hoạt động kinh doanh ngành in
2.3.1. Những thành tựu đã đạt được:
Từ năm 2004 đến nay đã xây dựng đƣợc 16 văn bản quy phạm pháp luật (một văn bản đã hết hiệu lực còn lại 15 văn bản) có liên quan đến hoạt động in, trong đó có 4 văn bản chỉ điều chỉnh riêng cho lĩnh vực hoạt động in, góp phần hoàn thiện hệ thống quy phạm pháp luật về điều chỉnh hoạt động in. Các văn bản này đã tạo hành lang pháp lý quan trọng cho việc xã hội hóa hoạt động in, bình đẳng với mọi thành phần kinh tế, tạo điều kiện cho ngành in phát triển.
Đã xây dựng đƣợc quy hoạch phát triển ngành xuất bản - in - phát hành sách giai đoạn 2001 - 2010 và quy hoạch 2010 - 2020. Đây là quy hoạch mang tính định hƣớng tổng thể trên toàn lãnh thổ về hoạt động in, làm nền tảng cho các tỉnh, thành phố xây dựng quy hoạch ở địa phƣơng.
Đã thực hiện tốt công tác giải quyết thủ tục hành chính trong việc thẩm định, cấp, đổi, gia hạn,…các loại giấy phép lĩnh vực in, thẩm định dự án đầu tƣ về hoạt động in theo quy định của pháp luật đúng quy trình, quy định của pháp luật.
Đã xây dựng đƣợc tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ, công nhân ngành in là “Tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật công nhân ngành in” và tiêu chuẩn để sản xuất sách là “Tiêu chuẩn kỹ thuật sách Việt Nam”.
Đã phối hợp với các trƣờng đào tạo, nhƣ: Trƣờng Đại học Bách khoa Hà Nội, Trƣờng Đại học Sƣ phạm Kỹ thuật Thành phố Hồ Chí Minh, Trƣờng Cao đẳng Công nghiệp in Hà Nội và Sở Thông tin và Truyền thông một số tỉnh, thành phố trực thuộc trung ƣơng tổ chức các lớp bồi dƣỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ quản lý, công nhân ngành in, đáp ứng nhu cầu hiểu biết về kiến thức pháp luật và nghiệp vụ quản lý hoạt động in.
2.3.2. Những tồn tại và nguyên nhân:
Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật điều chỉnh hoạt động in tuy đầy đủ nhƣng không thống nhất (In xuất bản phẩm và in các sản phẩm không phải xuất bản phẩm) gây khó khăn cho công tác thực thi. Các chế định quản lý hoạt động in thiếu cụ thể, công cụ pháp lý chƣa đầy đủ. Phân tầng, phân cấp nhiều mô hình, quy định hành vi không thống nhất
Quy hoạch phát triển sự nghiệp in sau khi đƣợc phê duyệt không đƣợc tích cực triển khai, một số nội dung không phù hợp, khó tiếp cận;
Chƣa chủ động triển khai đề tài nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ in. Tuy nhiên, đây là lĩnh vực khó vì công nghệ thiết bị in trong nƣớc không sản xuất đƣợc, chủ yếu nhập khẩu, doanh nghiệp tự chủ động tiếp cận, nghiên cứu, khai thác và sử dụng;
Cơ quan quản lý nhà nƣớc về hoạt động in các cấp chƣa có kế hoạch hợp tác quốc tế trong lĩnh vực in, việc này chủ yếu do các hiệp hội nghề nghiệp thực hiện;
Công tác tổ chức tập huấn phổ biến kiến thức pháp luật đến các cơ quan quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và các đối tƣợng tham gia hoạt động in chƣa đƣợc thƣờng xuyên, nên nhiều cán bộ quản lý nhà nƣớc ở địa phƣơng và các đối tƣợng tham gia hoạt động in không hiểu hoặc không biết các quy định của pháp luật về hoạt động in nên nhiều Sở Thông tin và Truyền thông cấp giấy phép có nội dung không đúng với quy định của pháp luật.
Việc liên kết, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan tham gia công tác quản lý hoạt động in chƣa chặt chẽ, nên công tác kiểm soát kém hiệu quả. Tuy nhiên, thời gian gần đây có tích cực hơn mà chủ yếu thông qua hoạt động của Đoàn Liên ngành phòng, chống in lậu trung ƣơng vì thành phần của Đoàn Liên ngành có các Bộ, Ngành liên quan. Mặt khác các quy định của pháp luật chƣa có chế tài đồng bộ và đủ mạnh nên chƣa có sức răn đe, không hạn chế đƣợc vi phạm, nạn in lậu vẫn tiếp diễn.
Việc theo dõi, đôn đốc, phối hợp từ Cục Xuất Bản đến các Sở Thông tin và Truyền thông ở các địa phƣơng để quản lý hoạt động in chƣa đƣợc chú trọng và rộng khắp, chủ yếu tập trung ở Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh;
Chƣa thực hiện đƣợc chế độ báo cáo định kỳ hàng tuần hoặc hàng tháng giữa cơ sở in với cơ quan quản lý nhà nƣớc hoặc giữa cơ quan quản lý nhà nƣớc với nhau nên tổng hợp thông tin về hoạt động in của toàn ngành rất khó khăn.
