Giải pháp giảm thiểu rủi ro

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà tây (Trang 92 - 115)

Chƣơng 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.2.6. Giải pháp giảm thiểu rủi ro

Để hạn chế tối đa rủi ro khi tiến hành cho vay tiêu dùng, ngân hàng nên thắt chặt hơn nữa công tác kiểm tra, kiểm soát, thẩm định trƣớc khi giải ngân. Đặc biệt với những hồ sơ vay mà chủ thể là cá nhân, nguồn thanh toán chính là lƣơng, ngân hàng cần chú trọng việc thẩm định chắc chắn nguồn thanh toán đó là ổn định và thƣờng xuyên giám sát theo dõi tình hình trả nợ gốc và lãi hàng tháng của khách hàng để giải quyết kịp thời nếu có bất thƣờng xảy ra. Bên cạnh đó, ngân hàng cũng nên có biện pháp để có thể ràng buộc trách nhiệm của ngƣời xác nhận nguồn thu nhập của khách hàng vay nhằm giảm thiểu tình trạng một khách hàng có thể vay nhiều khế ƣớc hoặc khi khách hàng không còn công tác tại đơn vị đó nhƣng đơn vị không có trách nhiệm trong việc thông báo với ngân hàng và không bàn giao trách nhiệm cho đơn vị nơi khách hàng đến công tác.

Hơn nữa, khi tiến hành thẩm định trƣớc khi giải ngân, ngân hàng cũng nên tìm hiểu kỹ về khách hàng của mình, xem xét kỹ nguồn trả nợ và có thể liên hệ với các ngân hàng thƣơng mại khác trên cùng địa bàn để biết thêm thông tin về khách hàng. Đồng thời , ngân hàng cũng nên tăng cƣờng công tác kiểm tra kiểm soát nô ̣i bô ̣, đối chiếu trƣ̣c tiếp khách hàng vay vốn thƣờng xuyên để ki ̣p thời phát hiê ̣n và xƣ̉ lý nhƣ̃ng biểu hiê ̣n bất thƣờng của khách hàng nhằm ha ̣n chế thấp nhất rủi ro có thể phát sinh.

4.3. Một số kiến nghị

4.3.1. Kiến nghị đối với Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan

Để hoạt động cho vay tiêu dùng trong hệ thống các NHTM ở Việt Nam tiếp tục tăng trƣởng ổn định, hiệu quả Chính phủ và các Bộ ngành cần tạo mọi điều kiện thuận lợi để hoạt động này có thể phát triển và mang lại ngày càng nhiều lợi ích cho toàn xã hội:

Thứ nhất, Chính phủ thực hiện hàng loạt các biện pháp nhằm ổn định môi trƣờng vĩ mô, từ đó xác định chiến lƣợc phát triển kinh tế, tăng cƣờng đầu tƣ, thực

hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng ngày càng tăng tỷ trọng công nghiệp, dịch vụ và giảm dần tỷ trọng nông nghiệp trong GDP nhằm mục tiêu ổn định thị trƣờng, giá cả, duy trì tỷ lệ lạm phát ở mức có lợi cho nền kinh tế; chuyển dịch cơ cấu lao động theo hƣớng hợp lý, giảm tỷ lệ thất nghiệp, tăng mức sống dân cƣ tạo ra cầu về hàng hoá… Việc ổn định môi trƣờng kinh tế, chính trị, xã hội sẽ tạo điều kiện cho quá trình phát triển kinh tế, nâng cao thu nhập và mức sống cho dân cƣ, nâng cao khả năng tích luỹ và tiêu dùng của dân cƣ, thúc đẩy nhu cầu tiêu dùng tăng lên, đồng thời cũng giúp cho các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất kinh doanh tạo ra nhiều hàng hoá dịch vụ cho xã hội.

