Tình hình quảnlý doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại Công ty cổ phần thiết

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex (Trang 67 - 74)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP VÀ THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU

3.2. TÌNH HÌNH QUẢNLÝ TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN

3.2.4. Tình hình quảnlý doanh thu, chi phí, lợi nhuận tại Công ty cổ phần thiết

3.2.4.1. Quản lý doanh thu

Chỉ tiêu doanh thu được tổng hợp từ doanh thu tại Văn phòng Công ty, Chi nhánh TPHCM, Xí nghiệp, các kho và khối các cửa hàng bán lẻ. Chỉ tiêu doanh thu bao gồm 3 chỉ tiêu phụ.

- Doanh thu từ hoạt động kinh doanh: Bao gồm doanh thu bán xăng dầu và cột bơm, vật tư thiết bị xăng dầu.

- Doanh thu dịch vụ: dịch vụ lắp đặt bảo dưỡng; cho thuê tài sản...

- Doanh thu khác: Doanh thu tài chính- lãi suất thu được từ tiền gửi ngân hàng, khách hàng, từ thanh lý tài sản.

Đối với hoạt động kinh doanh xăng dầu, doanh thu bán lẻ phát sinh thường xuyên, liên tục trong ngày thông qua các hoạt động bán lẻ tại các cửa hàng xăng dầu. Đối với bán buôn, doanh thu được ghi nhận vào thời điểm giao nhận hàng hoá và được khách hàng chấp nhận thanh toán. Công ty yêu cầu hàng ngày các đơn vị, cá nhân bán buôn xăng dầu của Công ty phải gửi hoá đơn bán hàng về Công ty để hạch toán doanh thu. Mặt khác, để nâng cao trách nhiệm và tận dụng hết khả năng của từng đơn vị, cá nhân trong việc bán hàng của Công ty đã có các quy định về cơ chế, chính sách bán hàng có gắn với hiệu quả công việc theo nguyên tắc: mọi đơn vị, cá nhân trong Công ty đều có quyền được tham gia bán hàng cho Công ty và chịu trách nhiệm với Công ty về việc thu hồi công nợ theo quy định.

Đối với các mặt hàng khác: Giám đốc quy định giá bán linh hoạt trên cơ sở giá đầu vào, chi phí kinh doanh và thị trường tiêu thụ.

Bằng nguồn vốn và tài sản hiện có, với sự chỉ đạo của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam, sự nỗ lực của ban lãnh đạo công ty cùng tập thể cán bộ công nhân viên Công ty, quy mô hoạt động của Công ty ngày càng mở rộng, chất lượng cột bơm bán ra đảm bảo các yêu cầu của Tập đoàn như kết nối EGAS theo đúng chiến lược phát triển của ngành và đã thu được nhiều thành tích, tăng sức cạnh tranh và phát triển thị phần. Kết quả kinh doanh những năm gần đây như sau:

Qua số liệu bảng 3.10, ta thấy doanh thu của Công ty tăng đều từ năm 2009 đến năm 2011do tỷ giá đồng yên Nhật tăng làm cho doanh thu bán vật tư thiết bị cũng tăng lên. Tuy nhiên, năm 2013, doanh thu giảm 33,00% so với năm 2011. Sự sụt giảm này do nhiều yếu tố tác động trong đó có sự suy giảm kinh tế toàn cầu; giảm doanh thu xăng dầu do sửa chữa cửa hàng nên số ngày bán hàng ít hơn dẫn đến sản lượng bán ít; doanh thu bán cột bơm thiết bị giảm với lý do Tập đoàn xăng dầu Việt Nam hạn chế đầu tư nên sản lượng cột bơm bán ra ít. Mặt khác do tỷ giá đồng yên Nhật xuống thấp làm ảnh hưởng đến doanh thu (Công ty bán sản phẩm cột bơm Nhật và theo tỷ giá đồng Yên Nhật).

