CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.2 Thực trạng phát triển dịch vụ Bao thanh toán tại Vietcombank
3.2.1 Nguyên tắc thực hiện Bao thanh toán tại NH VCB
3.2.1.1 Nguyên tắc chung
BTT là việc bên bán/xuất khẩu hoặc đại lý BTT của bên bán chuyển nhượng cho VCB tất cả các quyền và lợi ích liên quan tới những khoản phải thu có thời hạn thanh toán dưới 180 ngày để được VCB và đại lý BTT của VCB cung cấp tối thiểu hai trong số các dịch vụ chủ yếu của BTT:
Theo dõi sổ sách bán hàng của người bán
Ứng trước tới 80% ~ 90% giá trị khoản phải thu
Thu nợ hộ
VCB có thể cung cấp dịch vụ BTT cho người bán, người mua hoặc cả người bán và người mua. Việc thực hiện giao dịch BTT trên cơ sở:
Hợp đồng BTT được ký kết giữa VCB với người bán và thời hạn hợp đồng là 1 năm
Giấy chuyển nhượng các khoản phải thu do người bán hoặc đại lý BTT của người bán ký và có xác nhận của VCB
Yêu cầu rút vốn tạm ứng kiêm giấy nợ do người bán ký và có xác nhận của VCB
Cam kết thanh toán do người mua ký và có xác nhận của VCB
Thỏa thuận đại lý – ký kết giữ VCB và đại lý BTT nước ngoài
Các thỏa thuận trên được điều chỉnh bởi pháp luật Việt Nam và các quy tắc điều chỉnh dịch vụ BTT quốc tế của Hiệp hội BTT quốc tế (FCI)
Phí cung ứng dịch vụ BTT được xác định theo biểu phí và lãi suất tạm ứng BTT của VCB vào ngày ký xác nhận giấy chuyển nhượng khoản phải thu
Lãi suất tạm ứng BTT được xác định theo biểu phí và lãi suất tạm ứng BTT của VCB vào ngày VCB thông báo chấp nhận tạm ứng cho người bán đối với một khoản phải thu bất kỳ. Lãi suất này sẽ được áp dụng cho tất cả các lần rút vốn tạm ứng của cùng một khoản phải thu.
Tỷ giá hối đoái được xác định theo thông báo tỷ giá hối đoái của VCB theo từng thời kỳ.
3.2.1.2 Nguyên tắc cụ thể
Lãi suất
Lãi suất BTT: là lãi suất căn cứ theo lãi suất cho vay ngắn hạn thông thường của VCB tại thời điểm BTT, lãi được tính trên mức ứng trước cho bên bán và số ngày thực tế kể từ ngày ứng tiền trước đến ngày thanh toán các khoản phải thu
(Số tiền ứng trƣớc * số ngày sử dụng vốn thực tế * lãi suất) 30 ngày
Trường hợp ngày đáo hạn khoản phải thu là ngày nghỉ thì ngày đến hạn thanh toán là ngày làm việc kế tiếp và lãi vẫn được tính cho đến ngày thực tế thanh toán khoản phải thu.
Phí
Phí dịch vụ BTT là số phần trăm giá trị khoản phải thu. Số tiền phí này do bên A (người bán hàng) thanh toán toàn bộ cho bên B (NH) một lần vào thời điểm giải ngân.
Bên B (NH) không có trách nhiệm hoàn lại phí và lãi BTT trong bất kỳ trường hợp nào.
