Với dân số 168.300 người (năm 2010). Mật độ dân số 1.436,1 người/km2, tỷ lệ tăng dân số tự nhiên 1,1% năm. Tổng số lao động trong toàn huyện khoảng
86,1 nghìn người, lao động đã được qua đào tạo chiếm 20,2%, trong đó lao động nông nghiệp chiếm 58,2%, lao động công nghiệp và xây dựng: 15,8%, Lao động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ: 11,2%, số người trong độ tuổi đang đi học và thất nghiệp chiếm: 14,8%. Trong những năm gần đây, Huyện ủy, Ủy ban nhân dân huyện đã tập trung đẩy mạnh công tác chỉ đạo định hướng học và đạo tạo nghề cho lao động nên số lượng lao động có tay nghề tăng nhanh, đáp ứng được nhu cầu phát triển công nghiệp hóa và phát triển kinh tế của địa phương.
Bảng 2.1 Một số chỉ tiêu về dân số của huyện giai đoạn2000 - 2010
Hạng mục/năm 2000 2005 2009 2010 1. Dân số trung bình (1000 người) 152,91 158,82 164,48 168,30 2. Mật độ dân số (người/km2) 1356,90 1403,49 1436,10 3. Tỷ suất sinh (%) 1,52 1,56 1,70 1,60 4. Tỷ lệ tăng tự nhiên (%) 1,04 1,13 1,20 1,10
5. Dân số đô thị (1000 người) 6,31 6,87 7,33 7,50 6. Tỷ lệ đô thị hoá (%) 4,13 4,32 4,45 4,46 7. Dân số nông
thôn
(1000 người) 146,59 151,69 157,15 160,80
Nguồn: Niên giám thống kê huyện năm 2011.
2.1.3. Điều kiện văn hoá - xã hội
Lĩnh vực văn hóa – xã hội có nhiều tiến bộ song hành hài hòa với tốc độ tăng trưởng kinh tế. Sự nghiệp giáo dục – đào tạo tiếp tục phát triển, đến nay 100% trẻ 5 tuổi ra lớp, giáo dục phổ thông có 13/47 trường đạt chuẩn, 100% trường học đã được cao tầng và kiên cố hóa, đã hoàn thành phổ cập Trung học cơ sở vào năm 2002, tỷ lệ tốt nghiệp Tiểu học và Trung học cơ sở hàng năm
đạt trên 95%, Trung học phổ thông đạt trên 71%. Số học sinh tốt nghiệp Trung học thi đỗ vào các trường đại hoc, cao đẳng đạt trên 25%, giáo viên đứng lớp ngày càng được chuẩn hoá đáp ứng được yêu cầu nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục.
Sự nghiệp chăm sóc, bảo vệ và nâng cao sức khoẻ nhân dân có nhiều tiến bộ. Đến nay đã có 18/23 trạm đạt chuẩn y tế quốc gia, 17/23 xã có bác sỹ, 100% trạm y tế đã triển khai khám bảo hiểm y tế cho người bệnh, trẻ em trong độ tuổi được tiêm chủng đầy đủ các loại vác xin đạt 99,9%. Công tác khám, điều trị cho người nghèo, đối tượng chính sách được chú trọng, các dịch vụ y tế ngoài công lập phát triển nhanh và được quản lý chặt chẽ đảm bảo phục vụ cho nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân.
