Tại Hàn Quốc

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại việt nam (Trang 34)

8. Kết cấu luận văn

1.3.1. Tại Hàn Quốc

Dân số Hàn Quốc đạt 48,6 triệu người tính đến năm 2010, tăng 130 nghìn người so với 5 năm trước. Tỷ lệ người từ 65 tuổi trở lên chiếm 11% tổng dân số, tương đương 5,4 triệu người. Theo thông báo của chính quyền Hàn Quốc, tỷ lệ sinh tại nước này vào năm 2013 chỉ đạt 1,19 và là mức thấp nhất trong số 34 nước thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD).Dự đoán với tỷ lệ sinh thấp như trên thì đến năm 2018 Hàn Quốc sẽ chính thức bước vào thời kỳ xã hội già hóa với số người ở độ tuổi trên 65 chiếm đến hơn 14% tổng dân số. Già hóa dân số gây ra nhiều vấn đề thiệt hại lớn cho xã hội Hàn Quốc.

Theo các nhà nghiên cứu Hàn Quốc để có thể giải quyết những tác động tiêu cực của già hóa dân số, nước này tập trung vào việc: Cải cách hệ thống quỹ hưu trí, bổ sung thu nhập cho NCT

So với số dân đóng góp vào hệ thống hưu trí, số người được hưởng lợi từ hệ thống này sẽ nhanh chóng gia tăng về mặt tuyệt đối khi Hàn Quốc trở thành một xã hội già hóa.Như vậy, nếu hệ thống quỹ hưu trí tiếp tục tiến trình hiện tại thì rất có thể bắt đầu xảy ra thâm hụt từ năm 2034 và suy yếu hoàn toàn vào năm 2047. Nói cách khác, sự ổn định của các quỹ hưu trí, khả năng thanh toán hưu trí sẽ bị nguy hiểm bởi một loạt các vấn đề liên quan như giảm số người lao động đóng góp, giá trị thanh toán gia tăng, tính hiệu quả của đầu

tư quỹ hưu trí không cao, phân phối thu nhập giữa các tầng lớp xã hội và bảo đảm bình đẳng giữa các thế hệ còn nhiều bất cập.

Hệ thống quỹ hưu trí hiện tại cần được cải cách để mở rộng vai trò của các thị trường vốn như là nơi phân phối nguồn lực tài chính bằng cách giúp các cá nhân đạt được lợi ích bổ sung từ tiền tiết kiệm nghỉ hưu và các quỹ hưu trí tư nhân hơn là chỉ đơn giản chú trọng đến cách tiếp cận phúc lợi xã hội từ các khoản thu nhập. Điều này sẽ có lợi bởi vì hệ thống quỹ hưu trí tạo cơ sở để mở rộng thị trường vốn và giúp xoá bỏ gánh nặng quản lý rủi ro mà các cá nhân phải đảm trách.

Ngoài ra, Hàn Quốc cần thực thi các giải pháp khác nhằm xử lý những vấn đề cơ bản liên quan đến hệ thống hưu trí; bao gồm cải thiện những tiêu chuẩn hệ thống kế toán, đề cao tính chủ động cá nhân trong hoạt động quản lý tài sản và tạo thêm cơ hội việc làm.Bên cạnh việc nới lỏng các quy định, cần nỗ lực cải cách hệ thống quỹ hưu trí thông qua đánh giá chất lượng tài sản của danh mục đầu tư dựa trên những tiêu chuẩn tài chính quốc tế.Về mặt này, vì quy mô các quỹ sẽ mở rộng và ngày càng có nhiều định chế tài chính tham gia quản lý nên tất yếu sẽ dẫn đến gia tăng cạnh tranh trong lĩnh vực quản lý quỹ này.

1.3.2. Tại N ật ản

Với tỷ lệ sinh thấp và tuổi thọ cao, nhiều năm nay Nhật Bản là một trong những quốc gia có tỷ lệ người cao tuổi cao nhất thế giới.Tuy nhiên, tình trạng già hóa dân số một cách nhanh chóng thời gian gần đây không chỉ làm đau đầu các nhà hoạch định chính sách, mà còn được xem là thách thức lớn với Chính phủ Nhật Bản.