Thứ hai, Chính phủ cần sớm ban hành Luật tín dụng tiêu dùng, tạo nền tảng pháp lý vững chắc cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Muốn vậy, ngay từ bây giờ, Nhà nƣớc cần chuẩn bị các điều kiện cần thiết để có thể hoàn thiện và cho ra đời Luật tín dụng tiêu dùng một cách sớm nhất. Ta có thể khẳng định chắc chắn rằng, Luật tín dụng tiêu dùng ra đời sẽ thúc đẩy mạnh mẽ thị trƣờng tiêu dùng phát triển, không chỉ từ phía các ngân hàng mà còn từ phía ngƣời tiêu dùng

Thứ ba, Chính phủ cần tạo cơ chế khuyến khích các ngân hàng cho vay bán lẻ nhƣ đƣa ra các tỷ lệ và dự trữ hấp dẫn hơn, cho phép các ngân hàng thành lập quỹ dự phòng rủi ro riêng.

Thứ tư, Nhà nƣớc cần tạo điều kiện cho các NHTM trong việc đào tạo nguồn nhân lực có chất xám. Hệ thống ngân hàng luôn đòi hỏi đội ngũ CBCNV có trình độ chuyên môn cao, hăng say, nhiệt tình với công việc, luôn cập nhật và bổ sung kiến thức để có thể bắt kịp với sự phát triển mạnh mẽ của hoạt động ngân hàng. Do đó, đầu tƣ cho giáo dục mà cụ thể là đầu tƣ cho các trƣờng có đào tạo chuyên ngành ngân hàng là điều kiện cần thiết để nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng. Mặt khác, Nhà nƣớc cũng nên chú trọng việc cấp ngân sách, tạo điều kiện để các ngân hàng có thể cử cán bộ ngân hàng đi học tập ở nƣớc ngoài để nâng cao kiến thức, trình độ nghiệp vụ và hiểu biết để phục vụ hơn nữa cho đất nƣớc nói chung và cho ngành ngân hàng nói riêng.

Thứ năm, đề nghị các cơ quan, doanh nghiệp có đối tƣợng vay tiêu dùng tại Chi nhánh kết hợp với Chi nhánh trong việc xác nhận hồ sơ xin vay vốn và thu hồi nợ.

4.3.2. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam

NHNN là cơ quan đại diện cho Nhà nƣớc trong lĩnh vực ngân hàng, trực tiếp chỉ đạo hoạt động của toàn ngành ngân hàng, vì vậy NHNN đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển các hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng.

Thứ nhất, hoàn chỉnh hệ thống các văn bản pháp quy về hoạt động ngân hàng nói chung và hoạt động cho vay tiêu dùng nói riêng sẽ tạo nền tảng cơ sở cần thiết cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển. Trong thời gian tới, NHNN cần ban hành hệ thống các văn bản hƣớng dẫn cụ thể về các loại hình sản phẩm, dịch vụ của cho vay tiêu dùng, đồng thời cũng ban hành các văn bản hỗ trợ, khuyến khích đối với cho vay tiêu dùng, tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng và đầy đủ nhằm bảo vệ quyền lợi cho các NHTM phát triển hoạt động này.

Thứ hai, NHNN cần hỗ trợ, tạo điều kiện cho các NHTM phát triển hoạt động của mình thông qua các biện pháp nhƣ tăng khả năng tự chủ, tự chịu trách nhiệm trong hoạt động kinh doanh… thƣờng xuyên tổ chức các cuộc hội thảo, những khoá học cho các NHTM nhằm phổ biến cho ngân hàng những chính sách, chủ trƣơng mới của NHNN để từ đó các NHTM có thể áp dụng vào trong hoạt động của mình.

Thứ ba, NHNN cần phối hợp với các bộ ngành liên quan đến hoạt động cho vay tiêu dùng để từ đó ban hành các Thông tƣ liên bộ, tạo điều kiện pháp lý thuận lợi cho hoạt động cho vay tiêu dùng phát triển.

