(1). Công tác tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật chƣa đƣợc thƣờng xuyên, dẫn đến nhận thức không đầy đủ và tổ chức thực hiện trên thực tế chƣa nghiêm các quy định của pháp luật trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB. Sự
lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện pháp luật trong đầu tƣ XDCB chƣa chặt chẽ, sâu sát; chƣa phát huy đƣợc sức mạnh giám sát của các tổ chức chính trị xã hội và nhân dân ; việc xử lý lãng phí có nơi còn chƣa nghiêm.
(2). Chủ trƣơng đầu tƣ từ nguồn vốn TPCP là đúng đắn, song phạm vi, đối tƣợng áp dụng tại một số thời điểm chƣa hợp lý, không bảo đảm cân đối giữa khả năng tài chính với chính sách đƣợc ban hành; cơ chế phân cấp đầu tƣ chƣa phù hợp, chƣa gắn phân cấp với trách nhiệm, chƣa thực hiện nguyên tắc phân bổ trên cơ sở nguồn lực, tiềm năng thực có. Việc điều chỉnh chính sách tại một số thời điểm còn mang tính tình thế, ngắn hạn, chƣa giải quyết đƣợc gốc rễ của vấn đề.
(3). Các quy định pháp luật chƣa đảm bảo tính hợp lý, chặt chẽ, thiếu cụ thể nhất là dẫn đến thiếu nhiều cơ sở pháp lý khi áp dụng; các quy định về quyền hạn chƣa đi đôi với chế độ trách nhiệm, chƣa có chế tài cụ thể xử lý các sai phạm, kể cả ngƣời đứng đầu trong các cơ quan, đơn vị có sai phạm.
(4). Công tác tham mƣu, tổng hợp, quản lý của một số bộ, ngành, địa phƣơng chƣa tốt; công tác cải cách hành chính còn chậm; công tác thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát đã có một số kết quả nhƣng vẫn chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu trong thực tế, thiếu các biện pháp, công cụ phát hiện và xử lý hành vi gây lãng phí vốn, tài sản nhà nƣớc.
CHƢƠNG 3
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN HOẠT ĐỘNG QUẢN LÝ NGUỒN VỐN TPCP CHO ĐẦU TƢ XDCB
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban thƣờng vụ Quốc hội, Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tƣ từ nguồn trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2012-2015 cho các bộ, ngành và địa phƣơng; kế hoạch hàng năm đƣợc giao cùng với kế hoạch đầu tƣ nguồn NSNN. Để sử dụng có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vốn trái phiếu Chính phủ cần thực hiện tốt các giải pháp chính sách sau: