Các chi phí BHXH

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại việt nam (Trang 61)

Đơn vị: Tỷ đồng ST Loại chi phí 2012 2013 2014 2015 T 1 2 4 5 6 7 I Nguồn NSNN 29,983 32,918 33,184 34,613 1 Hưu 29,983 32,918 33,184 34,613 II Nguồn quỹ BHXH 43,426 53,154 59,391 72,453 1 Hưu 42,455 51,951 57,962 70,627 2 Trợ cấp một lần khi nghỉ 971 1,203 1,429 1,826 hưu

ST Loại chi phí 2012 2013 2014 2015 T 1 2 4 5 6 7 1 Tuất hàng tháng 909 1,079 1,109 1,260 2 Tuất một lần 140 130 181 171 3 Mai táng phí 280 313 373 401 IV Nguồn quỹ BHXH 1,442 1,697 1,841 1,802 1 Tuất hàng tháng 474 409 795 583 2 Tuất một lần 793 1,079 799 904 3 Mai táng phí 175 210 247 315

Nguồn: Báo cáo chi của BHXH Việt Nam năm 2015

Năm 2013 chi lương hưu từ nguồn ngân sách tăng 10% so với năm 2012, năm 2014 tăng 1% so với năm 2013, năm 2015 lương hưu từ nguồn ngân sách tăng so với năm 2014 là 4,31%. Lương hưu từ nguồn ngân sách tăng chủ yếu do chính sách điều chỉnh tăng lương hưu của Chính phủ.

Lương hưu do quỹ HXH đảm bảo cũng tăng qua các năm, cụ thể: Năm 2013 chi lương hưu từ nguồn quỹ tăng 22,4% so với năm 2012, năm 2014 tăng 11,6% so với năm 2013, năm 2015 lương hưu từ nguồn quỹ tăng so với năm 2014 là 21,9%, trợ cấp 1 lần khi nghỉ hưu cũng tăng tương ứng là 23,9%, 18,8% và 27,8%, chi phí liên quan chế độ hưu trí từ nguồn quỹ tăng do chính sách điều chỉnh tăng lương hưu của Chính phủ và do số người về hưu mới phát sinh tăng nhanh hơn số người nghi hưu mất đi.

Theo thống kê, tổng dư quỹ HXH bắt buộc, HXH tự nguyện từ năm 2011 đến năm 2015 đã có những biến động như sau:

Năm 2014: Dư quỹ 349.528 tỷ đồng, tăng 25,5% so với năm 2013 Năm 2015: Dư quỹ 421.603 tỷ đồng, tăng 20,6% so với năm 2014 Như vậy kết dư quỹ BHXH bắt buộc, BHXH tự nguyện tăng qua các năm, tuy nhiên tỷ lệ tăng giảm dần qua các năm.

Khác với chính sách bảo trợ xã hội hay chính sách về y tế, đó là những chính sách mà Nhà nước chủ động hoặc chủ động một phần trong chi trả đối với NCT, chính sách hưu trí là sự tích lũy của người lao động và trách nhiệm của người sử dụng lao động trong suốt thời gian cống hiến cho lao động và được hưởng thành quả đó khi về già. Có rất nhiều nước trên thế giới mà chính sách xã hội rất ưu việt, họ chấp nhận tỷ lệ đóng cao và chi trả lớn, không chỉ dùng cho chi trả lương hưu mà có thể bao cấp cả y tế, giáo dục, …. Hiện nay Việt Nam chúng ta đang áp dụng mức đóng 26% tiền lương và khi nghỉ hưu thì lương hưu được nhận tối đa là 75%. Điều này gây nên áp lực rất lớn đối với quỹ hưu trí, nhất là khi tình hình gia tăng số lượng NCT hàng năm lớn như hiện nay, nhu cầu hưởng chế độ hưu trí ngày càng cao, cần có những biện pháp để cân đối, ổn định về quỹ, đảm bảo thu nhập cho người lao động khi về già.