Theo ước tính, số người già từ 65 tuổi trở lên ở Nhật Bản chiếm gần 40% tổng dân số vào năm 2060, tăng từ mức 23% vào năm 2010. Dân số già sẽ tạo ra những gánh nặng đối với nền kinh tế quốc gia. Lực lượng lao động

sẽ phải gồng mình để gánh vác hệ thống thuế và an sinh xã hội.Dân số Nhật Bản đang già hóa với tốc độ không ngờ và nếu mọi việc cứ diễn ra như hiện nay thì Nhật Bản không thể tránh khỏi vỡ nợ. Đó là nguyên nhân vì sao Chính phủ Nhật Bản quyết định tăng thuế tiêu dùng lên 8% vào năm 2014 và 10% vào tháng 10/2015.Các chuyên gia phân tích cho rằng, chi phí phúc lợi xã hội không ngừng tăng trong một quốc gia già hóa dân số không có dấu hiệu giảm sẽ làm trầm trọng hơn gánh nặng nợ công - đang ở mức gấp đôi quy mô nền kinh tế - của Nhật Bản. Điều đáng quan ngại là dân số giảm kéo theo nhu cầu tiêu dùng giảm, gây khó khăn cho chính quyền của Thủ tướng S.Abe đang nỗ lực thoát ra khỏi thời kỳ 15 năm giảm phát. Thế nhưng, Chính phủ Nhật Bản đang rất lo ngại tình trạng có quá ít người trẻ trong lực lượng lao động thì sẽ khó có đủ người đóng thuế - nguồn thu chính - để vận hành cũng như phát triển nền kinh tế.

Ngoài ra, để chăm lo cho đối tượng NCT ngày càng ra tăng với tốc độ như trên, Chính phủ Nhật Bản đã đưa ra nhiều giải pháp như:

- Khuyến khích tạo ra việc làm cho NCT

Thay đổi phương thức tìm việc của nam nữ, xây dựng môi trường tốt, xóa bỏ hiện tượng phụ nữ sau 25 đến 30 tuổi mới đi tìm việc. Nếu như năm 2000 tỷ lệ dân số phụ thuộc của Nhật Bản chỉ là 46,9% thì đến năm 2013 tỷ lệ này đã tăng lên mức 59%. Trước sức ép lớn đến từ những người phụ thuộc trong đó chủ yếu là người già lên người trong độ tuổi lao động, chính phủ Nhật Bản đã và đang cố gắng đề ra các chính sách duy trì được nhiều người tham gia lực lượng lao động. Với người cao tuổi về hưu, thay đổi nhận thức về “dân số trong độ tuổi lao động mới”, từ đó khiến những người cao tuổi có sức khỏe vẫn có thể đáp ứng được yêu cầu của xã hội năng động. Nói một cách khác, khi người cao tuổi về hưu, họ vẫn có thể tìm việc làm phù hợp với điều kiện sức khỏe và chuyên môn của họ. Theo số liệu thống kê của Tổ chức

Statistics Bureau (Tokyo), cứ 5 người già nghỉ hưu thì có 1 người đi làm trở lại, đây là tỷ lệ cao nhất trong khối các nước phát triển. Mặc dù tuổi nghỉ hưu của người Nhật là 60 tuổi nhưng có hơn 5,7 triệu người 20% người về hưu vẫn tiếp tục làm việc ở độ tuổi quá 65. Theo báo cáo năm 2011 của Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế OECD, đàn ông Nhật thường nghỉ làm ở độ tuổi trung bình 70 và phụ nữ là 67.Chính phủ Nhật Bản đã ban hành chính sách giới thiệu việc làm tiếp tục cho người cao tuổi và luật về ổn định việc làm cho người cao tuổi để khuyến khích người cao tuổi vẫn có khả năng lao động tìm công việc phù hợp với mình. Chính sách này vừa làm giảm bớt gánh nặng thiếu hụt lao động của Nhật Bản, vừa giúp người cao tuổi phát huy khả năng, kinh nghiệm của mình.

- Phân bổ hài hòa mật độ NCT ở thành thị và nông thôn

Sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên (nông nghiệp, du lịch… của địa phương, thì cần phải tạo ra cơ hội việc làm.Xây dựng khu trung tâm, thực hiện quản lí và phát huy sức sống khu kinh tế. Trụ sở doanh nghiệp có sức cạnh tranh lớn, hình thành thành phố cứ điểm chiến lược, từ đó kiểm soát số dân di cư lên Tokyo từ đó tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động. Cũng theo số liệu ở trên, đàn ông và phụ nữ Nhật khi đến tuổi nghỉ hưu vẫn tiếp tục làm việc và cống hiến cho xã hội, mà dân số luôn tập trung ở thành thị, thưa thớt ở nông thôn là hình ảnh chung không chỉ riêng gì Nhật Bản. Vì vậy những chính sách phát huy điểm mạnh của địa phương sẽ giúp Nhật Bản giãn mật độ NCT tập trung quá lớn ở thành thị, gây áp lực lên cho chính quyền địa phương, gây nên sự mất cân bằng trong điều kiện chăm sóc NCT tại đây trong khi tại những địa phương khác như nông thông lại dư thừa điều kiện, trang thiết bị để phục vụ tốt những đối tượng này.