Trong doanh thu của Công ty thì doanh thu bán xăng dầu chiếm tỷ trọng lớn nhất: năm 2010 là 391.451 triệu đồng; năm 2011 là 396.197 triệu đồng. Tiếp đó là doanh thu bán vật tư thiết bị cột bơm.

Loại trừ nguyên nhân giá cả, việc doanh thu liên lục tăng phản ánh sự nỗ lực của Công ty trong tổ chức bán hàng.

Bảng 3.10. Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty cổ phần Thiết bị xăng dầu Petrolimex giai đoạn 2009-2013

Đơn vị: Triệu đồng

TT Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

1 Doanh thu 547.576 614.853 663.336 449.244 444.408

2 Các khoản giảm trừ - - - -

3 Doanh thu thuần 547.576 614.853 663.336 449.244 444.408

4 Giá vốn hàng bán 517.003 573.097 618.444 417.825 413.820

5 Lợi nhuận gộp 30.572 41.738 44.891 31.419 30.588

6 Doanh thu hoạt động tài

chính 70 91 115 1.532 2.649

7 Chi phí tài chính 2.775 12.512 12.284 8.742 6.467

8 Chi phí bán hàng 20.937 23.596 28.554 19.904 22.129

9 Chi phí quản lý doanh nghiệp

10 Lợi nhuận thuần từ hoạt

động SXKD 6.930 5.720 4.168 4.304 4.640

11 Thu nhập khác 514 651 3.115 736 608

12 Chi phí khác 2.948 490 1.303 143 539

13 Lợi nhuận khác (2.433) 160 1.812 592 69

14 Tổng lợi nhuận trước thuế 4.497 5.880 5.980 4.896 4.709

15 Thuế thu nhập doanh nghiệp 848 1.484 1.495 1.224 1.177

16 Lợi nhuận sau thuế 3.648 4.396 4.485 3.672 3.532

17 Lãi cơ bản trên cổ phiếu 15.049 1.813 1.850 1.515 1.457

Bảng 3.10 cho thấy, doanh thu, lợi nhuận của Công ty gần như tăng đều từ năm 2009 đến năm 2011:

- Tổng doanh thu của năm 2009 là 547.576 tr.đ, sang năm 2010 tổng doanh thu đạt 614.853 tr.đ, cao hơn năm 2009 là 62.277 tr.đ, tương ứng mức tăng là 12,29%.

- Năm 2011 tổng doanh thu là 663.336 tr.đ, cao hơn năm 2010 là 48.483 tr.đ, tương ứng mức tăng là 7,89%.

- Năm 2012 đạt doanh thu 449.270 tr.đ, giảm 214.066 tr.đ so với năm 2011 (- 33%).

- Lợi nhuận sau thuế năm 2009 đạt 3.648 tr.đ đến năm 2010 lợi nhuận sau thuế đạt 4.396 trđ tăng 748 trđ tương đương tăng 21% so với năm 2009.

- Năm 2011 lợi nhuận sau thuế là 4.485 trđ, cao hơn năm 2010 là 89 trđ, tương ứng mức tăng là 2,02%.

- Năm 2012 lợi nhuận sau thuế đạt 3.672 trđ, giảm 813 trđ, tương đương - 19% so với năm 2011.

Nhìn vào số liệu này ta thấy giai đoạn từ năm 2009-2011 Công ty đã có bước tăng trưởng doanh thu, lợi nhuận ấn tượng. Sự tăng trưởng này cũng do một phần nỗ lực của bản thân Công ty cộng với những thuận lợi khách quan, Công ty đã đạt được kết quả khả quan.

Nhưng sang năm 2012, năm 2013 do tình hình kinh tế vĩ mô của Việt Nam bất ổn, lạm phát tăng cao, đầu tư công bị thắt chặt nên ảnh hưởng đến doanh thu của công ty bị giảm sút so với hai năm trước đó.