2.2.2.3.Đán giá t n n t ực hiện c ín sác ưu trí

Chính sách hưu trí trong thời gian vừa qua cũng đã đạt được những kết quả đảng khích lệ. Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng hàng năm bao gồm cả tự nguyện cả bắt buộc đồng nghĩa với việc số thu vào quỹ BHXH, quỹ hưu trí cũng có sự gia tăng hàng năm. Việc số lượng người tham gia vào HXH tăng cao thể hiện được những ưu điểm mà chính sách hưu trí mang lại cho người dân: Đầu tiên là sự bảo đảm về tài chính khi về già, đây là sự tích lũy của người dân trong suốt quá trình trong độ tuổi lao động và tự chủ về cuộc sống sau khi hết tuổi lao động; có lương hưu đồng nghĩa với việc có thẻ BHYT, có thẻ HYT nghĩa là sẽ được san sẻ về tài chính khi rủi ro về sức

khỏe xảy ra; … Vì những lợi ích thiết thực đó mà ngày càng nhiều người trong độ tuổi lao động đã tham gia vào quá trình đóng HXH để được nhận chế độ hưu trí khi về già.

Về mặt văn bản, hiện nay chính sách hưu trí được thể chế hóa trong Luật Bảo hiểm xã hội 2014 . Đây là văn bản luật mới nhất quy định đầy đủ trách nhiệm, quyền lợi, nghĩa vụ của người tham gia HXH để hưởng chế độ hưu trí. Có thể nói so với Luật Bảo hiểm xã hội (2006) thì Luật Bảo hiểm xã hội

2014 đã có một số tiến bộ rõ rệt. Điển hình là là việc mở rộng đối tượng tham gia HXH, các điều kiện hưởng cũng được cân đối hợp lý hơn, cơ quan HXH được giao chức năng thanh tra sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc giám sát các doanh nghiệp, đảm bảo quyền lợi cho người lao động đóng HXH, …

Một trong những ưu điểm của chính sách hưu trí trong thời gian qua phải kể đến những ưu việt trong việc cải cách thủ tục hành chính. Sau khi mở rộng đối tượng tham gia HXH trước kia là BHXH bắt buộc, chỉ dành cho cán bộ, công chức, viên chức, … “người nhà nước” tham gia. Nhưng hiện nay HXH đã mở rộng phạm vi, đối tượng tham gia có thể là bất kỳ người dân nào trong độ tuổi lao động, thậm chí chính sách còn đảm bảo cho những người ngoài độ tuổi lao động nhưng khoảng thời gian đóng còn thiếu có thể đóng một lần cho những năm còn thiếu, miễn là không quá 10 năm để có thể hưởng chế độ hưu trí hàng tháng . Việc cải cách hành chính giúp việc đăng ký, tham gia BHXH ngày càng trở nên thuận tiện. Mọi công dân Việt Nam đều có thể đến các đại lý của HXH đăng ký đóng, có thể đóng từng tháng, đóng theo quý, hay đóng theo năm.

Về nội dung chính sách hưu trí, bên cạnh việc đảm bảo tài chính cho NCT cũng ngày càng thể hiện sự quan tâm của Nhà nước đến quyền lợi của người lao động. Cũng theo ví dụ trên, nếu như trước kia, người hết tuổi lao

động mà không đủ điều kiện để nhận chế độ hưu trí hàng tháng thì sẽ nhận chế độ hưu trí 1 lần, so với chế độ hưu trí hàng tháng, thì việc nhận chế độ hưu trí một lần có phần thiệt thòi về kinh tế hơn rất nhiều: NCT nếu không giữ hoặc đầu tư hợp lý cho số tiền 01 lần đó thì sẽ không có nguồn hỗ trợ nào ổn định dài hạn trong tương lai. Để đảm bảo cho những người cao tuổi trong tương lai đó, hiện nay chính sách cũng đã có thêm phương thức đóng 01 lần cho số năm còn thiếu, miễn là không quá 10 năm. Đây là phương án vừa đảm bảo quyền lợi chính đáng của người lao động, vừa tạo nên nguồn thu cho quỹ

HXH và cũng chống được những tiêu cực do làm giả hồ sơ hưởng chế độ hưu trí.

Ngoài những cải cách tiến bộ đã đạt được như trên, chế độ hưu trí cũng còn tồn tại một số vấn đề. Trong quá trình thực hiện chính sách, do số lượng đối tượng càng một tăng, cơ quan quản lý cao nhất là BHXH Việt Nam cũng đã nghiên cứ, thay đổi nhiều phương thức để chi trả sao cho hợp lý, tiết kiệm và hiệu quả nhất. Thay vì trước đây có nhân viên đến phát, vừa mất nhiều thời gian vừa không đảm bảo an toàn, thì hiện nay BHXH Việt Nam phối hợp với bưu điện để có thể chi trả qua hệ thống bưu điện và chi trả qua tài khoản cá nhân. Tuy nhiên giao thời của mỗi phương thức cũng còn nhiều bất cập: nhân viên bưu điện tuy tập trung để trả tại địa điểm có nhanh hơn, an toàn hơn nhưng tâm lý NCT vẫn “ngại” di chuyển, đi ra nơi phát, muốn được nhận tại nhà; bên cạnh đó nhiều cụ không có tài khoản cá nhân, cảm thấy khó khăn khi phải sử dụng thẻ để rút tiền, …