1.3.3. Tại Thái Lan

Năm 1950, dân số nhóm 60 + của Thái Lan chiếm 5% tổng dân số, đứng thứ 7 các nước Đông Nam Á nhưng đến nay, Thái Lan đã là quốc gia đứng thứ 2 trong khối ASEAN về tỷ lệ người cao tuổi (NCT), chỉ sau Singapore.

Tuổi thọ trung bình của Thái Lan cũng tăng từ 52 tuổi, năm 1950-1955, lên 71 tuổi năm 2000-2005. Dự báo đến năm 2025-2030, tuổi thọ của Thái Lan là 76,8 tuổi và đến năm 2050 là 79,1 tuổi, trong đó tuổi thọ của nữ cao hơn nam gần 9 tuổi.

Nhóm dân số 60+ của Thái Lan tăng lên 9 triệu vào năm 2015 và lên 12,9 triệu vào năm 2025 và đạt 20 triệu vào năm 2050.

Hành động mang tính quốc gia chính thức đầu tiên của Thái Lan về các vấn đề của NCT được bắt đầu vào năm 1953 với việc thiết lập Nhà dưỡng lão đầu tiên ở thủ đô angkok. Tại thời điểm đó, dân số 60+ của Thái Lan chưa đến 5% tổng dân số.

Sau Đại hội đồng thế giới đầu tiên về NCT được tổ chức tại Vienna năm 1982, Kế hoạch hành động quốc tế về NCT được phổ biến tới các quốc gia thành viên của Liên Hợp Quốc. Chính phủ Thái Lan đã thành lập Ủy ban quốc gia về NCT và xây dựng Kế hoạch quốc gia về NCT. Sau đó, Chính phủ đã ban hành nhiều chính sách về NCT. Năm 1997, chương trình nghị sự về NCTđược đưa vào trong Hiến pháp mới của Thái Lan.

Năm 2003, Thái Lan ban hành Luật NCT, thành lập Quỹ quốc gia dành cho NCT để hỗ trợ tài chính cho các hoạt động kinh doanh/kiếm sống của NCT.

Bộ Y tế là cơ quan nhà nước chính hỗ trợ việc hình thành các câu lạc bộ NCT ở tất cả các tiểu địa hạt.Hiện có gần 20.000 câu lạc bộ. Nghiên cứu quốc gia năm 2007 cho thấy 25,6% trong tổng số NCT Thái Lan là

thành viên các câu lạc bộ. Các thành viên được tiếp cận các hoạt động tăng cường sức khỏe hàng tháng như tập thái cực quyền, thể dục thẩm mỹ kiểu Thái, tham quan, các bài giảng về dinh dưỡng, chăm sóc sức khỏe thể chất và tâm thần, các hoạt động truyền thống, tôn giáo và văn hóa… Các câu lạc bộ đóng góp tích cực cho các hoạt động của chính quyền địa phương và cộng đồng.Chính quyền địa phương ngày càng quan tâm và tham vấn ý kiến của NCT.

Ở Thái Lan, tuổi nghỉ lao động là 60 nhưng nhiều NCT vẫn đang tham gia lao động (nam: 50%; nữ: 28%). 90% số NCT tham gia vào khối

lao động không chính thức, trong đó 70% thuộc lĩnh vực nông nghiệp. Các nghiên cứu cũng cho thấy, nguồn tài chính cung cấp cho họ chủ yếu là từ quá trình làm việc của bản thân (39,3%) và các thành viên trong gia đình 35,4% . Nguồn từ tiết kiệm/đầu tư là 18% và 7,3% là từ lương hưu và trợ cấp chính phủ.

Thái Lan tập trung đảm bảo thu nhập dành cho NCT qua Hệ thống Trợ giúp tuổi già nay là Hệ thống lương hưu xã hội cho NCT không có lương hưu. Năm 2011, chính phủ đã tăng mức trợ cấp theo các nhóm tuổi (600 Baht cho những người trong độ tuổi 60-69, 700 aht cho độ tuổi 70-79, 800 Baht cho độ tuổi 80-89 và 1.000 aht cho độ tuổi 90+).

Nhằm khuyến khích con cái chăm sóc cha mẹ, Thái Lan đã giảm thuế (30.000Baht/một cha/mẹ cho người con khi chăm sóc cha mẹ và khi người con mua bảo hiểm y tế tư nhân cho cha mẹ cũng được hưởng giảm thuế (30.000 Baht một cha/mẹ/một năm .