Biểu phí cung ứng dịch vụ BTT do VCB cung cấp
Bảng 3.1 : Biểu phí / lãi suất dịch vụ của VCB TT DỊCH VỤ MỨC PHÍ/ LÃI SUẤT
1 BTT khi Vietcombank là đại lý bên bán
1.1 Phí quản lý 0.10% - 0.20%/ doanh số BTT
1.2 Phí xử lý hóa đơn 0 - 10 USD/ hóa đơn hoặc phiếu ghi có
1.3 Phí đại lý BTT bên mua Theo thông báo của đại lý
1.4 Lãi suất ứng trước
1.4.1 Đối với trường hợp BTT có bảo đảm rủi ro tín dụng
Lãi suất chiết khấu do Vietcombank công bố từng thời kỳ biên độ (0% - 1%)
1.4.2 Đối với trường hợp BTT không có bảo đảm rủi ro tín dụng
Lãi suất cho vay thương mại ngắn hạn do
Vietcombank công bố từng thời kỳ + biên độ (0% - 1%)
2 BTT khi Vietcombank là đại lý bên mua
2.1 Phí thu nợ 0.20% - 0.50%/ doanh số BTT thu nợ
2.2 Phí đảm bảo rủi ro ( đã
bao gồm phí thu nợ)
0.50% - 1.5%/doanh số BTT bảo đảm
2.3 Phí xử lý hóa đơn 0 - 10 USD / hóa đơn hoặc phiếu ghi có
Hạn mức BTT đối với khách hàng là một bộ phận của giới hạn tín dụng hay nói cách khác là tổng số tiền tối đa mà khách hàng đó được hưởng cho từng đơn hàng hoặc cho toàn bộ các đơn hàng cấp cho khách hàng đó trong hệ thống VCB
3.2.2 Quy trình thực hiện Bao thanh toán tại Vietcombank
Hiện nay tại Ngân hàng Vietcombank đang cung cấp ba loại hình Bao thanh toán: Bao thanh toán trong nước, Bao thanh toán xuất khẩu và Bao thanh toán nhập khẩu. Dưới đây là quy trình thực hiện ba loại hình này tại Vietcombank.
3.2.2.1 Bao thanh toán trong nước
Là hình thức VCB cấp tín dụng ứng trước cho bên bán hàng thông qua việc mua lại các khoản phải thu phát sinh từ việc mua bán hàng hóa trả chậm đã được bên bán hàng và bên mua hàng thỏa thuận trong hợp đồng mua bán hàng hóa, trong đó cả bên bán hàng và bên mua hàng đều là người cư trú theo quy định pháp luật về quản lý ngoại hối.
Sơ đồ 3: Quy trình thực hiện BTT trong nƣớc tại VCB
(Nguồn: www.vietcombank.com.vn)
(4) VCB tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên mua khi đến hạn (5) Bên mua thanh toán tiền hàng cho VCB
(6) VCB tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên bán
3.2.2.2Bao thanh toán xuất khẩu
Là việc BTT dựa trên hợp đồng xuất – nhập khẩu
Sơ đồ 4: Quy trình thực hiện BTT xuất khẩu tại VCB
(Nguồn: www.vietcombank.com.vn)
(1)Bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu (2)Bên xuất khẩu xuất trình chứng từ tại VCB
(3)VCB thông báo cho đại lý BTT bên nhập khẩu và ứng trước cho bên xuất khẩu
(4)Đại lý BTT bên nhập khẩu tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn
(5)Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho đại lý BTT, đại lý BTT chuyển tiền cho VCB
(6)VCB tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên xuất khẩu
3.2.2.3 Bao thanh toán nhập khẩu
Là hình thức VCB tham gia vào quy trình BTT xuất khẩu dưới hình thức cung cấp các dịch vụ bảo lãnh thanh toán, theo dõi và thu nợ các khoản phải thu cho bên đối tác nước ngoài là tổ chức thực hiện BTT xuất khẩu.
Sơ đồ 5: Quy trình thực hiện BTT nhập khẩu tại VCB
(Nguồn: www.vietcombank.com.vn)
(1)Bên xuất khẩu giao hàng cho bên nhập khẩu
(2)Bên xuất khẩu xuất trình chứng từ tại đại lý BTT bên xuất khẩu (3)Đại lý BTT bên xuất khẩu thông báo cho VCB và ứng trước cho bên
xuất khẩu
(4)VCB tiến hành các thủ tục thu nợ từ bên nhập khẩu khi đến hạn
(5)Bên nhập khẩu thanh toán tiền hàng cho VCB, sau đó VCB chuyển tiền cho đại lý BTT
(6)Đại lý BTT bên xuất khẩu tất toán phần ứng trước và thanh toán phần còn lại cho bên xuất khẩu
3.2.3 Thực trạng phát triển dịch vụ Bao thanh toán tại Vietcombank
Hiện tại, BTT đã được áp dụng rộng rãi trên 70 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có 35 quốc gia Châu Âu, 11 quốc gia Châu Mỹ, 5 quốc gia Châu Phi, 2 quốc gia Châu Đại Dương và 17 quốc gia Châu Á. Điều này chứng tỏ dịch vụ BTT hứa hẹn sẽ rất phát triển trong những năm tới trên thị trường châu Á nói riêng và thị trường thế giới nói chung. Doanh thu BTT quốc tế cũng đã có những bước phát triển vượt bậc qua các năm
Bảng 3.2 : Doanh thu BTT trên thế giới từ năm 2010 đến năm 2014
Đơn vị: Triệu Euro
Châu lục Doanh thu dịch vụ Bao thanh toán Tốc độ tăng trƣởng bình quân (%) 2010 2011 2012 2013 2014 Châu Âu 1.045 1.217 1.299 1.354 1.463 7,42 Châu Mỹ 185 207 188 192 207 9,43 Châu Phi 17 23 24 23 21 23,5 Châu Á 355 508 571 599 615 34,14 Châu Đại Dƣơng 45 58 50 40 42 14,91 Tổng 1.647 2.013 2.132 2.208 2.348 12,35
(Nguồn: Thống kê từ Hiệp hội BTT quốc tế - FCI: http://www.fci.nl/home)
Đến năm 2010, FCI đã có 256 thành viên với doanh thu BTT nội địa thực hiện đạt 1.402 tỷ Euro và doanh thu BTT quốc tế thực hiện đạt 245 tỷ Euro. Châu Âu là nơi có tốc độ tăng trưởng dịch vụ BTT lớn nhất thế giới trong vài năm trở lại đây. Bên cạnh đó, Châu Á đang vươn lên mạnh mẽ với doanh thu từ dịch vụ BTT chỉ xếp sau Châu Âu. Điều này cũng tương xứng với tốc độ phát triển kinh tế của khu vực này với các nền kinh tế trẻ đang vươn lên mạnh mẽ, ngày càng áp dụng nhiều phương thức mới trong hoạt động sản xuất kinh doanh. Từ khi dịch vụ BTT mới được đưa vào sử dụng tại Việt Nam thì VCB là một trong những NH tham gia vào dịch vụ BTT rất sớm. Tham gia hiệp hội BTT quốc tế FCI vào năm 2005. Đến nay, VCB luôn chứng minh mình là một ông lớn trong lĩnh vực thương mại quốc tế nói chung và dịch vụ BTT nói riêng. VCB chủ yếu thực hiện dịch vụ BTT với những doanh nghiệp lớn và những doanh nghiệp có mối quan hệ hợp tác lâu dài với VCB. Bên cạnh phát triển dịch vụ BTT trong nước, VCB còn mở rộng dịch vụ BTT quốc tế và VCB cũng chính là NH thực hiện nghiệp vụ BTT quốc tế tốt nhất Việt Nam hiện nay. Ngày 07/4/2011 tại Hồng Kông, The Asian Banker – tạp chí hàng đầu thế giới về cung cấp thông tin chiến lược đã trao tặng VCB giải thưởng “Ngân hàng nội địa tốt nhất Việt Nam trong lĩnh vực tài trợ thương mại năm 2010”.
Gia nhập FCI từ tháng 10 năm 2005, nhưng đến giai đoạn 2010 – 2014 ta thấy tốc độ tăng trưởng doanh số BTT đầy ấn tượng, chứng tỏ sự quan tâm ngày một lớn của các DN về BTT.
