Mô hình cơ quan đại diện phần vốn góp nhà nước trong các DNNN,

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 60 - 65)

CHƢƠNG 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN, TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

1.3. Pháp luật về quản lý vốn DNNN

1.3.4. Mô hình cơ quan đại diện phần vốn góp nhà nước trong các DNNN,

mặt nhà nước thực hiện các quyền của cổ đông nhà nước trong DNNN

Hiện nay ở Việt Nam đang thí điểm mô hình một tổ chức đại diện phần vốn góp nhà nƣớc tại các DNNN, đó là mô hình Tổng công ty đầu tƣ và kinh doanh vốn nhà nƣớc (SCIC). Mô hình này đƣợc học tập từ thành công của các công ty Temasek của Singapore hay Future Fund tại Úc. SCIC hiện mới chỉ đại diện quản lý phần vốn nhà nƣớc tại các DNNN nhỏ với số vốn nhà nƣớc tƣơng đối khiêm tốn. Tuy nhiên theo định hƣớng thì trong tƣơng lai, SCIC có thể sẽ nắm giữ toàn bộ các tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc còn lại. Học viên cho rằng mô hình này cần có sự nghiên cứu thêm trƣớc khi triển khai trong thực tế. Bởi lẽ, ngoài chức năng kinh doanh, SCIC còn mang thêm nhiệm vụ chính trị. Đây là khác biệt lớn nhất giữa mô hình của SCIC và các công ty dạng này trên thế giới nhƣ Future Fund của Úc hay Temasek của Singapore. Các công ty dạng này của nƣớc ngoài hoạt động hoàn toàn vì lợi nhuận, không chịu bất kỳ sự can thiệp nào của chính phủ, nghĩa là không phải mang nhiệm vụ chính trị. Họ hoạt động theo mô hình doanh nghiệp, luôn minh bạch trong các hoạt động của mình, tự nguyện công bố báo cáo tài chính theo định kỳ dù đó không phải là nghĩa vụ. Những hoạt động gần đây của SCIC cho thấy định chế tài chính này đang hƣớng đến mô hình Temasek của Singapore, chuyển dần từ quản lý một danh mục đầu tƣ (portfolio) các DNNN sang chủ động đi tìm các cơ hội đầu

tƣ vào các ngành, lĩnh vực trọng điểm. Học viên cho rằng trong điều kiện cụ thể của Việt Nam hiện nay thì mô hình Temasek chƣa phù hợp với SCIC. Temasek về cơ bản là một dạng quỹ đầu tƣ lớn vào các doanh nghiệp chƣa niêm yết (private equity fund) với một cổ đông duy nhất là Nhà nƣớc. Theo tổng kết thì có hai điều kiện tiên quyết để mô hình này có thể thành công là (1) tính minh bạch trong hoạt động và (2) tính chuyên nghiệp trong quản lý và điều hành các hoạt động đầu tƣ.

Về tiêu chí minh bạch, theo đánh giá, chỉ số minh bạch của Temasek đứng thứ hai ở châu Á, thể hiện rất rõ qua việc tự nguyện công bố báo cáo tài chính hàng năm mặc dù theo luật Singapore, công ty này không có nghĩa vụ công bố vì không phải là công ty đại chúng. Trong khi đó, cho đến thời điểm này SCIC chƣa minh bạch nhƣ Temasek. Ngoài một số rất ít thông tin công bố trên báo chí, SCIC không công khai báo cáo tài chính định kỳ, chƣa phân biệt ranh giới giữa quyết định thƣơng mại mang tính lợi nhuận và quyết định chính sách mang tính xã hội và không vì mục tiêu lợi nhuận. Vì là tổ chức hoạt động theo mô hình công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên với Nhà nƣớc là chủ sở hữu duy nhất, chứ không phải công ty đại chúng nên theo quy định của pháp luật thì SCIC không có nghĩa vụ phải công bố báo cáo tài chính hằng năm. Những yếu tố trên cho thấy chƣa thể tạo ra ngay những quy định pháp lý đảm bảo cho sự minh bạch trong hoạt động của SCIC.