3.2.4.2. Quản lý chi phí

Chi phí kinh doanh: Được tập hợp theo quy định của Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp. Hiện nay Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex quản lý chi phí theo các tiêu thức sau:

Xét theo tính chất gồm các khoản mục gồm các khoản mục sau: i) chi phí cho người lao động gồm tiền lương, bảo hộ lao động, ăn ca, bảo hiểm xã hội. ii) chi phí khấu hao tài sản cố định; iii) chi phí vận chuyển; iv) chi phí hao hụt; v) chí phí công cụ dụng cụ; vi) chi phí khác...

Chi phí khác: Chi phí hoạt động tài chính gồm lãi suất phải trả ngân hàng; chi phí thanh lý; tiền phạt,…

Các khoản chi phí khác, Công ty ban hành các định mức kinh tế thuật kỹ nội bộ áp dụng thống nhất chung trong toàn Công ty. Tuy nhiên, một số định mức chưa thường xuyên được thay đổi cho phù hợp.

Để thấy rõ thực trạng các khoản chi phí hoạt động kinh doanh ta nghiên cứu các biểu các số liệu ở bảng 3.11:

Bảng 3.11. Chi phí của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex giai đoạn 2011-2013

Đơn vị tính: triệu đồng

STT Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

A Doanh thu thuần 663.336 449.244 444.408

B Tổng chi phí bán hàng và QLDN 28.555 19.905 22.129

1 Chi phí tiền lương 12.745 8.149 8.780

2 Chi phí BHXH, BHYT, KPCĐ 896 1.049 1.074

3 Chi phí công cụ, dụng cụ, bao bì 779 305 248

4 Chi phí khấu hao TSCĐ 1.390 1.314 1.170

5 Chi phí sửa chữa TSCĐ 1.103 443 276

6 Chi phí nguyên nhiên vật liệu 183 58 53

7 Chi phí bảo quản 20 28 1

8 Chi phí vận chuyển 2.937 2.121 2.053

9 Trong đó: Tự vận chuyển 958 637 388

10 Chi phí hao hụt 1

11 Chi phí bảo hiểm 208 223 146

12 Chi phí hoa hồng. môi giới 44

13 Chi phí đào tạo tuyển dụng 24 43 53

14 Chi phí dịch vụ mua ngoài 1.305 757 753

15 Chi phí văn phòng và CP công tác 1.554 979 1.172

16 Chi phí dự phòng

17 Chi phí theo chế độ cho NLĐ 1.116 982 1.217

18 CP Quảng cáo, tiếp thị và giao dịch 2.859 2.175 3.833

19 Chi phí thuế, phí và lệ phí 1.392 1.278 1.300

Hiện tại công ty không sử dụng tài khoản chi phí quản lý doanh nghiệp mà chỉ sử dụng tài khoản chi phí bán hàng theo quy định chung của ngành (Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam đã được Bộ Tài chính phê duyệt).

Chi phí khác: Chi phí hoạt động tài chính gồm lãi suất phải trả ngân hàng; trả Tổng Công ty; chi phí thanh lý; tiền phạt,…

Đối với chi phí vận tải, Công ty tổ chức đấu thầu lựa chọn đơn vị đảm bảo năng lực, có kinh nghiệm và giá thành rẻ nhất. Tuy nhiên gói vận tải lớn ít có đủ nhà cung cấp tham gia đấu thầu. Chi phí vận tải chiếm tỷ trọng lớn trong tổng chi phí chiếm khoảng 10% - 25% trên tổng chi phí.

Đối với chi phí tiền lương, Công ty quyết toán theo đơn giá được giao. Tuy nhiên, thực tế là chi phí này và các khoản chi khác cho người lao động chiếm tỷ trọng quá lớn trong tổng phí sẽ là áp lực lớn đối với Công ty khi bước vào cạnh tranh thực sự.

Các khoản chi phí khác, Công ty ban hành các định mức kinh tế thuật kỹ nội bộ áp dụng thống nhất chung trong toàn Công ty. Tuy nhiên, một số định mức chưa thường xuyên được thay đổi cho phù hợp.

Qua bảng tổng hợp 3.7 các khoản chi phí có thể thấy rằng, tuy có sự cố gắng trong quản lý nhưng tổng chi phí tuyệt đối của Công ty tăng mạnh qua các năm. Loại trừ các nguyên nhân khách quan như quy mô hoạt động tăng, mặt bằng giá cả tăng,....

