Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
4.2. NHỮNG CƠ HỘI, THÁCH THỨC VÀ YÊU CẦU NÂNG CAO
4.2.2. Nâng cao năng lực cạnh tranh là yêu cầu phát triển của ngành
dệt may Việt Nam và sự phát triển chung của nền kinh tế
Ở Việt Nam, dệt may được coi là một ngành kinh tế chủ chốt, là ngành hàng xuất khẩu ưu tiên trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, công nghiệp dệt may không những góp phần tăng tích luỹ vốn cho quá trình CNH, HĐH nền kinh tế mà còn tạo cơ hội cho Việt nam hội nhập kinh tế với khu vực và thế giới. Với vị trí và vai trò quan trọng của ngành trong nền kinh tế, nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành dệt may Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng hơn là yêu cầu duy trì sự phát triển ổn định của chính ngành dệt may và là yêu cầu phát triển chung của cả nền kinh tế. Cụ thể là:
- Nâng cao năng lực cạnh tranh là phương thức để tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp ngành dệt may. Nghề dệt may tuy được hình thành khá sớm ở Việt Nam nhưng chủ yếu vẫn lạc hậu so với thế giới. Trong điều kiện hội nhập kinh tế sâu rộng như hiện nay, các biện pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cần được các doanh nghiệp dệt may Việt Nam tiến hành thường xuyên và liên tục. Cạnh tranh trên thị trường dệt may ngày càng gay gắt khi trên thị trường xuất hiện ngày càng nhiều các đối thủ cạnh tranh nước ngoài với tiềm
lực mạnh về tài chính, công nghệ, quản lý và có sức mạnh thị trường. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật công nghệ đang phát triển nhanh nhiều công trình khoa học công nghệ tiên tiến ra đời tạo ra các sản phẩm tốt, đáp ứng nhu cầu mọi mặt của con người.
Trong cuộc cạnh tranh này, doanh nghiệp nào nhạy bén hơn thì doanh nghiệp đó sẽ thành công. Cùng với vấn đề nâng cao suất lao động, khả năng sáng tạo cũng đặt ra yêu cầu cho các doanh nghiệp trong ngành dệt may về trình độ thu thập và xử lý thông tin thị trường một cách có hiệu quả, nhận thức đầy đủ và chính xác về những cam kết thương mại các doanh nghiệp Việt Nam phải thực hiện, những yêu cầu và tiêu chí chất lượng của các đối tác kinh doanh đưa ra, hiểu biết về luật pháp quốc tế. Nâng cao năng lực cạnh tranh là một đòi hỏi cấp bách để các doanh nghiệp đủ sức cạnh tranh một cách lành mạnh, hợp pháp và đứng vững trên thị trường.
- Dệt may là một trong những ngành quan trọng, đóng góp một nguồn thu
lớn cho ngân sách Nhà nước, góp phần tăng tích luỹ vốn cho quá trình phát triển đất nước. Trong giai đoạn CNH, nhiều nước đã chọn giải pháp là phát triển một số ngành công nghiệp có lợi thế để hướng về xuất khẩu, thu ngoại tệ tạo đà cất cánh cho nền kinh tế. Dệt may là ngành công nghiệp thường được nhiều nước lựa chọn để phát triển, trong đó có Việt Nam. Vì ngành dệt may không đòi hỏi đầu tư lớn, tốc độ chu chuyển vốn nhanh, sử dụng được lợi thế về nguồn lao động dồi dào. Không chỉ khai thác được nội lực từ đầu tư trong nước, ngành có khả năng thu hút vốn đầu tư nước ngoài lớn. Do đó, dệt may cần tiếp tục khai thác tốt lợi thế của ngành để phục vụ cho quá trình phát triển đất nước.
- Quá trình nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành (cải tiến máy móc, nâng cao chất lượng sản phẩm, phát triển công nghiệp hỗ trợ...) sẽ kéo theo sự phát triển của một số ngành công nghiệp và một số lĩnh vực sản xuất khác như cơ khí, hoá chất, sản xuất nguyên, phụ liệu. Chủ trương phát triển vùng
nguyên liệu, tạo điều kiện thuận lợi để hai nghề truyền thống là nghề trồng bông và nghề dâu tằm tơ có điều kiện được phục hồi, phát triển, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng gắn với công nghiệp chế biến và thị trường theo quan điểm CNH, HĐH của Đảng. Thông qua việc xuất khẩu hàng may mặc, các mối quan hệ kinh tế được mở rộng ra bên ngoài, thúc đẩy các ngành khác như dịch vụ, tín dụng, bảo hiểm quốc tế… Như vậy, ngành dệt may tạo điều kiện thuận lợi để phát triển một số ngành kinh tế khác.
Nâng cao năng lực cạnh tranh của ngành đồng nghĩa với việc nâng cao chất lượng sản phẩm, giám giá thành đáp ứng tốt hơn nhu cầu tiêu dùng trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu mang lại nguồn thu ngoại tệ đáng kể. Các sản phẩm dệt may của Việt Nam đã có mặt ở hầu khắp các nước trên thế giới. Trong năm 2014, ngành dệt may đã có sự tăng trưởng ấn tượng, là một trong 2 ngành có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất đạt khoảng 24,5 tỷ USD, chỉ sau xuất khẩu điện thoại và linh kiện [47]. Khi năng lực cạnh tranh của ngành được tăng lên, khai thác ngày càng hiệu quả các cơ hội do điều kiện hội nhập mang lại, chúng ta hoàn toàn có thể hi vọng khẳng định được vị thế của ngành dệt may Việt Nam trên thị trường thế giới, kể cả các thị trường khó tính nhất. Ngành dệt may ngày càng phục vụ tốt hơn cho nhu cầu xã hội và đem lại giá trị xuất khẩu cao cho nền kinh tế.
- Ngoài ý nghĩa kinh tế, ngành dệt may còn góp phần giải quyết vấn đề xã hội đó là tạo việc làm cho người lao động, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, đồng thời góp phần quan trọng vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Dệt may là ngành sử dụng lao động nhiều nhất trong các ngành công nghiệp. Hiện ngành dệt may Việt Nam có khoảng 2,5 triệu lao động, chiếm khoảng 25% lao động của khu vực kinh tế công nghiệp Việt Nam, trong đó 80% là nữ [1]. Ngành dệt may vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc
tạo công ăn làm đem lại thu nhập cho người lao động, góp phần vào sự ổn định xã hội.