Về tính chuyên nghiệp, Hội đồng quản trị của Temasek chỉ duy nhất có một đại diện của Bộ Tài chính Singapore, còn lại là các doanh nhân thành đạt đã đƣợc thừa nhận. Ngoài ra, còn có đội ngũ các chuyên gia có nhiều kinh nghiệm với các quốc tịch khác nhau. Trong khi đó, ngay từ khi thành lập SCIC đã chuyển một bộ phận của Bộ Tài chính về thành lập bộ máy của mình, hầu hết hội đồng quản trị của SCIC đều đã hoặc đang là quan chức nhà nƣớc lâu năm và thiếu vắng các nhà quản trị kinh nghiệm và chuyên nghiệp. Một ví dụ cụ thể là trong Quy chế ngƣời đại diện của SCIC còn giới hạn chỉ có công dân Việt Nam mới có thể đại diện SCIC ngồi trong các hội đồng quản trị các công ty mà SCIC quản lý. Học viên cho rằng đây là một một hạn chế trong hoàn cảnh Việt Nam thiếu những ngƣời có khả năng và kinh nghiệm quản trị doanh nghiệp.

Do đó, cần có những nghiên cứu sâu hơn về mô hình tổ chức đại diện quyền sở hữu vốn nhà nƣớc tại các doanh nghiệp nhà nƣớc trƣớc khi lựa chọn mô hình quỹ đầu tƣ hay một cơ quan nhà nƣớc nhƣng đƣợc tập hợp bởi các chuyên gia có đủ trình độ, kinh nghiệm trong quản trị doanh nghiệp; đảm bảo xây dựng đƣợc mô hình phù hợp với điều kiện thực tế của Việt Nam.

1.3.5. Về sự tham gia của nhà nước với tư cách là cổ đông, người góp vốn trong DNNN

Nhà nƣớc với tƣ cách là một cổ đông (hay ngƣời góp vốn) có một số quyền hạn nhƣ sau: (1) tham dự và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của đại hội cổ đông; (2) tiếp nhận các thông tin có liên quan và cần thiết của DNNN một cách kịp thời và thƣờng xuyên; (3) bầu và bãi miễn thành viên Hội đồng Quản trị; (4) phê chuẩn các giao dịch có giá trị lớn hoặc giao dịch có tính chất tƣ lợi giữa DNNN và những ngƣời có liên quan trong DNNN.

Theo khuyến nghị của OECD, Chính phủ không nên can thiệp vào hoạt động điều hành hàng ngày của các DNNN, đồng thời cho phép các doanh nghiệp này đƣợc quyền tự chủ hoạt động trên cơ sở những mục tiêu Chính phủ đặt ra cho từng DNNN cụ thể. Bên cạnh đó, pháp luật cần tôn trọng và bảo đảm cho Hội đồng quản trị của DNNN thực hiện những nhiệm vụ và quyền hạn mà Luật doanh nghiệp đã quy định một cách độc lập. Sự tham gia của nhà nƣớc vào hoạt động của các DNNN nên đƣợc giới hạn trong những vấn đề thuộc về chiến lƣợc và chính sách phát triển của DNNN đó, bên cạnh những quyền hạn của một cổ đông góp vốn trong doanh nghiệp.

Dƣới góc độ quản trị doanh nghiệp khoa học, Nhà nƣớc thực hiện vai trò chủ sở hữu phần vốn góp trong các DNNN thông qua tƣ cách là một cổ đông (hay ngƣời góp vốn) của DNNN chứ không thông qua những thành viên hội đồng quản trị do Nhà nƣớc đề cử vào Hội đồng quản trị hay Hội đồng thành viên, Chủ tịch công ty. Nói cách khác, quan niệm Hội đồng quản trị (trong DNNN do nhà nƣớc nắm 100% vốn) hay các thành viên Hội đồng quản trị do nhà nƣớc đề củ (trong DNNN mà nhà nƣớc có góp vốn) là đại diện chủ sở hữu phần vốn góp nhà nƣớc tại DNNN là chƣa hợp lý. Trong DNNN, mặc dù các thành viên Hội đồng quản trị có thể do cơ quan

