Trong những năm qua, huyện có nhiều chủ chương, biện phát thúc đẩy kinh tế phát triển tạo nên sự thay đổi tích cực. Tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm đạt trên 10%, thu nhập bình quân đầu người 9,2 triệu đồng/người/năm. Cơ cấu kinh tế chuyển biến tích cực trong đó: nông nghiệp chiếm 34,5%; công nghiệp – xây dựng cơ bản chiếm 36,2%; thương mại, dịch vụ đạt 29,3%, đời sống nhân dân đang dần được nâng lên rõ rệt.
Sản xuất nông nghiệp tiếp tục tăng trưởng. Thực hiện phát triển nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hoá có giá trị kinh tế cao và bền vững. Coi trọng kỹ thuật, giống, thời vụ, phòng trừ dịch bệch, phòng chống thiên tai; dồn điền đổi thửa, phát triển trang trại, vườn trại; đưa giá trị chăn nuôi chiếm tỷ trọng cao trong nông nghiệp. Chăn nuôi theo hướng công nghiệp, tập trung, chất lượng, hiệu quả được coi trọng nên giá trị sản phẩm đạt khá. Tỷ trọng chăn nuôi đã chiếm trên 55% giá trị ngành nông nghiệp. Chương trình xây dựng nông thôn mới được tăng cường, kết cấu hạ tầng như hệ thống đường giao thông, cung cấp điện, nước sinh hoạt; mạng lưới chợ, trường học, trạm y tế, trụ sở làm việc và các thiết chế văn hoá, thể thao được đầu tư mạnh. Bộ mặt nông thôn đổi mới đồng đều.
Công tác quy hoạch và quản lý sau quy hoạch được chú trọng. Huyện đã triển khai điều chỉnh một số quy hoạch phù hợp với quy hoạch chung của Thành phố. Quy hoạch tổng thể sử dụng đất bờ hữu kênh dẫn Cẩm Đình -
Hiệp Thuận; Quy hoạch tổng thể hai bên trục phát triển kinh tế Tây Thăng Long định hướng đến năm 2020. Đề nghị cấp có thẩm quyền phê duyệt 10 cụm công nghiệp (60 ha). Cụm công nghiệp Phúc Thọ, huyện đang triển khai thu hôi đất, giải phóng mặt bằng, một số doanh nghiệp đã đầu tư sản xuất kinh doanh.
Sản xuất công nghiệp có nhiều tiến bộ. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2010 ước đạt 275 tỷ đồng, tăng 57,1% so với năm 2005. Các sản phẩm phong phú về chủng loại, thích ứng với thị trường. Sản phẩm đồ gỗ, dệt may và cơ khí có mức tăng trưởng cao và bước đầu có sản phẩm xuất khẩu. Một số làng nghề truyền thống như: may thêu Tam Hiệp, bún bánh Sen Chiểu sản xuất ổn định và từng bước phát triển vững chắc.
Tổng vốn đầu tư xã hội đạt 2.300 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách đầu tư xây dựng, nâng cấp kết cấu hạ tầng đạt trên 600 tỷ đồng, tăng 5,3 lần so với năm 2005. Việc phân bổ cơ cấu vốn đầu tư trên cơ sở ưu tiên thực hiện các mục tiêu mà nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện đề ra. Các cơ sở hạ tầng được đầu tư xây mới và nâng cấp đã đáp ứng được nhu cầu sản xuất và đời sống của nhân dân. Từ năm 2005 – 2010, đã thực hiện được 196.700m2 xây dựng, gồm cải tạo mới, nâng cấp, trong đó: 1.068 phòng học; Bệnh viên đa khoa huyện, 21 trạm y tế, 23 trụ sở làm việc của huyện và các xã; 105 nhà văn hoá cụm dân cư; 1 sân vận động, nhà văn hoá, chợ trung tâm huyện; 151 km đường liên thôn, liên xã, 63 trạm biến áp, 124 km đường dây hạ thế; 2 trạm cung cấp nước sạch và 20 km đường ống trục chính.
Hoạt động thương mại, dịch vụ được mở rộng. Trung tâm thương mại được hình thành; hệ thống chợ đầu mối, chợ nông thôn được xây dựng. Trong 5 năm, huyện đầu tư trên 50 tỷ đồng để xây dựng, cải tạo mạng lới chợ, đầu tư trên 40 tỷ đồng phát triển một số vùng hoa, vùng cây ăn quả, cây cảnh, làng
sinh thái, tu bổ, tôn tạo các di tích lịch sử văn hoá, tạo tiền đề cho hoạt động du lịch trong những năm tới.
Hoạt động tài chính, tín dụng, ngân hàng đảm bảo tốt nguồn vốn phục vụ sản xuất, kinh doanh và nhiệm vụ chính trị của huyện. Thực hiện tốt tín dụng ưu đãi góp phần tích cực và việc xoá đói giảm nghèo.
