Cận lâm sàng:

Một phần của tài liệu BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PHẦN 1 docx (Trang 25 - 27)

+ Đường huyết: bình thường thay đổi từ 4,4 - 6,0 mmol/l. Có thể lấy máu tĩnh mạch, hoặc máu mao mạch đầu ngón tay dàn trên máy Glucometer: sau 5 - 15 giây có kết quả, rất tiện lợi trong cấp cứu.

+ Nghiệm pháp dung nạp glucose: cần làm trong trường hợp nghi ngờ có đái

tháo đường (nếu đường máu lúc đói từ 6,1 đến 6,9 mmol/l).

Cách làm:

- Lấy máu làm xét nghiệm đường huyết lúc đói, sau đó cho bệnh nhân uống 75g glucose pha trong 200ml nước đun sôi để nguội. Sau 2h lấy máu thử lại lần 2.

Kết quả:

- Bình thường: sau 2h uống glucose đường máu < 7,8 mmol/l.

- Nếu sau khi làm nghiệm pháp đường máu  7,8 mmol/l và < 11 mmol/l được gọi là rối loạn dung nạp glucose.

+ Đường niệu: khi đường huyết > 8 mmol/l sẽ xuất hiện đường trong nước tiểu.

+ Protein niệu:

- Xét nghiệm để phát hiện tổn thương thận sớm, nhất là microalbumin niệu (30 - 300mg/24h hoặc 20 - 200mg/l).

Đây là một xét nghiệm rất quan trọng để theo dõi tiến triển của bệnh.

- Protein niệu xuất hiện khi bệnh nhân đi tiểu > 500mg/24h, tiên lượng rất xấu nếu xuất hiện nhiều protein niệu và nhất là khi có suy thận.

- HbA1C là một xét nghiệm để giúp kiểm soát đường huyết, theo dõi quá trình tiến triển của bệnh và kết quả điều trị, không có giá trị trong chẩn đoán.

HbA1C bình thường 5 - 6%, trên bệnh nhân đái tháo đường HbA1C sẽ tăng cao.

- Xét nghiệm ceton huyết thanh và nước tiểu để theo dõi biến chứng của đái tháo đường, nếu (+) thì bệnh tiến triển sẽ nặng dần và dễ dẫn đến hôn mê.

Một phần của tài liệu BỆNH ĐÁI THÁO ĐƯỜNG – PHẦN 1 docx (Trang 25 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(42 trang)