1.3. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý ngành in:
1.3.1.3. Nguồn nhân lực:
Theo số liệu công bố gần đây, số lƣợng lao động toàn ngành hiện nay khoảng 50.000 ngƣời trong đó số lao động không qua đào tạo chính quy chiếm tỉ trọng lớn (gần 60%) nên chất lƣợng lao động chƣa cao, năng suất lao động thấp. Trong số 5 vạn lao động chỉ có 80% số đó là công nhân lao động trực tiếp, còn lại làm công tác quản lý và lao động gián tiếp, mỗi năm số ngƣời đến tuổi về hƣu chiếm 5%. Nhƣ vậy, hàng năm ngành in cần bổ sung ít nhất 2000 ngƣời
mới cơ bản đáp ứng đƣợc nhu cầu thực tế. Song mỗi năm con số đƣợc đào tạo mới chỉ dừng ở 1.213 ngƣời. Đó là chƣa kể đến việc số lao động cần thêm do sự thay đổi công nghệ và mức độ tăng trƣởng của ngành in hàng năm. Các cơ sở đào tạo nhân lực cho ngành hiện nay chƣa đáp ứng đƣợc nhu cầu bổ sung và thay thế của các doanh nghiệp, không chỉ do thiếu các cơ sở đào tạo mà còn do không có đầu vào. Các cơ sở đào tạo đều cho biết hiện nay cơ số chiêu sinh còn thấp hơn rất nhiều so với khả năng đào tạo của các trƣờng mặc dù chi phí đào tạo không cao. Rất ít doanh nghiệp đầu tƣ kinh phí cho khâu đào tạo, không tự cử ngƣời đi học nghề mà chờ sẵn nguồn cung cấp từ các trƣờng hoặc săn đón lao động từ các doanh nghiệp khác, trong khi việc chiêu sinh của các trƣờng đang rất khó khăn do xã hội không mấy quan tâm đến việc học nghề in nhƣ nhiều ngành nghề phổ thông khác. Qua khảo sát, hầu hết các doanh nghiệp in đều bức xúc về công tác đào tạo không đáp ứng nguồn nhân lực chất lƣợng cao. Nhiều nơi đã đầu tƣ hàng chục tỷ đồng cho máy móc thiết bị nhƣng chất lƣợng lao động không đáp ứng nên hiệu quả đầu tƣ thấp, gây lãng phí và chậm thu hồi vốn. Ở khu vực miền Trung và miền Tây Nam Bộ vẫn chƣa có cơ sở đào tạo mặc dù có nhu cầu thực sự. Theo thống kê của 717 cơ sở in thì số lao động đƣợc đào tạo đang làm việc tại các cơ sở in có trình độ cao rất thấp. Trên đại học: 0,7%; đại học, cao đẳng: 13,85%; trung cấp: hơn 16%; công nhân bậc 2 đến 5: 32%, bậc 6 đến 7: 8,64%.
Thu nhập bình quân toàn ngành hiện nay khoảng 6 triệu đồng/ngƣời/tháng, ở các địa phƣơng chỉ hơn 4 triệu đồng, ở mức trung bình so với mặt bằng chung của xã hội. Do ít đầu tƣ vốn, chất lƣợng lao động và thu nhập thấp nên các nhà in địa phƣơng càng khó khăn về nguồn công việc, trong khi nhiều đơn hàng lớn, đòi hỏi chất lƣợng cao lại đổ dồn về các trung tâm in lớn.
1.3.2. Các nhân tố ngoài ngành:
Bộ máy Nhà nƣớc Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là hệ thống các cơ quan nhà nƣớc từ trung ƣơng xuống địa phƣơng, đƣợc tổ chức và hoạt động theo những nguyên tắc chung, thống nhất nhằm thực hiện những nhiệm vụ chiến lƣợc và các chức năng của nhà nƣớc vì mục tiêu: dân giàu, nƣớc mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh. Các cơ quan nhà nƣớc rất đa dạng, nhiều chủng loại. Nhƣng thông thƣng bộ máy Nhà nƣớc nói chung bao gồm ba loại cơ quan: cơ quan lập pháp, cơ quan hành pháp, cơ quan tƣ pháp. Ở nƣớc ta tồn tại hệ thống các cơ quan:
1. Cơ quan quyền lực Nhà nƣớc (Quốc hội là cơ quan lập pháp và HĐND là cơ quan quyền lực nhà nƣớc ở địa phƣơng);
2. Chủ tịch nƣớc cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
3. Các cơ quan hành chính NN, tức là cơ quan hành pháp (đứng đầu hệ thống này là Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có chức năng quản lý nhà nƣớc đối vơí các ngành, lĩnh vực, các UBND cấp tỉnh, huyện, xã và tƣơng đƣơng, các cơ quan chuyên môn của UBND các cấp )
4. Các cơ quan xét xử (Toà án nhân dân tối cao, các Toà án nhân dân địa phƣơng, Toà án quân sự và các Toà án khác theo luật định)
5. Các cơ quan kiểm sát (Viện kiểm sát nhân dân tối cao, các Viện kiểm sát nhân dân địa phƣơng, các Viện kiểm sát quân sự). Tất cả các cơ quan Nhà nƣớc tạo thành bộ máy Nhà nƣớc. Bộ máy Nhà nƣớc là hệ thống thống nhất các cơ quan Nhà nƣớc và liên hệ chặt chẽ vơí nhau theo một cơ chế đồng bộ. Mỗi cơ quan Nhà nƣớc là một khâu (mắt xích) không thể thiếu của bộ máy Nhà nƣớc. Hiệu lực, hiệu quả của bộ máy Nhà nƣớc tuỳ thuộc vào hiệu lực, hiệu quả hoạt động của từng cơ quan Nhà nƣớc.
Sơ đồ 1.1: Mô hình cơ cấu bộ máy quản lý nhà nước về kinh tế tổng thể