đại diện phần vốn góp của nhà nƣớc lựa chọn, bầu hoặc bổ nhiệm, nhƣng các thành viên Hội đồng quản trị khi thực hiện nhiệm vụ của mình không phải nhân danh hay đại diện vì lợi ích của nhà nƣớc hoặc thực hiện nhiệm vụ theo ủy quyền cho chủ sở hữu phần vốn góp nhà nƣớc tại doanh nghiệp, mà thực hiện quyền hạn và nhiệm vụ trên cơ sở lợi ích của DNNN và tất cả các cổ đông nói chung.

Vai trò của nhà nƣớc với tƣ cách là cổ đông/ngƣời góp vốn trong vấn đề này nên thể hiện ở việc thiết lập đƣợc một quy trình lựa chọn và giới thiệu ứng viên vào các vị trí trong Hội đồng quản trị mang tính khoa học và minh bạch. Vai trò của Hội đồng quản trị trong DNNN nói chung và các doanh nghiệp nói riêng là rất quan trọng, chất lƣợng của hoạt động của Hội đồng quản trị sẽ quyết định đến hiệu quả của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp và tƣơng lai của doanh nghiệp. Cơ quan thực hiện quyền đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc cần đảm bảo rằng các DNNN lựa chọn đƣợc những hội đồng quản trị hoạt động chuyên nghiệp, hiệu quả; các thành viên hội đồng quản trị có trình độ, kiến thức và kinh nghiệm trong các lĩnh vực hoạt động chính yếu của DNNN đủ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ định hƣớng của Hội đồng quản trị. Do đó, nhà nƣớc cần thiết phải có một quy trình giới thiệu thành viên Hội đồng quản trị chặt chẽ, khoa học và cơ quan đại diện chủ sở hữu vốn nhà nƣớc phải tham gia một cách tích cực vào quy trình lựa chọn, giới thiệu cũng nhƣ khi bỏ phiếu tại Đại hội cổ đông.

Quy trình này cần phải đƣợc xây dựng khác với quy trình bổ nhiệm các chức danh hành chính trong cơ quan nhà nƣớc, thƣờng do Bộ Nội vụ, Sở nội vụ thực hiện. Bởi vì, quy trình hiện nay chỉ phù hợp với việc lựa chọn cán bộ công chức thực hiện công việc hành chính nhà nƣớc chứ không phù hợp với việc lựa chọn những nhà kinh doanh giỏi, phù hợp với việc trực tiếp quản lý doanh nghiệp. Việc lựa chọn ngƣời phải xuất phát từ nhu cầu công việc và chỉ những ngƣời trong giới kinh doanh mới có thể đánh giá chính xác đƣợc khả năng, năng lực của các ứng viên. Quy trình này cần đảm bảo tính minh bạch, chặt chẽ, tạo cơ sở lựa chọn những ứng viên có năng lực, trình độ và kinh nghiệm cần thiết cho những DNNN hoạt động trong các lĩnh vực cụ thể. Các tiêu chuẩn về năng lực, trình độ và kinh nghiệm

cần đƣợc đƣa ra trên cơ sở đánh giá hoạt động của Hội đồng quản trị hiện tại và phù hợp với yêu cầu của chiến lƣợc phát triển của DNNN đó. Kinh nghiệm quốc tế về vấn đề này cho thấy một quy trình tuyển chọn ứng viên tốt sẽ tạo tiền đề cho việc xây dựng một Hội đồng quản trị chuyên nghiệp, hoạt động có trách nhiệm và phù hợp với đặc thù của hoạt động kinh doanh trong DNNN đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp 100% vốn nhà nước ở việt nam (Trang 60 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)