Thứ tư, nghiên cứu và tiếp tục hoàn thiện hệ thống thông tin liên ngân hàng, tiếp tục tăng cuờng mối quan hệ với các NHTM và giữa các NHTM với nhau để từ đó có thể nắm bắt thông tin về hoạt động ngân hàng cũng nhƣ thông tin về khách hàng của ngân hàng một cách đầy đủ, kịp thời và chính xác để có thể nắm bắt đƣợc dễ dàng những thiếu xót, nguy cơ rủi ro trong hệ thống ngân hàng, sớm ngăn ngừa đƣợc tổn thất đáng tiếc xảy ra gây tổn hại tới hệ thống ngân hàng nói riêng và tới

nền kinh tế nói chung. Mặt khác, NHNN cũng cần khuyến khích các NHTM tham gia hệ thống nối mạng thông tin liên ngân hàng vì mạng mày sẽ cho phép các ngân hàng có thể thực hiện dễ dàng hơn việc thanh toán, trao đổi thông tin hoạt động của mình cũng nhƣ về khách hàng với tất cả các NHTM tham gia trong hệ thống.

Cuối cùng, NHNN cũng nên linh hoạt hơn trong việc điều hành và quản lý những công cụ tỷ giá, tỷ lệ dự trữ bắt buộc, từ đó tạo điều kiện cho các NHTM nhanh chóng thích nghi và thay đổi chiến lƣợc kinh doanh của mình cho phù hợp với các quy định mới của NHNN.

4.3.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

Thứ nhất, có chiến lƣợc khách hàng cụ thể để chỉ đạo các chi nhánh đến tiếp thị khai thác khách hàng. Hƣớng dẫn các chi nhánh thực hiện phân tích thị trƣờng vi mô, coi đây là công cụ quan trọng để mở rộng thị trƣờng, tăng khối lƣợng khách hàng vay tiêu dùng ở những phân khúc hợp lý. Việc hƣớng dẫn các chi nhánh phân tích thị trƣờng vi mô cần tập trung làm rõ những nội dung sau:

- Những rào cản tại môi trƣờng phân khúc và hƣớng dẫn Chi nhánh cách xử lý. - Giúp chi nhánh đánh giá các sản phẩm ƣa thích trong từng phân khúc. - Các thức thu thập dữ liệu và xử lý dữ liệu phục vụ cho việc mở rộng quy mô CVTD.

Thứ hai, hoàn thiện biểu mẫu cho các sản phẩm đã chuẩn hóa, có nhƣ vậy mới tạo điều kiện cho việc thực hiện quy trình cho vay đƣợc chuẩn hóa, tác nghiệp giữa các bộ phận và khách hàng, đồng thời giúp cho cán bộ cho vay giải quyết khoản vay nhanh hơn.

Thứ ba, lãi suất CVTD phải có tính linh hoạt cao hơn, sát hơn với tín hiệu thị trƣờng. Xây dựng các chƣơng trình cho vay ƣu đãi về lãi suất, phù hợp với từng đối tƣợng khách hàng nhằm mở rộng quy mô hoạt động CVTD.

Thứ tƣ, tăng cƣờng đầu tƣ phát triển công nghệ, thực hiện công tác hiện đại hóa trong ngân hàng. Nghiệp vụ CVTD của ngân hàng rất cần có nền tảng công nghệ hiện đại để hỗ trợ CVTD trong việc phân tích khách hàng, thẩm định tƣ cách, tài chính khách hàng, rút ngắn quá trình tiếp cận vốn vay để không bỏ lỡ thời cơ tiêu dùng.

