Trong giai đoạn từ năm 2015 đến 2018, doanh thu và lợi nhuận của Highland Coffee liên tục tăng bỏ xa các đối thủ cạnh tranh trong phân khúc đò uống như Phúc Long, Stabucks, The coffee House, Trung Nguyên Legend… Đặc biệt năm 2018, theo số liệu từ VIRAC, doanh thu của Highland Coffee tăng trưởng 31% lên đến 1.600 tỷ đồng, gấp 4 lần Phúc Long, 8 lần the Coffee House và khoảng 3 lần với Starbuks. Bên cạnh tăng trưởng mạnh về doanh thu, số lượng cửa hàng và khách hàng thân thiết của Highland Coffee ngày một tăng lên nhanh chóng.
Tính đến thời điểm hiện tại, Higland Coffe có khoảng 300 cửa hàng phủ sóng tất cả các tỉnh tại Việt Nam và tập trung chủ yếu tại các trung tâm và các thành phố lớn.
Trên các phương tiện truyền thông xã hội, Highlands là thương hiệu cà phê được nhắc đến nhiều nhất. Theo một khảo sát của Buzzmetrics, trong quý 4/2018, 40% các cuộc thảo luận liên quan đến thương hiệu chuỗi cà phê cao cấp tập trung vào Highlands, 27% vào Starbucks và 12% cho Trung Nguyên. Điều này chứng tỏ sự quan tâm của khách hàng đến thương hiệu Highland Coffee.
3.2.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của Highlands Coffee mại của Highlands Coffee
3.2.4.1. Yếu tố ảnh hưởng bên ngoài
Cũng giống như công ty Cổng Vàng, các yếu tố ảnh hưởng bên ngoài đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền của Highlands Coffee như: đặc điểm quy mô thị trường, các chỉ số kinh tế, văn hóa- xã hội, các chính sách pháp lý liên quan đến nhượng quyền. Tại thị trường Việt Nam, mật độ dân số đông, dân số trẻ và quy mô thị trường lớn tập trung ở các thành phố lớn nên chuỗi cửa hàng Highlands Coffee có rất nhiều cơ hội để phát triển hệ thống nhượng quyền. Bên cạnh đó, các đồ uống
của Highlands Coffee được chế biến từ các nguyên liệu sẵn có của Việt Nam và các cửa hàng được thiết kế theo kiểu không gian mở thuần Việt tạo sự thân thiện và thu hút giới trẻ đến thưởng thức
Tuy nhiên, một số áp lực cạnh tranh trong ngành ảnh hưởng đến việc phát triển hệ thống nhượng quyền thương mại của Highlands Coffee bao gồm các đối thủ cạnh tranh trong ngành đang kinh doanh và nhượng quyền tại thị trường Việt Nam. Chúng ta có thể kể đến một vài đối thủ cạnh tranh trực tiếp của Highlands Coffee trong việc kinh doanh chuỗi cửa hàng cà phê như Starbucks Coffee, Dunkin Donuts, Trung Nguyên Legend, Coffee Bean…. và các chuỗi cà phê nhỏ lẻ ở từng khu vực nhượng quyền khác. Các chuỗi của hàng này không ngừng phát triển kinh doanh cũng như phát triển hệ thống nhượng quyền làm ảnh hưởng trực tiếp đến Highlands Coffee.
Ngoài ra, Highlands Coffee cũng phải chịu áp lực cạnh tranh lớn từ một số xu hướng cửa hàng kinh doanh một số loại đồ uống thay thế đang thịnh hành hiện nay như các chuỗi cửa hàng trà sữa, các đồ uống có lợi cho sức khoẻ….
3.2.4.2. Yếu tố nguồn lực bên trong
Về số lượng chuỗi cửa hàng và nhân viên, tính đến tháng 9 năm 2019, Highlands Coffee có hơn 300 chuỗi cửa hàng trên cả nước với số lượng nhân viên lên đến hàng nghìn người. Highlands Coffee đã thiết lập một đội ngũ đầy đủ, chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm hỗ trợ các cửa hàng trong nhiều lĩnh vực chuyên môn liên quan đến hoạt động phát triển hệ thống nhượng quyền: chuyên viên nhượng quyền, quản lý phát triển, quản lý thi công, quản lý vận hành, quản lý marketing, quản lý đào tạo.
Về nguồn lực tài chính, Highlands Coffee có nguồn tài chính tương đối mạnh, chủ yếu có được từ hai khoản thu chính: phí kinh doanh nhượng quyền từ các chi nhánh nhượng quyền và doanh thu của cửa hàng thuộc sở hữu của chính doanh nghiệp. Kết quả kinh doanh của công ty rất tốt, luôn dẫn đầu thị trường kinh doanh đồ uống tại thị trường Việt Nam trong năm 2017 và 2018. Năm 2018, Highlands đạt lợi nhận trước thuế 129 tỷ đồng. Highlands Coffee là một trong rất ít các thương hiệu có mức lợi nhuận cao như vậy trong lĩnh vực kinh doanh đồ uốn tại thị trường Việt Nam.
Hình 3.6: Doanh thu của Highland Coffee so với các hãng đồ uống khác năm 2017,2018
(Nguồn: https://vietstock.vn)