Một trong những yêu tố bất cập khác của chế độ hưu trí là nguồn thu vẫn còn tình trạng trốn đóng, nợ đọng BHXH của các doanh nghiệp, chủ sử dụng lao động. Điều nay gây ra tổn thất cho quỹ HXH, đồng thời người lao động bị thiệt hại về quyền lợi sau khi hết tuổi lao động.

Những bất cập này đều được BHXH Việt Nam ghi nhận và nghiên cứu, xem xét điều chỉnh sao cho hợp lý. Trong tương lai, chính sách hưu trí còn phải đối mặt với nhiều khó khăn và thách thức hơn nữa, vì vậy cần phân tích những nguyên nhân khách quan, chủ quan để tìm ra giải pháp thích hợp, nâng cao hiệu quả của chính sách hơn nữa.

2.2.3. C đ c ăm sóc sức k ỏe – Chính sách BHYT 2.2.3.1. N i dung chính sách y t

Trong quy định của Luật Người Cao tuổi (2009) đã nói rõ về những ưu tiên trong khám, chữa bệnh cho người cao tuổi tại Việt Nam như sau:

- Người từ đủ 80 tuổi trở lên được ưu tiên khám trước người bệnh khác trừ bệnh nhân cấp cứu, trẻ em dưới 6 tuổi, người khuyết tật nặng;

- Được bố trí giường nằm phù hợp khi điều trị nội trú.

Đối với các bệnh viện, trừ bệnh viện chuyên khoa nhi, có trách nhiệm sau đây:

- Tổ chức khoa lão khoa hoặc dành một số giường để điều trị người bệnh là người cao tuổi;

- Phục hồi sức khoẻ cho người bệnh là người cao tuổi sau các đợt điều trị cấp tính tại bệnh viện và hướng dẫn tiếp tục điều trị, chăm sóc tại gia đình; - Kết hợp các phương pháp điều trị y học cổ truyền với y học hiện đại, hướng dẫn các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc ở tuyến y tế cơ sở đối với người bệnh là người cao tuổi.

Đặc biệt, Nhà nước khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh miễn phí cho người cao tuổi.

Đối với việc chăm sóc sức khỏe ban đầu tại nơi cư trú, Luật cũng quy định rõ trách nhiệm của các trạm y tế xã, phường, thị trấn như sau: Triển khai các hình thức tuyên truyền, phổ biến kiến thức phổ thông về chăm sóc sức khỏe; hướng dẫn người cao tuổi kỹ năng phòng bệnh, chữa bệnh và tự chăm

sóc sức khoẻ; Lập hồ sơ theo dõi, quản lý sức khoẻ người cao tuổi; Khám bệnh, chữa bệnh phù hợp với chuyên môn cho người cao tuổi; Phối hợp với cơ sở khám bệnh, chữa bệnh tuyến trên tổ chức kiểm tra sức khoẻ định kỳ cho người cao tuổi. Nhà nước cũng khuyến khích tổ chức, cá nhân khám bệnh, chữa bệnh cho người cao tuổi tại nơi cư trú.

Bên cạnh những quy định ưu tiên như trên, NCT tại Việt Nam còn được chăm sóc sức khỏe bằng chính sách ảo hiểm hiểm y tế sử dụng thẻ BHYT). Đây là hình thức mà người tham gia khi ốm đau phải sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh sẽ được quỹ BHYT trả thay một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cũng như chi phí mua thuốc men khám chữa bệnh. Bảo hiểm y tế tạo điều kiện cho bệnh nhân được khám và điều trị dù không có đủ tiền trang trải số chi phí khám chữa bệnh thực tế cho cơ quan y tế.

Căn cứ theo quy định tại điểm a khoản 2 Điều 12 Luật bảo hiểm y tế sửa đổi, bổ sung năm 2014 thì những người hưởng lương hưu sẽ thuộc đối tượng được tổ chức BHXH đóng BHYT.