KẾT LUẬN

CVTD không còn là một nghiệp vụ mới ở Việt Nam và có triển vọng phát triển mạnh mẽ trong tƣơng lai bởi lẽ nhu cầu về sản phẩm này ngày càng tăng cùng với sự gia tăng thu nhập và mức sống của ngƣời dân. Nâng cao hiệu quả CVTD là một xu thế tất yếu của NHTM hiện nay nhằm đa dạng hoá sản phẩm, giảm thiểu rủi ro và quan trọng hơn là mang lại nguồn thu nhập lớn cho ngân hàng. Nghiên cứu về hiệu quả của hoạt động CVTD tại Vietcombank Hà Tây, luận văn đã đạt đƣợc những kết quả sau:

Một là, luận văn đã tổng hợp đƣợc tình hình nghiên cứu của các tác giả trƣớc đây về đề tài cho vay tiêu dùng tại các ngân hàng, khái quát đƣợc cơ sở lý luận về CVTD, các đặc điểm, cách phân loại và phòng ngừa rủi ro trong hoạt động CVTD tại các NHTM. Đồng thời, luận văn nêu lên chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động CVTD tại NHTM. Ngoài ra, luận văn đã đƣa ra đƣợc những phƣơng pháp nghiên cứu đƣợc áp dụng trong bài để có cơ sở đúng đắn phân tích hiệu quả hoạt động CVTD tại các NHTM.

Hai là, trên cơ sở hệ thống lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu đƣơc xây dựng ở chƣơng 1 và 2, luận văn đã đi sâu phân tích đƣợc thực trạng hoạt động CVTD, đánh giá hiệu quả CVTD tại ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Tây. Thông qua việc phân tích và đánh giá các yếu tố nội bộ và bên ngoài của Ngân hàng, và phân tích các số liệu thu thập đƣợc từ bảng khảo sát nhu cầu khách hàng, luận văn đƣa ra đƣợc những nhu cầu vay tiêu dùng của khách hàng, đánh giá của khách hàng về hiệu quả hoạt động CVTD tại Vietcombank chi nhánh Hà Tây.

Ba là, trên cơ sở những phân tích, nhận định về hiệu quả CVTD của Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Tây, luận văn đã đƣa ra nhiều nhóm giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả CVTD của chi nhánh, trong đó những có những giải pháp quan trọng liên quan đến thay đổi chiến lƣợc kinh doanh, chiến lƣợc khách hàng, nâng cao chất lƣợng sản phẩm, phát triển công nghệ,…Ngoài ra, tác giả còn đƣa ra nhiều kiến nghị với Chính phủ và NHNN nhằm tạo ra một môi trƣờng thuận lợi để CVTD phát triển.

Hi vọng rằng với những phân tích và đánh giá trên, cùng với những giải pháp và kiến nghị đƣợc nghiên cứu tỉ mỉ và kỹ lƣỡng, sẽ phần nào giúp Ngân hàng Vietcombank chi nhánh Hà Tây có những nhìn nhận sâu sắc về hiệu quả hoạt động CVTD của mình và thực hiện đƣợc những giải pháp đúng đắn để phát triển lớn mạnh và bền vững.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Đinh Phi Hổ, 2009. Mô hình định lƣợng đánh giá sự hài lòng của khách hàng ứng dụng cho hệ thống ngân hàng thƣơng mại. Tạp chí Quản lý kinh tế, số 26, trang 07 - 12.

2. Hoàng Trọng & Chu Nguyễn Mộng Ngọc, 2005. Phân tích dữ liệu nghiên cứu với SPSS. Hà Nội : Nhà xuất bản Thống kê.

3. Lê Minh Sơn, 2009. Phát triển cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Trƣờng Đại học Kinh tế thành phố Hồ Chí Minh.

4. Lê Thị Kim Huệ, 2013. Phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Việt Nam hiện nay. Kinh tế và dự báo, 21 (11/2013), Tr. 24-25.

5. Lê Thị Hồng Hạnh, 2012. Giải pháp phát triển hoạt động cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Xuất nhập khẩu Việt Nam - Chi nhánh Hà Nội. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Học viện tài chính.

6. Lê Văn Tề,1992. Tiền tệ và Ngân hàng. Thành phố Hồ Chí Minh: NXB TP.HCM.

7. Lê Văn Tƣ, 2005. Nghiệp vụ ngân hàng thương mại, Hà Nội: NXB Tài chính. 8. Nguyễn Thanh Phong (2011), Đa dạng hóa các sản phẩm kinh doanh của ngân hàng thương mại Việt Nam trong điều kiện hội nhập kinh tế quốc tế. Luận văn thạc sỹ kinh tế. Đại học Kinh tế quốc dân.