Việc quản lý hoạt động in chƣa theo kịp sự phát triển của ngành công nghiệp này. Công tác dự báo và thông tin khoa học công nghệ cũng nhƣ thông tin về thị trƣờng chƣa cung cấp kịp thời và đầy đủ những thông tin mới nhất và các văn bản pháp luật có liên quan đến hoạt động in
Còn buông lỏng và chƣa có biện pháp quản lý các cơ sở in không phải cấp phép hoạt động in, vì thế chƣa làm tốt việc phổ biến các quy định của pháp luật về hoạt động in và tiến hành kiểm tra, thanh tra với đối tƣợng này. Chƣa có sự phối hợp chặt chẽ của các cơ quan liên quan để xử lý các vụ vi phạm pháp luật trong hoạt động in triệt để, có lúc còn hữu khuynh, không nghiêm làm giảm hiệu lực của pháp luật và công tác quản lý nhà nƣớc.
Các quy định của pháp luật chƣa đầy đủ, đặc biệt là chế tài chƣa đủ mạnh, chƣa đủ sức răn đe nên không hạn chế đƣợc vi phạm, nạn in lậu vẫn có chiều hƣớng gia tăng.
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO NĂNG LỰC QUẢN LÝ NHÀ NƢỚC VỀ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NGÀNH IN TRONG
GIAI ĐOẠN TỚI
3.1. Bối cảnh, mục tiêu phát triển ngành in và định hƣớng chung đến năm 2020:
3.1.1. Bối cảnh và xu thế phát triển sản phẩm và công nghệ ngành in
Trong những năm sắp tới, theo dự báo của Hiệp hội ngành in Việt Nam, xu thế biến động về sản phẩm in bao gồm: sách in vẫn chiếm tỷ trọng lớn do sách điện tử ở Việt Nam chƣa thực sự phổ biến nên chƣa có ảnh hƣởng lớn đến sách in, nhƣng trong tƣơng lai không xa chắc chắn sẽ thay thế dần sách in. Báo, tạp chí: Số lƣợng đầu báo và tạp chí hiện nay là trên 800 nhƣng số lƣợng in đang giảm dần, công suất in loại sản phẩm này đang dƣ thừa nên giá cả in giảm sút, trong khi chi phí sản xuất đang tăng hàng năm. Văn hóa phẩm: phần lớn các loại sản phẩm này chỉ tập trung in ở các trung tâm lớn và một số tỉnh trọng điểm để tiện cho việc phát hành, không phải chia đều cho các nhà in….Có thể nói, sản phẩm in ấn truyền thống sẽ kém phát triển và để tồn tại, các doanh nghiệp có xu thế phát triển sang in ấn bao bì, tem nhãn sản phẩm…Vì vậy, xu thế phát triển doanh nghiệp in ấn đƣợc dự báo: không có doanh nghiệp Nhà nƣớc; Tập trung ở các thành phố lớn và khu công nghiệp; có sự tham gia của rất nhiều doanh nghiệp có vốn đầu tƣ anh nƣớc ngoài và doanh nghiệp tƣ nhân; Thiết bị và công nghệ đa dạng; cùng với sự phát triển kinh tế và sản xuất hàng hóa thì mảng in bao bì, nhãn hàng sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa, chất lƣợng đòi hỏi ngày một cao hơn, mới mẻ, phong phú, cầu kỳ hơn và sự cạnh tranh sẽ ngày càng quyết liệt hơn.
Đầu tƣ và đổi mới công nghệ: để tiếp tục phát triển, ngành in nƣớc ta cần số vốn đầu tƣ từ 100 triệu đến 200 triệu USD mỗi năm. Phần lớn số vốn kể trên đầu tƣ cho máy móc, thiết bị . Ở những cơ sở in lớn có nguồn việc tƣơng đối
dồi dào và có chiến lƣợc phát triển rõ rệt, đã mạnh dạn đầu tƣ máy mới và hiện đại. Phần lớn các nhà in vừa và nhỏ, nhất là ở các địa phƣơng đầu tƣ chủ yếu bằng máy móc đã qua sử dụng, đầu tƣ rẻ, nhanh thu hồi vốn. Nhiều doanh nghiệp tƣ nhân với sự năng động và sáng tạo đã sử dụng những thiết bị cũ để tạo ra những sản phẩm metalize, spot UV, hiệu ứng bong – sần và những hiệu ứng đặc biệt đáp ứng yêu cầu của khách hàng đối với văn hóa phẩm hoặc bao bì.
Ở khâu in, công nghệ in offset và ống đồng đang có dấu hiệu chững lại tuy vẫn là mảng đầu tƣ lớn nhất, in flexo và kỹ thuật số bắt đầu gia tăng để đáp ứng sự chuyển đổi về cơ cấu và mẫu mã sản phẩm, đó cũng là xu thế chung của thế giới. Ở đây đòi hỏi sự đột phá và chiến lƣợc kinh doanh bài bản thì mới mang lại hiệu quả bởi chi phí đầu tƣ là không nhỏ, kỹ năng vận hành chƣa quen thuộc và thành thạo. Khâu sau in cũng đƣợc đầu tƣ khá mạnh tuy thiết bị mới và hiện đại chƣa nhiều nên năng suất lao động còn thấp.
3.1.2. Mục tiêu phát triển ngành in: