3.1.1. Giải pháp về pháp lý
Cần tăng cƣờng công tác chỉ đạo các cấp, các ngành thực hiện nghiêm các quy định và các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí trong đầu tƣ xây dựng.
Cần bổ sung, sửa đổi các quy định trong các văn bản hƣớng dẫn thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để nâng cao hiệu quả, hiệu lực pháp lý của Luật. Trong đó, đối với lĩnh vực đầu tƣ XDCB sử dụng vốn NSNN nói chung và nguồn vốn TPCP nói riêng cần rà soát điều chỉnh các nội dung phù hợp với các luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng, nhƣ: Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, Luật Đất đai,… nhằm đảm bảo tính đồng bộ giữa các Luật; quy định cụ thể, xác định rõ những vấn đề trong từng khâu từ việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch, chủ trƣơng đầu tƣ, thẩm định, phê duyệt dự án, công tác đấu thầu, triển khai thi công, công tác nghiệm thu, bố trí vốn và thanh quyết toán.
Tăng cƣờng vai trò các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ (tiền kiểm), đó là việc thẩm định quyết định đầu tƣ, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; đơn giá vật tƣ phải đƣợc kiểm tra chặt chẽ, sát thực tế.
Ban hành các quy chế khen thƣởng đối với các tổ chức, cá nhân thực hiện tốt việc thực hành tiết kiệm, chống lãnh phí. Đồng thời quy định các chế tài xử lý kỷ luật nghiêm khắc các trƣờng hợp vi phạm.
Hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản. Trình Quốc hội sớm ban hành Luật Đầu tƣ công; Luật Quy hoạch; sửa đổi các quy định về quản lý đầu tƣ xây dựng cơ bản, đấu thầu,…
* Trong quản lý quy hoạch
Xây dựng Luật Quy hoạch có phạm vi điều chỉnh chung cho các loại quy hoạch phát triển trên phạm vi cả nƣớc, tránh tình trạng chồng chéo, mâu thuẫn giữa các loại quy hoạch.
Tập trung công tác thẩm định và phê duyệt quy hoạch vào một đầu mối. Tạo cơ chế thẩm định độc lập, tập trung, do một đầu mối chịu trách nhiệm;
Đề cao trách nhiệm của ngƣời đứng đầu trong xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch, bảo đảm hiệu quả và tính khả thi;
Tăng cƣờng công tác giám sát, kiểm tra, thanh tra thực hiện quy hoạch. * Các quy định về đấu thầu
Các quy định về đấu thầu cần đƣợc tập trung, thống nhất trong một luật (với tên gọi là Luật Đấu thầu sửa đổi) để tránh tình trạng mâu thuẫn, chồng chéo thiếu thống nhất giữa các văn bản và gây khó khăn cho các đơn vị thực hiện.
* Công tác thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ
Cần bổ sung các quy định về điều chỉnh chính sách giá vật liệu và các quy định về hoàn công cần quy định cụ thể hơn.
duyệt dự toán, tổng dự toán công trình. Đồng thời quy định cụ thể cơ chế giám sát, kiểm soát và các chế tài cụ thể để tăng cƣờng tiết kiệm vốn đầu tƣ.
Xác định rõ nguyên tắc, tiêu chí và cơ sở cho việc để đánh giá tiết kiệm, lãng phí, trong đó cần quy cụ thể căn cứ đánh giá tiết kiệm, lãng phí đối với những khối lƣợng, nội dung công việc chƣa có định mức, tiêu chuẩn, đơn giá của cơ quan thẩm quyền ban hành.
Quy định rõ trách nhiệm của từng cơ quan, cá nhân để xẩy ra sai phạm trong quản lý đầu tƣ xây dựng.
3.1.2. Giải pháp về chính sách
Thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội, Chính phủ đã giao kế hoạch đầu tƣ từ nguồn trái phiếu Chính phủ cho các bộ, ngành và địa phƣơng; kế hoạch hàng năm đƣợc giao cùng với kế hoạch đầu tƣ nguồn NSNN. Để sử dụng có hiệu quả, thực hành tiết kiệm, chống lãng phí vốn trái phiếu Chính phủ cần thực hiện tốt các giải pháp chính sách sau:
Tập trung chỉ đạo, tháo gỡ các khó khăn, thực hiện tốt kế hoạch đầu tƣ nguồn TPCP giai đoạn tiếp theo, bảo đảm thực hiện theo đúng các mục tiêu, danh mục dự án đã đƣợc Quốc hội, UBTVQH thông qua.