Từ những đặc điểm về tình hình, điều kiện tự nhiên, chính trị, kinh tế xã hội trình bày ở trên cho thây có nhiều thuận lợi cho việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn ở Phúc Thọ theo hướng phát triển bền vững:
Một số thuận lợi cơ bản:
- Là huyện của Thủ đô Hà Nội nên có nhiều điều kiện thuận lợi: sự quan tâm của trung ương và thành phố về chỉ đạo tổ chức triển khai nghị quyết của cấp trên và sự quan tâm đầu tư về cơ sở hạ tầng kỹ thuật, vốn, khoa hoạc kỹ thuật tiên tiến, mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, thúc đẩy sản xuất phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, cho phép phát triển một nền nông nghiệp xanh, xây dựng được cơ cấu kinh tế nông thôn là nông nghiệp – công nghiệp - dịch vụ theo hướng tiên tiến.
- Có sự vào cuộc quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức xây dựng và phát triển kinh tế của địa phương và đã được cụ thể hóa bằng công tác quy hoạch, nghị quyết, chương trình đặt ra đối với công tác xây dựng nông thôn mới giai đoạn từ nay đến nay năm 2020 và tầm nhìn 2030. Với việc xuất phát từ lợi ích của nhân dân, vì nhân dân, nhân dân trực tiếp tham gia đóng góp ý kiến xây dựng công tác quy hoạch, triển khai vì vậy đã tạo ra sự đồng thuận giữa công tác lãnh đạo và chỉ đạo tổ chức thực hiện.
- Có lực lượng lao động dồi dào với khoảng 86,1 nghìn người, trong đó có trên 20% lao động đã được qua đào tạo. Nhân dân Phúc Thọ với truyền thống cần cù chịu khó, huyện có 5 làng nghề truyền thống được phân bố đều
trên địa bàn, đặc biệt trong những năm gần đây nhiều ngành nghề mới tại một số địa phương cũng đang phát triển mạnh như mộc, cơ khí, may mặc... tạo việc làm cho hàng nghìn lao động. Đây cũng là một trong những yếu tố thuận lợi trong quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá và xây dựng nông thôn mới hiện nay ở Phúc Thọ.
Là huyện có hệ thống giao thông thuận lợi cả về đường bộ và đường thuỷ, có diện tích đất tương đối rộng, chất lượng tốt nên là điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân đâu tư phát triển kinh tế, góp phần đẩy nhanh quá trình CNH – HĐH, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng hiện đại, bền vững.
Những khó khăn chủ yếu:
- Việc áp dụng khoa học kỹ thuận còn hạn chế, quá trình cơ giới hoá nông nghiệp và áp dụng quy trình kinh tế sản xuất tiến tiến còn diễn ra chậm chạp dẫn đến năng xuất lao động thấp, sản xuât, chế biến nông sản lạc hậu, chưa tương xứng với yêu cầu của nền sản xuất hiện đại. Do không áp dụng được khoa học, kỹ thuật vào sản xuất nên quy mô sản xuất hàng hoá chưa được mở rộng. Bên cạnh đó, sự phát triển của công nghệ chế biến nông sản và phát triển ngành nghề còn thấp kém, cộng thêm thị trường tiêu thụ Thủ đô đòi hỏi chất lượng sản phẩm cao, an toàn nên việc sản xuất, chất lượng sản phẩm vẫn là một vấn đề cần được quan tâm.
Xuất phát điểm trong quá trình CNH – HĐH của huyện còn ở mức thấp. Phúc Thọ là huyện nghèo của thành phố. Đất đai còn manh mún, số lượng doanh nghiệp không nhiều và hoạt động chưa hiệu quả, chưa có các mặt hàng sản phẩm là mũi nhọn của nền kinh tế địa phương.
Các chính sách chỉ đạo từ thành phố đến huyện và cơ sở ở một số ngành còn nhiều vướng mắc nhất khi sát nhập từ Hà Tây về Hà Nội. Trong đó đặc biệt trong công tác quản lý đất đai, giải phóng mặt bằng gây khó khăn cho doanh nghiệp, nhà đầu tư và ổn định trong nhân dân.
Tỷ lệ sinh còn cao, phân bố dân cư chưa hợp lý, tốc độ đô thị hoá chậm, trình độ cán bộ, công nhân có tay nghề còn chưa nhiều, văn hoá xã hội còn có mặt yếu kém. Tệ nạn xã hội có nhiều diễn biến phức tạp.
Thu hút vốn đầu tư cho sản xuất kinh doanh còn thấp, hệ thống tín dụng còn mỏng, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của nhân dân. Cơ sở hạ tầng còn thiếu và yếu, chưa đáp ứng được yêu cầu của thị trường và quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp nông thôn.
Trong quá trình phát triển kinh tế vừa qua thì môi trường cũng là vấn đề cần được quan tâm, công tác xử lý rác thải, ô nhiễm nguồn nước ở một số làng nghề đã ở mức cảnh báo và cần quản lý chặt chẽ. Đây là những vấn đề mà trong thời gian tới công tác quy hoạch và phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ở các địa phương cần phải quan tâm và làm tốt.
Những khó khăn và yếu kém trên tác động không nhỏ, làm hạn chế đến quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng phát triển bền vững của Phúc Thọ.
2.2. Tình hình chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn huyện Phúc Thọ theo hƣớng phát triên bền vững giai đoạn 2000 – 2010