3.2.4.3. Quản lý phân phối lợi nhuận

Lợi nhuận của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex bao gồm lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh và lợi nhuận khác.

Lợi nhuận hoạt động kinh doanh là số chênh lệch giữa doanh thu sản phẩm hoàng hóa, dịch vụ tiêu thụ trong kỳ với chi phí sản xuất sản phẩm hàng hóa, dịch vụ đó và chí phí quản lý doanh nghiệp, chi phí bán hàng phát sinh trong kỳ cộng với số chênh lệch giữa thu hoạt động động tài chính và chi phí cho hoạt động này.

Lợi nhuận khác là số chênh lệch giữa số thu và chi hoạt động khác như: thanh lý, nhượng bán tài sản, thu hồi công nợ khó đòi đã xóa và các khoản thu khác.

Việc xác định doanh thu và chi phí để tính thu nhập chịu thuế được thực hiện theo quy định của pháp luật. Lợi nhuận của công ty qua các năm như sau:

Đơn vị tính: triệu đồng

Hình 3.5. Lợi nhuận của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex giai đoạn 2011-2013

Nguồn: Học viên vẽ từ bảng 3.13

Qua đó có thể nhận thấy sự không khả quan trong hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex khi tổng lợi nhuận trước và sau thuế đều cho thấy xu hướng giảm khá nhanh trong giai đoạn 2011-2013. Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm này gồm có:

- Một là, đây là giai đoạn hậu khủng hoảng kinh tế thế giới, ngành kinh doanh xăng dầu cũng chịu những tác động nhất định của khủng hoảng cũng như những chính sách bình ổn, chống lạm phát của Chính phủ dẫn đến hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng chững lại, thể hiện ở tiêu chí lợi nhuận thuần từ hoạt động SXKD có sự tăng trưởng chậm chạp.

- Hai là, hoạt động sản xuất kinh doanh có xu hướng chững lại, cùng với đó là sự thua lỗ của các hoạt động khác khiến cho lợi nhuận từ hoạt động SXKD không đủ bù đắp lại phần lỗ này, dẫn đến tổng lợi nhuận của công ty sụt giảm.

Lợi nhuận Công ty được hạch toán chi tiết theo từng loại hình kinh doanh gồm kinh doanh xăng dầu; kinh doanh cột bơm,và các dịch vụ khác. Riêng những năm gần đây lợi nhuận kinh doanh xăng dầu thực tế chỉ là lợi nhuận mặt hàng xăng, mặt hàng dầu kinh doanh theo giá chỉ đạo được nhà nước bù lỗ, đơn vị kinh doanh được hưởng hoa hồng trên sản lượng bán ra.

Lợi nhuận của Chi nhánh, xí nghiệp sau khi nộp thuế thu nhập được điều chuyển về phân phối tập trung tại Công ty.

Phân phối lợi nhuận tại Công ty về nguyên tắc được thực hiện theo thông tư 11/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính về việc hướng dẫn trích lập quỹ quỹ phúc lợi, khen thưởng của công ty nhà nước có điều kiện đặc thù. Cụ thể Công ty được trích hai quỹ tối đa từ 2 đến 3 tháng lương, tuỳ theo tỷ suất lợi nhuận trên vốn nhà nước. Nguồn để bổ sung các quỹ phúc lợi, khen thưởng được lấy từ lợi nhuận trích lập quỹ đầu tư phát triển và phần lợi nhuận chia theo vốn nhà nước. Chính vì vậy trong những năm qua việc bổ sung nguồn vốn kinh doanh, bổ sung quỹ đầu tư phát triển của Công ty hình thành từ lợi nhuận để lại là không đáng kể.

3.2.5. Tình hình quản lý các hoạt động đầu tư tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Quản lý tài chính tại Công ty cổ phần thiết bị xăng dầu Petrolimex (Trang 67 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)