Các bộ, ngành, địa phƣơng phải rà soát, bố trí thêm nguồn vốn từ cân đối ngân sách địa phƣơng, từ vốn bổ sung có mục tiêu của NSTW, nguồn thu về xổ số kiến thiết và các nguồn vốn hợp pháp khác để bổ sung số vốn còn thiếu của các dự án sử dụng vốn TPCP, đẩy nhanh tiến độ đầu tƣ, bảo đảm hiệu quả.
Huy động thêm các nguồn vốn của các thành phần kinh tế thông qua việc chuyển đổi các hình thức đầu tƣ đối với các dự án đang sử dụng vốn TPCP có thể chuyển đổi đƣợc.
Sửa đổi một số quy định cho phù hợp với điều kiện thực tế đầu tƣ bằng vốn nhà nƣớc và trái phiếu Chính phủ bao gồm: sửa đổi quy định điều chỉnh tăng tổng mức đầu tƣ do điều chỉnh chính sách và giá cả nhƣ tăng giá vật liệu, tiền lƣơng, tiền công, đền bù giải phóng mặt bằng,… trong Nghị định số 83/2009/NĐ-CP; quy định về các nguồn vốn bổ sung cho các dự án sử dụng vốn trái phiếu Chính phủ trong Quyết định số 60/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ.
Về cơ chế giao kế hoạch và thực hiện kế hoạch đầu tƣ từ TPCP: Do kế hoạch vốn TPCP đã đƣợc giao cho cả giai đoạn 2012-2015, đề nghị Quốc hội cho phép kế hoạch hàng năm đƣợc giao cùng với kế hoạch đầu tƣ từ NSNN. Nhƣng trong triển khai thực hiện, đề nghị đƣợc linh hoạt hơn; số vốn kế hoạch năm trƣớc chƣa giải ngân hết đƣợc phép kéo dài sang năm sau.
Về cơ chế ứng trƣớc kế hoạch, đề nghị trên cơ sở kế hoạch vốn TPCP đã giao cho từng dự án, Quốc hội cho phép CP quyết định ứng trƣớc vốn theo yêu cầu đẩy nhanh tiến độ của từng công trình, dự án. Mức vốn ứng cần đƣợc tính toán chặt chẽ căn cứ vào các yêu cầu ổn định kinh tế vĩ mô và nhu cầu từng dự án cụ thể.
Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát việc quản lý và sử dụng vốn TPCP tại các Bộ, ngành và địa phƣơng.
Tăng cƣờng vai trò các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở giai đoạn chuẩn bị đầu tƣ (tiền kiểm), đó là việc thẩm định quyết định đầu tƣ, thiết kế kỹ thuật, tổng dự toán; đơn giá vật tƣ phải đƣợc kiểm tra chặt chẽ, sát thực tế.
Các cơ quan Thanh tra CP, Kiểm toán Nhà nƣớc phối hợp, tiến hành thanh tra, kiểm toán toàn diện chƣơng trình vốn TPCP, trong đó tập trung vào một số dự án, công trình có biểu hiện thất thoát, lãng phí, hiệu quả đầu tƣ không cao nhƣ đã nêu trong Báo cáo và các dự án có TMĐT điều chỉnh tăng cao so với phê duyệt ban đầu.
3.1.3. Giải pháp về tổ chức quản lý và thực hiện
Trên cơ sở làm rõ trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân trong việc gây ra thất thoát, lãng phí trong quản lý nguồn vốn TPCP, đồng thời sẽ tiếp tục nghiên cứu có biện pháp xử lý vi phạm đối với từng trƣờng hợp cụ thể, trƣớc mắt tập trung chỉ đạo thực hiện một số giải pháp chính nhƣ sau:
Yêu cầu các bộ, ngành và địa phƣơng rà soát toàn bộ hệ thống các văn bản pháp luật hƣớng dẫn thi hành Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để nâng cao hiệu quả, hiệu lực pháp lý của Luật. Trong đó, đối với lĩnh vực đầu tƣ XDCB sử dụng vốn NSNN nói chung và nguồn vốn TPCP nói riêng cần rà soát điều chỉnh các nội dung phù hợp với các luật liên quan đến đầu tƣ xây dựng, nhƣ: Luật Đầu tƣ, Luật Xây dựng, Luật Đất đai,…;
Rà soát lại TMĐT của tất cả các dự án, phân loại và kiên quyết không bố trí vốn cho phần điều chỉnh TMĐT không phù hợp với các quy định của nghị quyết Quốc hội, UBTVQH và Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng CP. Tiếp tục thực hiện kế hoạch vốn TPCP trung hạn, sử dụng nguồn vốn ngân sách tập trung, các nguồn lực khác, chuyển đổi hình thức đầu tƣ, đẩy mạnh xã hội hóa để bổ sung nguồn vốn đầu tƣ hoàn thành các dự án trong danh mục sử dụng nguồn vốn TPCP.