Bảng 3.3: Doanh thu BTT Châu Á từ năm 2010 đến năm 2014
Đơn vị: Triệu Euro
Tên nƣớc Doanh thu dịch vụ Bao thanh toán
2010 2011 2012 2013 2014 Armenia 14 14 0 62 70 Trung Quốc 154,550 273,690 343,759 378,128 406,102 Georgia 0 5 Hong Kong 14,400 17,388 29,344 32,250 30,800 Ấn Độ 2,750 2,800 3,650 5,240 4,340 Indonesia 3 3 819 810 Israel 1,650 1,650 1,422 1,060 3,000 Nhật Bản 98,500 111,245 97,210 77,255 51,072 Hàn Quốc 5,079 8,087 8,000 12,343 12,713 Lebanon 450 327 301 352 416 Malaysia 1,058 1,050 1,782 1,782 1,782 Qatar 23 75 75 88 62 Singapore 5,800 6,670 8,670 9,970 37,840 Sri Lanka 38 Đài Loan 67,000 79,800 70,000 73,000 56,680 Thái Lan 2,095 3,080 4,339 3,348 4,144 Các TVQ Ả Rập 2,000 1,750 2,900 3,500 5,020 Việt Nam 65 67 61 0 100 Tổng 355,463 507,694 571,528 599,297 614,994
(Nguồn: Thống kê từ Hiệp hội BTT quốc tế - FCI: http://www.fci.nl/home)
Việt Nam là một trong những nước tham gia vào hoạt động bao thanh toán muộn và doanh thu đem lại từ dịch vụ bao thanh toán thấp nhất. Mặc dù vậy, Việt Nam hòa nhập vào tổ chứ Hiệp hội bao thanh toán quốc tế khá nhanh. Và từ năm 2010 -2014 Việt Nam thu được thành quả khiêm tốn những cũng đáng khích lệ. Điều đó giúp chúng ta có thể kỳ vọng rằng, trong tương lai dịch vụ bao thanh toán tại Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ hơn nữa.
Bảng 3.4: Tổng doanh thu XNK của VCB 4 năm gần đây
Đơn vị: tỷ USD
Năm 2011 2012 2013 2014
Doanh thu thanh toán XNK
38,8 38,81 41,6 48,14
Tốc độ tăng trƣởng (%) 25,5 0,09 7,2 15,79
Thị phần cả nƣớc (%) 19,2 16,95 15,8 16,32
(Nguồn: Báo cáo thường niên của VCB 2011- 2014)
Năm 2011, tình hình kinh tế thế giới và trong nước vẫn nhiều bất ổn, việc quy định hạn chế đối với các đối tượng cho vay nhập khẩu của NHNN đã gây không ít khó khăn cho hoạt động thanh toán xuất – nhập khẩu nói chung và dịch vụ BTT nói riêng. Tuy nhiên, với lợi thế về thương hiệu, sản phẩm và nguồn nhân lực có chất lượng, dịch vụ thanh toán xuất – nhập khẩu vẫn duy trì được đà tăng trưởng đáng khích lệ và giữ vị trí đứng đầu. Kết quả là, năm 2011 doanh số thanh toán xuất – nhập khẩu qua VCB đạt 38,8 tỷ USD, tăng 32,3% so với năm 2010, chiếm 22,6% thị phần cả nước. Trong đó dịch vụ BTT đạt 0,059 tỷ USD, chiếm tỷ trọng 0,15 % so với tổng doanh số thanh toán xuất – nhập khẩu.
Năm 2012 trở đi, tình hình kinh tế đã bắt đầu tăng trưởng. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu đạt 38,81 tỷ USD, chiếm 16,95% thị phần cả nước. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh khác có mức tăng trưởng khá.
Năm 2013 và 2014 doanh thu tăng trưởng vượt trội. Doanh số thanh toán xuất nhập khẩu lần lượt đạt 41,6 tỷ USD và 48,14 tỷ USD , chiếm 16,95% và 15,79 % thị phần cả nước.
Nhìn chung, mặc dù điều kiện kinh tế - xã hội mấy năm gần đây ổn định, tạo điều kiện thuận lợi cho những kết quả mà VCB đạt được trong hoạt động thanh toán xuất – nhập khẩu là rất tích cực. Tuy nhiên, doanh số từ dịch vụ BTT của VCB so với tổng doanh số từ hoạt động thanh toán xuất – nhập khẩu còn khá
khiêm tốn, chiếm tỷ trọng rất nhỏ, chưa đạt được kỳ vọng của Ngân hàng khi phát triển hoạt động này.