Đời sống văn hoá, thể thao ở cơ sở phát triển mạnh, công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tham gia xây dựng nếp sống văn minh, gia đình văn hoá được triển khai thường xuyên và sâu rộng bằng nhiều hình thức khác nhau qua hệ thống chính trị, Mặt trận tổ quốc và các đoàn thể nhân dân. Đến nay đã có 78/79 làng có quy ước làng văn hoá, 56 làng đạt danh hiệu làng văn hoá (chiếm 70,8%), 27.774 hộ đạt gia đình văn hoá (chiếm 71,2%). Các hoạt động văn hoá, văn nghệ, thể dục thể thao, lễ hội truyền thống được bảo tồn và ngày càng phát triển. Toàn huyện có 24 đội văn nghệ, 8 câu lạc bộ thơ, 3 câu lạc bộ hát chèo. Công tác xã hội hóa việc bảo tồn các di tích và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống được chú trọng thường xuyên. Huyện có 78/192 di tích được xếp hạng, trong đó có 42 di tích cấp quốc gia, 36 di tích cấp tỉnh. Công tác xóa đói, giảm nghèo, đền ơn, đáp nghĩa, khuyến khích làm giàu, giải quyết việc làm được tập trung chỉ đạo tốt và đạt nhiều kết quả. Hàng năm tạo việc làm mới cho trên 2.000 lao động, tích cực chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang sản xuất tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp và dịch vụ. Tỷ lệ hộ nghèo giảm 2%/năm, hiện còn 4.711 hộ, bằng 11,9% (theo tiêu
chí mới). Công tác xây, sửa nhà xuống cấp được xã hội hóa đến nay đã xóa song nhà tranh tre, vách đất cho hộ nghèo.
Các chính sách xã hội được quan tâm thực hiện tốt, các phong trào “đền ơn, đáp nghĩa”, các hoạt động nhân đạo, từ thiện phát triển mạnh, hiệu quả và thiết thực. Chính trị - xã hội, an ninh quốc phòng cơ bản ổn định tạo điều kiện và môi trường thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội.
2.1.4. Điều kiện kinh tế
Trong những năm qua, huyện có nhiều chủ chương, biện phát thúc đẩy kinh tế phát triển tạo nên sự thay đổi tích cực. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 10%, thu nhập bình quân đầu người 9,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực trong đó: nông nghiệp chiếm 34,5%; công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 36,2%; thương mại, dịch vụ đạt 29,3%, đời sống nhân dân đang dần được nâng lên rõ rệt.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao và bền vững. Coi trọng kỹ thuật, giống, thời vụ, phòng trừ dịch bệch, phòng chống thiên tai; dồn điền đổi thửa, phát triển trang trại, vườn trại; đưa giá trị chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung, chất lượng, hiệu quả được coi trọng nên giá trị sản phẩm đạt khá. Tỷ trọng chăn nuôi đã chiếm trên 55% giá trị ngành nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tăng cường, kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, nước sinh hoạt; mạng lưới chợ, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc và các thiết chế văn hoá, thể thao được đầu tư mạnh. Bộ mặt nông thôn đổi mới đồng đều.
Công tác quy hoạch và quản lý sau quy hoạch được chú trọng. Huyện đã triển khai điều chỉnh một số quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất bờ hữu kênh dẫn Cẩm Đình -
Hiệp Thuận; Quy hoạch tổng thể hai bên trục phát triển kinh tế Tây Thăng Long định hướng đến năm 2020. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt 10 cụm công nghiệp (60 ha). Cụm công nghiệp Phúc Thọ, huyện đang triển khai thu hôi đất, giải phóng mặt bằng, một số doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất kinh doanh.
Sản xuất công nghiệp có nhiều tiến bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước đạt 275 tỷ đồng, tăng 57,1% so với năm 2005. Các sản phẩm phong phú về chủng loại, thích ứng với thị trường. Sản phẩm đồ gỗ, dệt may và cơ khí có mức tăng trưởng cao và bước đầu có sản phẩm xuất khẩu. Một số làng nghề truyền thống như: may thêu Tam Hiệp, bún bánh Sen Chiểu sản xuất ổn định và từng bước phát triển vững chắc.
Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 2.300 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đạt trên 600 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2005. Việc phân bổ cơ cấu vốn đầu tư trên cơ sở ưu tiên thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Các cơ sở hạ tầng được đầu tư xây mới và nâng cấp đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Từ năm 2005 – 2010, đã thực hiện được 196.700m2 xây dựng, gồm cải tạo mới, nâng cấp, trong đó: 1.068 phòng học; Bệnh viên đa khoa huyện, 21 trạm y tế, 23 trụ sở làm việc của huyện và các xã; 105 nhà văn hoá cụm dân cư; 1 sân vận động, nhà văn hoá, chợ trung tâm huyện; 151 km đường liên thôn, liên xã, 63 trạm biến áp, 124 km đường dây hạ thế; 2 trạm cung cấp nước sạch và 20 km đường ống trục chính.
Hoạt động thương mại, dịch vụ được mở rộng. Trung tâm thương mại được hình thành; hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn được xây dựng. Trong 5 năm, huyện đầu tư trên 50 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo mạng lới chợ, đầu tư trên 40 tỷ đồng phát triển một số vùng hoa, vùng cây ăn quả, cây cảnh, làng
sinh thái, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, tạo tiền đề cho hoạt động du lịch trong những năm tới.
Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng đảm bảo tốt nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ chính trị của huyện. Thực hiện tốt tín dụng ưu đãi góp phần tích cực và việc xoá đói giảm nghèo.
Từ những đặc điểm về tình hình, điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội trình bày ở trên cho thây có nhiều thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững:
Một số thuận lợi cơ bản:
- Là huyện của Thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi: sự quan tâm của trung ương và thành phố về chỉ đạo tổ chức triển khai nghị quyết của cấp trên và sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vốn, khoa hoạc kỹ thuật tiên tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cho phép phát triển một nền nông nghiệp xanh, xây dựng được cơ cấu kinh tế nông thôn là nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ theo hướng tiên tiến.
- Có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương và đã được cụ thể hóa bằng công tác quy hoạch, nghị quyết, chương trình đặt ra đối với công tác xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ nay đến nay năm 2020 và tầm nhìn 2030. Với việc xuất phát từ lợi ích của nhân dân, vì nhân dân, nhân dân trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng công tác quy hoạch, triển khai vì vậy đã tạo ra sự đồng thuận giữa công tác lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
- Có lực lượng lao động dồi dào với khoảng 86,1 nghìn người, trong đó có trên 20% lao động đã được qua đào tạo. Nhân dân Phúc Thọ với truyền thống cần cù chịu khó, huyện có 5 làng nghề truyền thống được phân bố đều
trên địa bàn, đặc biệt trong những năm gần đây nhiều ngành nghề mới tại một số địa phương cũng đang phát triển mạnh như mộc, cơ khí, may mặc... tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới hiện nay ở Phúc Thọ.
Là huyện có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thuỷ, có diện tích đất tương đối rộng, chất lượng tốt nên là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đâu tư phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Những khó khăn chủ yếu:
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuận còn hạn chế, quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và áp dụng quy trình kinh tế sản xuất tiến tiến còn diễn ra chậm chạp dẫn đến năng xuất lao động thấp, sản xuât, chế biến nông sản lạc hậu, chưa tương xứng với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Do không áp dụng được khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên quy mô sản xuất hàng hoá chưa được mở rộng. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ chế biến nông sản và phát triển ngành nghề còn thấp kém, cộng thêm thị trường tiêu thụ Thủ đô đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, an toàn nên việc sản xuất, chất lượng sản phẩm vẫn là một vấn đề cần được quan tâm.
Xuất phát điểm trong quá trình CNH – HĐH của huyện còn ở mức thấp. Phúc Thọ là huyện nghèo của thành phố. Đất đai còn manh mún, số lượng doanh nghiệp không nhiều và hoạt động chưa hiệu quả, chưa có các mặt hàng sản phẩm là mũi nhọn của nền kinh tế địa phương.
Các chính sách chỉ đạo từ thành phố đến huyện và cơ sở ở một số ngành còn nhiều vướng mắc nhất khi sát nhập từ Hà Tây về Hà Nội. Trong đó đặc biệt trong công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và ổn định trong nhân dân.
