hữu phần vốn của Nhà nƣớc tại doanh nghiệp có vốn góp của Nhà nƣớc.

Từ các căn cứ pháp lý nêu trên, cán bộ quản lý doanh nghiệp nhà nƣớc có sự đa dạng về đối tƣợng, nhƣng thực hiện chung một chức năng đại diện chủ sở hữu thực hiện quyền, nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với vốn nhà nƣớc tại doanh nghiệp nhà nƣớc theo phân cấp của Chính phủ. Vì vậy, trong phạm vi luận văn này, cán bộ doanh nghiệp nhà nƣớc đƣợc hiểu chung là ngƣời đại diện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)