Như vậy, những đối tượng NCT là người hưởng lương hưu là những đối tượng vẫn được cấp thẻ BHYT hưu trí. Bên cạnh đó, với đối tượng là NCT không có lương hưu mà thuộc diện NCT hưởng trợ cấp hàng tháng vẫn có thẻ BHYT nếu thuộc một trong các trường hợp sau (là những đối tượng thuộc diện bảo trợ xã hội :

– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng;

– Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện như trên mà không có lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng;

– Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận

vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Như vậy, về mặt quy định, cơ bản Luật HYT đã chỉ ra rõ những đối tượng nằm trong diện được Nhà nước hỗ trợ thẻ HYT. Hệ thống các văn bản về Thông tư, Nghị định hướng dẫn thi hành Luật HYT cũng dần được hoàn thiện. NCT có thể căn cứ vào đó để xác định phạm vi, quyền lợi được hưởng của mình.

2.2.3.2. T ực tiễn triển k ai chính sách BHYT

Năm 2010, có 2.176 cơ sở y tế ký hợp đồng KC cho người có thẻ HYT, năm 2011 có 2.303 cơ sở KC HYT, năm 2012 có 2.453 cơ sở y tế. Năm 2014 có 2.145 cơ sở y tế ký hợp đồng KC cho người có thẻ HYT. Tuy nhiên, hệ thống các cơ sở khám, chữa bệnh hiện nay trong cả nước chưa đáp ứng đủ nhu cầu chăm sóc sức khỏe người già. Đối tượng NCT là đối tượng có nhu cầu chăm sóc sức khỏe đặc biệt, cần yêu cầu có chuyên ngành về Lão khoa tại các bệnh viện. Thông tư 35/2011/TT-BYT ngày 15/10/2011 về Hướng dẫn chăm sóc sức khỏe NCT. Thông tư quy định rõ: Các bệnh viện đa khoa, bệnh viện chuyên khoa trừ bệnh viện chuyên khoa Nhi , bệnh viện y học cổ truyền có quy mô từ 50 giường bệnh kế hoạch trở lên phải bố trí giường bệnh điều trị nội trú và tổ chức buồng khám bệnh riêng cho NCT tại khoa khám bệnh. Trên thực tế hiện nay thì tỷ lệ các bệnh viện cho bố trí riêng cho Lão khoa lại rất ít, gây khó khăn cho NCT mỗi khi đi KC .

Tháng 12/2016, tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2016 và triển khai nhiệm vụ năm 2017 của Ủy ban Quốc gia về Người cao tuổi Việt Nam, Thứ trưởng ộ Y tế Phạm Lê Tuấn cho biết, xu thế trên thế giới là chuyển công tác chăm sóc sức khỏe cho người cao tuổi từ trong bệnh viện sang cộng đồng. ộ Y tế đang triển khai thí điểm mô hình chăm sóc sức khỏe toàn diện, dài hạn cho người cao tuổi tại huyện Sóc Sơn Hà Nội đem lại hiệu quả tốt.

Hiện cả nước có 50 bệnh viện cấp trung ương và cấp tỉnh có khoa Lão khoa; 302 khoa khám bệnh có buồng khám riêng hoặc bố trí bàn khám riêng cho người cao tuổi; 37.622 giường điều trị nội trú ưu tiên cho người cao tuổi; 2.522 nhân viên y tế được đào tạo về lão khoa.

Chế độ HYT đối với người già khi về hưu hưởng chế độ hưu trí trước ngày 01/01/1995 thì được Ngân sách Nhà nước đóng HYT, đối với người già khi về hưu hưởng chế độ hưu trí sau ngày 01/01/1995 thì được Quỹ

HXH đóng HYT.Như vậy đối với những người già có lương hưu, họ không phải lo đóng HYT mà vẫn có thẻ HYT và được hưởng mọi quyền lợi BHYT khi đi khám chữa bệnh.

Ngân sách Nhà nước còn đóng HYT cho người cao tuổi được hưởng trợ cấp bảo trợ xã hội hàng tháng nếu thuộc một trong các trường hợp sau:Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng hoặc có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng nhưng người này đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội hàng tháng; Người từ đủ 80 tuổi trở lên không thuộc diện quy định tại điểm trên mà không có lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng, trợ cấp xã hội hàng tháng; Người cao tuổi thuộc hộ nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội, nhà xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng.

Người tham gia HYT nói chung và người già khi tham gia HYT nói

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại việt nam (Trang 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)