Bảng 3.5: Chi tiết doanh thu BTT của VCB
Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2011 2012 2013 2014 Doanh số BTT 1.258 1.364 1.455 1.557 Số tiền ứng trƣớc 795,7 842,4 912,5 948,4 Dƣ nợ ứng trƣớc 120,5 126,8 135,6 138.5 Phí 2,12 2,15 2,22 2,34 Lãi 1,565 1,653 1,674 1,785 Tổng số khách hàng 318 334 356 423
(Nguồn: Tổng hợp từ Báo cáo thường niên VCB năm 2011, 2012, 2013, 2014)
Bảng chi tiết doanh thu BTT tại NH VCB trong 4 năm gần đây cho ta thấy cụ thể hơn về tình hình của hoạt động này tại NH:
Số tiền ứng trước luôn dao động trong khoảng 61% - 64% doanh số BTT, con số này nếu so với một số NH khác thì không phải là cao. Nếu so với NH ACB thì con số này ở mức 65% - 72%. Tuy nhiên, điều này lại thể hiện mục tiêu lâu dài của NH là hoạt động ổn định. Năm 2011 số tiền ứng trước bằng 63% doanh số BTT, đến năm 2012 thì giảm xuống còn 62% và tiếp tục giảm 62 % và 61% trong 2 năm 2013 và 2014 . Sự sụt giảm của tỷ lệ ứng trước trong những năm gần đây là kết quả triển khai kế hoạch kinh doanh của VCB cũng như chính sách thắt chặt tín dụng của NHNN tác động chung đến NHTM trong đó có NH VCB
Dư nợ ứng trước của dịch vụ BTT tại VCB về số tuyệt đối thì tăng qua các năm, tuy nhiên nếu so sánh với tốc độ gia tăng của số tiền ứng trước thì dư nợ ứng trước của BTT lại giảm một cách tương đối qua các năm. Cụ thể: năm 2011 là 15.1% và giảm còn 15% trong năm 2012 và vào năm 2013, 2014 dư nợ ứng trước tiếp tục giảm lần lượt là 14,8% à 14,6%
được kết quả khả quan từ hoạt động này. Phí và lãi tăng mạnh từ năm 2011 đến năm 2014. Bên cạnh đó, sự gia tăng về số lượng khách hàng tại VCB cho thấy nhu cầu sử dụng sản phẩm BTT ngày càng cao. Số lượng này vừa bao gồm những khách hàng được VCB chủ động tìm kiếm theo những tiêu chí do NH đặt ra để cấp hạn mức BTT, lại vừa bao gồm những đối tượng khách hàng mới giao dịch lần đầu hay những đối tượng sử dụng BTT từng lần.
Doanh thu BTT tại NH VCB được chia làm hai phần: doanh thu BTT trong nước và doanh thu BTT xuất – nhập khẩu. Trong cơ cấu doanh thu BTT tại NH VCB thì tỷ trọng của doanh thu BTT xuất – nhập khẩu luôn cao hơn nhiều so với doanh thu từ BTT trong nước
Bảng 3.6: Cơ cấu doanh thu BTT tại VCB
Đơn vị: Tỷ đồng 2011 2012 2013 2014 Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Xuất – nhập khẩu 1.092 86.8% 1.175 86.14% 1.243 85.43% 1.325 85% Trong nƣớc 166 13,2% 189 13,86% 212 14,57% 232 15% Tổng 1.258 100% 1.364 100% 1.455 100% 1.557 100%
(Nguồn: Báo cáo tổng hợp kết quả hoạt động BTT NH VCB năm 2011 – 2014)
Nhìn vào bảng số liệu ta thấy rằng số tiền và tỷ trọng đối với BTT xuất – nhập khẩu là rất chênh lệch so với BTT trong nước. Năm 2011, số tiền