Chấn chỉnh lại công tác quy hoạch, đầu tƣ XDCB, theo đó quy hoạch phải đi đôi với khả năng thực hiện, mang tính thống nhất, đồng bộ; chỉ đạo các bộ quản lý ngành cần rà soát lại quy hoạch, có hƣớng dẫn, chỉ đạo cụ thể đối với từng địa phƣơng, bảo đảm thống nhất; xem xét lại cơ chế phân cấp, công tác thẩm định, đấu thầu, chỉ định thầu, quyết toán công trình.
Các quy định về phân cấp quản lý vốn đầu tƣ cần xem xét sửa đổi sớm, đặc biệt vấn đề phân cấp về việc phê duyệt các dự án đầu tƣ, dự án đầu tƣ sử dụng nguồn vốn thuộc cấp nào quản lý thì do cấp đó phê duyệt.
Các bộ, ngành và địa phƣơng tổ chức đánh giá công tác quản lý và sử dụng nguồn vốn TPCP. Trƣờng hợp phát hiện ra sai phạm, gây lãng phí phải làm rõ trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sai phạm và có biện pháp khắc phục.
Thanh tra CP, Kiểm toán Nhà nƣớc tăng cƣờng công tác thanh tra và kiểm toán tình hình thực hiện và sử dụng nguồn vốn TPCP ở các cấp, các ngành và các dự án cụ thể.
Thu hồi toàn bộ các khoản vốn TPCP sử dụng sai mục tiêu, sai quy định vào NSNN.
Thực hiện các nghị quyết của Quốc hội và Ủy ban Thƣờng vụ Quốc hội, cần tập trung thực hiện nghiêm Chỉ thị số 1792/CT-TTg của Thủ tƣớng CP theo hƣớng bố trí vốn tập trung, khắc phục dàn trải; huy động nhiều nguồn vốn, chuyển đổi hình thức đầu tƣ, đẩy mạnh xã hội hóa để bổ sung nguồn vốn đầu tƣ cho các dự án sử dụng vốn TPCP.
3.1.4.Những giải pháp đối với một số trường hợp cụ thể
a) Về đƣờng tuần tra biên giới do Bộ Quốc phòng quản lý
Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể đƣờng Tuần tra biên giới giai đoạn tiếp theo sau năm 2015, vì đây là tuyến đƣờng quốc gia, có tổng chiều dài và quy mô lớn trên phạm vi toàn quốc và đƣợc thực hiện qua rất nhiều năm. Trong đó, xem xét quyết định về quy mô, tổng mức đầu tƣ, thời gian thực hiện; đồng thời có cơ chế đặc thù để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng tổng thể đối với việc dự án đi qua khu vực rừng phòng hộ, rừng đầu nguồn (trên 50 ha phải xin ý kiến Quốc hội).
b) Các dự án thủy lợi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hiện nay Bộ Nông nghiệp và PTNT đã đầu tƣ hoàn thành một số công trình đầu mối hồ chứa nƣớc, kênh chính, phần hệ thống kênh cấp dƣới do địa phƣơng đầu tƣ còn thiếu vốn nên chƣa đƣợc đầu tƣ hoàn chỉnh. Đề nghị địa
phƣơng phối hợp với Bộ Nông nghiệp và PTNT rà soát, tổng hợp báo cáo Quốc hội bổ sung và huy động các nguồn vốn nhằm phát huy hiệu quả của các công trình đã đầu tƣ bằng nguồn vốn Trái phiếu Chính phủ do Bộ Nông nghiệp quản lý.
c) Đầu tƣ các dự án thuộc lĩnh vực y tế
Đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục phát hành trái phiếu Chính phủ giai đoạn 2016-2020 để đầu tƣ hoàn chỉnh các bệnh viện thuộc đối tƣợng của Nghị quyết 18/2008/QH12, đã đƣợc Thủ tƣớng Chính phủ phê duyệt danh mục để sớm đƣa vào sử dụng đồng bộ, đảm bảo thực hiện chỉ tiêu về giƣờng bệnh/10.000 dân mà Quốc hội đã giao.
d) Đề án Kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ giáo viên
Đề án Kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ giáo viên giai đoạn 2008-2012 đã hết thời hạn thực hiện, vốn trái phiếu Chính phủ đã bố trí vƣợt 109,34% so với kế hoạch theo Quyết định 2186/QĐ-TTg ngày 24/12/2009 của Thủ tƣớng Chính phủ nhƣng vẫn chƣa hoàn thành mục tiêu của Đề án. Tuy nhiên, do giá cả biến động trong thời gian qua, và việc huy động vốn khác gặp khó khăn, mục tiêu Chƣơng trình Kiên cố hóa trƣờng lớp học và nhà công vụ cho giáo viên giai đoạn 2008-2012 theo Quyết định 20/2008/QĐ-TTg ngày 01/02/2008 của Thủ tƣớng Chính phủ chƣa hoàn thành. Vì vậy, đề nghị Quốc Hội xem xét cho phép tiếp tục thực hiện Chƣơng trình này, trong đó có nguồn trái phiếu Chính phủ.