Tỷ lệ sinh còn cao, phân bố dân cư chưa hợp lý, tốc độ đô thị hoá chậm, trình độ cán bộ, công nhân có tay nghề còn chưa nhiều, văn hoá xã hội còn có mặt yếu kém. Tệ nạn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp.
Thu hút vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn thấp, hệ thống tín dụng còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhân dân. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Trong quá trình phát triển kinh tế vừa qua thì môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm, công tác xử lý rác thải, ô nhiễm nguồn nước ở một số làng nghề đã ở mức cảnh báo và cần quản lý chặt chẽ. Đây là những vấn đề mà trong thời gian tới công tác quy hoạch và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương cần phải quan tâm và làm tốt.
Những khó khăn và yếu kém trên tác động không nhỏ, làm hạn chế đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững của Phúc Thọ.
2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triên bền vững giai đoạn 2000 – 2010 Thọ theo hƣớng phát triên bền vững giai đoạn 2000 – 2010
2.2.1. Chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành
Từ một nền kinh tế còn mang tính đặc thù là một huyện thuần nông, những năm qua kinh tế của Phúc Thọ có tốc độ tăng trưởng khá. Giai đoạn 2000 – 2010, GDP bình quân của huyện tăng trưởng bình quân đạt 9,83%. Trong đó giai đoạn 2000 – 2005 tăng 7,55% và giai đoạn 2006 – 2010 tăng 12,76%. Cũng trong giai đoạn 2000 – 2010, nông nghiệp tăng 5,29%; Công nghiệp – xây dựng tăng 17,33% và dịch vụ thương mại tăng 14,02%. Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục có sự chuyển dịch theo hướng tích cực, cụ thể vào năm 2010 thì nông nghiệp chiếm 42,54% giảm so với năm 2000 là 22,03%;
Công nghiệp - xây dựng chiếm 30,54% tăng so với năm 2000 là 13,98%; Thương mại dịch vụ chiếm 26,91%, tăng so với năm 2000 là 8,06%.
Bảng 2.2: Tình hình chuyển dịch cơ cấu GDP theo ngành trên địa bàn huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010 ( theo giá hiện hành).
Năm GDP (tỷ đồng)
Tỷ trọng các ngành trong GDP Nông nghiệp Công nghiệp
và xây dựng Dịch vụ Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) Giá trị Tỷ trọng (%) 2000 311 201 64,58 52 16,57 59 18,86 2005 576 298 51,79 138 24,03 139 24,18 2010 1429 608 42,54 436 30,54 384 26,91
Nguồn: Niên giám thống kê huyện Phúc Thọ năm 2011.
201 298 608 52 138 436 59 139 384 0 100 200 300 400 500 600 700 2000 2005 20010 Nông nghiệp CN - XD Dịch vụ
Biểu2.1: Biểu chuyển dịch cơ cấu kinh tế giai đoạn 2000 – 2010
2.2.1.1 Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp
Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp cũng có chuyển biến tích cực theo hướng sản xuất hàng hóa, tỷ trọng ngành trồng trọt giảm, ngành chăn nuôi và dịch vụ tăng làm tăng giá trị thu nhập, và hiệu quả kinh tế cho người sản xuất.
Bảng 2.3:Cơ cấu giá trị ngành sản xuất nông nghiệp của huyện Phúc Thọ giai đoạn 2000 – 2010 (tính theo giá hiện hành).
Ngành 2000 2005 2010 Tốc độ tăng trƣởng (%) Tổng GTSX Tỷ trọng (%) Tổng GTSX Tỷ trọn g (%) Tổng GTSX Tỷ trọng (%) 2000 - 2005 2005 - 2010 2000 - 2010 Trồng trọt 217 58,6 251,2 49,2 380,6 36,5 2,97 10,95 6,44