Ngoài ra, để giúp người cao tuổi nhận thức quyền được hưởng đời sống thể chất và tinh thần có chất lượng cao, người cao tuổi phải được tiếp cận đến thông tin và dịch vụ chăm sóc y tế có khả năng chi trả và thân thiện đáp ứng nhu cầu của họ. Các dịch vụ này bao gồm dịch vụ chăm sóc phòng

ngừa, điều trị và lâu dài. Định hướng chăm sóc cuộc sống toàn diện phải bao gồm các hoạt động cải thiện sức khỏe và phòng ngừa dịch bệnh, tập trung vào việc duy trì khả năng độc lập, phòng ngừa và trì hoãn bệnh tật và khuyết tật, và cung cấp dịch vụ điều trị. Vì vậy, chính phủ Thái Lan đang hướng đến “Hệ thống chăm sóc tức thời” để hỗ trợ hệ thống chăm sóc lâu dài và chăm sóc không chính thức. Hệ thống này là cầu nối giữa gia đình và các bệnh viện chăm sóc chuyên khoa.Hệ thống này sẽ nâng cao hệ thống chăm sóc không chính thức và giảm nhu cầu chăm sóc lâu dài tại nhà dưỡng lão. Hơn nữa, đất nước Chùa Vàng cần có thêm các chính sách nhằm tăng cường lối sống khỏe mạnh, với sự hỗ trợ của công nghệ, các nghiên cứu y học và chăm sóc phục hồi chức năng; Cần phải đào tạo cho những người chăm sóc và cán bộ chuyên môn y tế nhằm đảm bảo những cán bộ làm việc với người cao tuổi được tiếp cận thông tin và đào tạo cơ bản trong công tác chăm sóc người cao tuổi; Cần phải có hỗ trợ hơn nữa cho tất cả những người chăm sóc người cao tuổi bao gồm các thành viên trong gia đình, các cán bộ cộng đồng, đặc biệt chăm sóc lâu dài cho những người cao tuổi già yếu, và những người cao tuổi vẫn phải chăm sóc cho người khác; Cần phải hành động nhiều hơn nữađể phát hiện, xác minh và ngăn ngừa việc phân biệt đối xử, lạm dụng và bạo hành đối với người cao tuổi, đặc biệt là phụ nữ cao tuổi là những người dễ bị tổn thương hơn. Đã có nhiều tiến bộ trong việc thúc đẩy quyền con người của người cao tuổi, đáng lưu ý là những diễn đàn thảo luận tập trung vào việc xây dựng công cụ quốc tế về quyền con người đặc biệt lưu tâm đến người cao tuổi.

Sự nỗ lực của chính phủ Thái Lan trong việc ban hành nhiều chính sách, xây dựng nhiều mô hình nhằm phát huy vai trò, nâng cao chất lượng sống của NCT Thái Lan trong suốt 30 năm qua là những bài học vô cùng bổ ích cho bất cứ quốc gia nào trong tiến trình bước vào, đã, đang ở giai đoạn già hoá dân số.

1.3.4. Tại Australia (Úc)

Trong quá khứ Úc là một quốc gia tương đối trẻ trung. Trong những năm 1970- 1971, 31% dân số là từ 15 tuổi trở xuống, trong khi đến năm 2001-2002 tỷ lệ này đã giảm xuống còn 22%.Tỷ lệ dân số của Úc ở độ tuổi trên 65 tuổi đã tăng từ 8% trong 1970-1971 đến 13% trong năm 2001-2002.Nghiên cứu dự đoán rằng trong vòng 40 năm tới, tỷ lệ dân số trên 65 tuổi sẽ gần như tăng gấp đôi lên khoảng 25%. Đồng thời, tăng trưởng dân số trong độ tuổi lao động truyền thống dự kiến sẽ chậm lại ở mức gần như bằng không. Đây là một sự thay đổi vĩnh viễn.Ngoại trừ trường hợp tỷ lệ sinh có một sự thay đổi chưa từng có thì cơ cấu tuổi của dân số Úc có khả năng ổn định với một tỷ lệ cao hơn những người lớn tuổi.

Hình 1 : Tỷ lệ sinh của Úc trong lịch sử

Nguồn: Báo cáo Hội nghị An sinh xã hội quốc tế tháng 5/2015

Sự già hóa của dân số được gây ra bởi hai yếu tố. Thứ nhất, các gia đình Úc, trung bình, có ít con hơn. Theo số liệu đưa ra từ Hình 1, mức sinh bắt đầu giảm dần vào cuối những năm 1960, và đã giảm kể từ đó.Trong 20 năm trở lại đây tỷ lệ sinh đã giảm xuống dưới mức sinh thay thế - có nghĩa là nếu không có tình trạng di dân, dân số của Úc cuối cùng sẽ bắt đầu giảm.

Các quyết định có con chắc chắn là một quyết định cá nhân - đó là không suy tính dưới vai trò của chính phủ - chính phủ không nên nói với công dân có bao nhiêu con họ cần phải có. Tuy nhiên, các chính phủ có thể đảm bảo rằng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chính sách an sinh xã hội đối với người cao tuổi tại việt nam (Trang 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(113 trang)