9. Peter S.Rose, 2001. Quản trị ngân hàng thương mại. Hà Nội: NXB Tài chính. 10. Tô Khánh Toàn, 2014. Phát triển dịch vụ Ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam. Luận án tiến sỹ kinh tế. Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh.

11. Trần Ngọc Minh, 2011. Giải pháp mở rộng cho vay tiêu dùng tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam chi nhánh sở giao dịch 1. Luận văn thạc sỹ tài chính ngân hàng. Đai học Kinh tế - Đai học Quốc gia Hà Nội.

Tiếng Anh

12. Cronin, J. J & Taylor, S. A., 1992. Measuring Service quality : A reexamination and Extension , Journal of Marketing, 56: 55-68.

13. Gronroos, C., 1984. A service quality model and its maketing implications,European Journal of Maketing, 18: 36-34.

14. Heskett, J.L., 1987. Lessons in the service sector. Harvard Business Review, 65: 118-126.

15. Lassar, W.M, C. Manolis & R.D. Winsor., 2000. Service quality perspective and satisfaction in private banking. International Jounal of Bank Marketing, 18: 181-199.

16. Parasuraman, A., Zeithaml, V. A. and Berry, L.L., 1985. A conceptual model of service quality and its implications for future research. Journal of Marketing, 49: 41-50.

Phụ lục 1

BẢNG CÂU HỎI KHẢO SÁT I. THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ tên:... Giới tính:... Địa chỉ:...

(Từ câu 1 đến câu 5 ông/bà vui lòng đánh dấu “X” vào ô tƣơng ứng) 1. Nghề nghiệp hiện nay của ông/bà:

Công nhân viên chức □ Doanh nghiệp tƣ nhân □ Kinh doanh tự do □ Sinh viên □ Nội trợ □

Khác ( ghi rõ)……… 2. Ông/bà trong độ tuổi nào sau đây?

<25 tuổi □ 25 – 35 tuổi □ 36 – 45 tuổi □ > 45 tuổi □ 3. Trình độ học vấn của ông/bà Cấp 1 □ Cấp 2 □ Cấp 3 □ Cao đẳng – đại học □ Trên đại học □

4. Xin ông/bà vui lòng cho biết thu nhập của ông/bà hiện nay:

<3 triệu VND □

6 – 10 triệu VND □ > 10 triệu VND □

5. Xin ông/bà vui lòng cho biết mỗi tháng ông/bà tiết kiệm đƣợc bao nhiêu?

0 triệu □

< 1 triệu □

1 – 2 triệu □

3 – 5 triệu □

> 5 triệu □

II. THÔNG TIN VỀ NHU CẦU KHÁCH HÀNG

(Từ câu 6 đến câu 18 ông/bà vui lòng khoanh tròn theo thang điểm 1-5) 6. Ông/bà biết đến sản phẩm cho vay tiêu dùng của ngân hàng Vietcombank qua phƣơng tiện nào nhiều nhất

STT Chỉ tiêu Rất ít Ít

Trung

bình Nhiều Rất nhiều

1 Biển quảng cáo 1 2 3 4 5

2 Tivi, internet 1 2 3 4 5

3 Ngƣời quen giới thiệu 1 2 3 4 5

4 Nhận tờ rơi tại quầy giao dịch 1 2 3 4 5 5 Tƣ vấn trực tiếp của nhân viên ngân

hàng

1 2 3 4 5

7. Ông/bà có nhu cầu vay tiêu dùng không?

Có □ => Câu 8 Không □ => Câu 9 8. Ông/bà sử dụng tiền vay vào mục đích gì?

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) nâng cao hiệu quả cho vay tiêu dùng tại ngân hàng TMCP ngoại thương việt nam chi nhánh hà tây (Trang 92 - 115)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(115 trang)