đ) Chƣơng trình xây dựng ký túc xá sinh viên
Đề nghị Quốc hội giao Chính phủ chỉ đạo tổng kết đánh giá tình hình thực hiện và hiệu quả của Chƣơng trình xây dựng ký túc xá sinh viên gắn với việc quy hoạch và phát triển ngành và mạng lƣới các trƣờng.
Đồng thời phải hoàn thiện cơ chế quản lý, khai thác vận hành quỹ nhà ở sinh viên sau đầu tƣ theo quy định tại Điều 8 của Quyết định số 65/2009/QĐ-TTg.
Do đặc thù của các trƣờng thuộc lực lƣợng vũ trang, đề nghị Quốc hội cho phép tiếp tục đầu tƣ một số dự án nhà ở học viên bằng nguồn vốn trái phiếu Chính phủ.
3.2. Một số kiến nghi
3.2.1. Kiến nghị chung
Đánh giá, tổng kết lại toàn bộ chƣơng trình vốn TPCP, từ đó tính toán khả năng huy động vốn, an toàn công nợ, quyết định cơ chế đầu tƣ, quản lý và khung pháp lý để tổ chức thực hiện đối với chƣơng trình TPCP.
Các cơ quan chức năng cần thiết tạo lập một thị trƣờng TPCP đúng nghĩa, vì hiện nay, việc huy động vốn TPCP chủ yếu là huy động từ hệ thống ngân hàng thƣờng mại, chƣa có sự tham gia của ngƣời dân, doanh nghiệp và các tổ chức quốc tế. ... Do đó, việc huy động vốn TPCP cần có sự tham gia của các thành phần kinh tế, đặc biệt của các doanh nghiệp ngoài nhà nƣớc và ngƣời dân. Tránh việc tập trung huy động từ hệ thống ngân hàng, dẫn đến những những thay đổi xấu về dòng tiền, tác động tiêu cực đến nền kinh tế và xã hội của đất nƣớc.
Các cơ quan chức năng cần tổ chức kiểm điểm trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phƣơng có liên quan trong công tác tham mƣu, thực hiện vốn TPCP, dẫn đến nhiều sai sót, lãng phí trong quản lý và sử dụng vốn TPCP giai đoạn 2006 - 2012 qua kết quả giám sát, thanh tra, kiểm toán.
Căn cứ tổng mức vốn TPCP đã đƣợc phân bổ trung hạn giai đoạn 2012 - 2015, các cơ quan tổ chức thực hiện nguồn vốn TPCP tiếp tục rà soát danh mục các công trình, dự án trong danh mục để sắp xếp, bố trí vốn theo thứ tự ƣu tiên, tránh dàn trải, thiếu tập trung, gây lãng phí nguồn lực.
Đối với công tác lập, thẩm định, phê duyệt quy hoạch, phê duyệt dự án phải bảo đảm tuân thủ đúng quy định Luật THTK, CLP, theo đó phải phù hợp với khả năng cân đối của nền kinh tế, của NSNN, tránh tình trạng quy hoạch, phê duyệt dự án vƣợt quá khả năng cân đối, dẫn đến không khả thi, dở dang, lãng phí lớn.
Tăng cƣờng bố trí vốn từ nguồn vốn ngân sách địa phƣơng, xổ số kiến thiết, thu tiền sử dụng đất... và chủ động huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để trả nợ khối lƣợng XDCB và hoàn thành các dự án theo đúng tiến độ đã đƣợc phê duyệt, sớm phát huy hiệu quả đầu tƣ.
3.2.2. Kiến nghị cụ thể với các cơ quan quản lý
a) Đối với Quốc hội
Sớm sửa đổi đồng bộ Luật THTK, CLP, Luật Đấu thầu, Luật Xây dựng, Luật Đất đai, ban hành Luật Đầu tƣ công gắn với THTK, CLP theo hƣớng: pháp điển hóa, bảo đảm tính đồng bộ, thống nhất, tránh trùng lắp giữa các văn bản liên quan, khắc phục các tồn tại, khiếm khuyết trong hệ thống các văn bản nhƣ đã đƣợc nêu trong Báo cáo. Cụ thể hóa tối đa các quy định liên quan nhằm tạo căn cứ pháp lý đầy đủ cho tổ chức thực hiện, tránh vận dụng tùy tiện gây thiệt hại cho NSNN. Rà soát, bãi bỏ các quy định không còn phù