Mức độ Xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thấp <16,2 0 0 2 Thấp 16,2 đến cận 23,4 6 2,0 3 Trung bình 23,4 đến cận 30,6 138 46,0 4 Khá 30,6 đến cận 37,8 135 45,0 5 Cao >= 37,8 21 7
Bảng 2.6 cho thấy: có 2% sinh viên có mức độ giá trị bản thân tổng quát trong học tập thấp, 46% sinh viên ở mức trung bình, 45% ở mức khá và 7% sinh viên ở mức độ cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tổng quát trong học tập là 31,09 thuộc mức khá. Một số biểu hiện nổi bật về giá trị bản thân tổng quát trong học tập của sinh viên được thể hiện trong bảng 2.7.
Bảng 2.7. Một số biểu hiện nội bật trong học tập
Trong những biểu hiện nổi bật về giá trị bản thân tổng quát trong học tập có mức độ cao nhất, “Tôi có quyền được đối xử công bằng như các sinh viên khác trong học tập” đạt mức độ cao với ĐTB là 4,20. Đây cũng là biểu hiện có điểm trung bình cao nhất trong các biểu hiện về giá trị bản thân tổng quát. Hai biểu hiện tiếp theo “Tôi mong muốn kết quả học tập phù hợp với năng lực và phẩm chất của tôi” và “Tôi có năng lực trong học tập” chỉ đạt mức độ khá (ĐTB lần lượt là 3,96 và 3,68). Kết quả này cho thấy mong muốn được được đối xử công bằng của sinh viên trong học tập, thông qua những điều kiện ngang nhau cũng như một kết quả học tập phù hợp với năng lực và phẩm chất. Trong khi đó, năng lực học tập của bản thân nói chung được sinh viên tự đánh giá ở mức khá. Những cảm nhận của
Biểu hiện ĐTB ĐLC
Điểm số cao nhất
Tôi có quyền được đối xử công bằng như các sinh
viên khác trong học tập. 4,20 0,73
Tôi mong muốn kết quả học tập phù hợp với năng lực
và phẩm chất của tôi. 3,96 0,74
Tôi có năng lực trong học tập. 3,68 0,83
Điểm số thấp nhất
Tôi cảm thấy dễ dàng khi giải quyết bất kì nhiệm vụ
học tập nào. 2,89 0,96
sinh viên về năng lực, phẩm chất hay sự xứng đáng của bản thân đều đạt mức độ phù hợp với sự phát triển tự nhận thức trong giai đoạn thanh niên sinh viên.
“Tôi cảm thấy dễ dàng khi giải quyết bất kì nhiệm vụ học tập nào” và “Tôi hài lòng với phương pháp học tập của mình” là hai biểu hiện có mức độ trung bình (ĐTB lần lượt là 2,89, 2,84), thấp nhất trong các biểu hiện về giá trị bản thân tổng quát trong học tập. Tuy khẳng định bản thân có đầy đủ năng lực học tập, nhưng khi xem xét trong từng năng lực học tập cụ thể, sinh viên đánh giá bản thân ở mức thấp hơn. Điều này cho ta nhận định về sự chênh lệch giữa mức độ tự đánh giá năng lực bản thân và năng lực thực tế của sinh viên. Nhìn chung, độ lệch chuẩn trong các biểu hiện có mức độ cao sẽ thấp hơn so với các biểu hiện có mức độ thấp. Các câu trả lời ở những biểu hiện mức thấp có sự phân tán cao hơn cho thấy sinh viên còn nhiều mâu thuẫn khi đánh giá về những năng lực học tập cụ thể.
b. Giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội
Bảng 2.8. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.8 cho thấy về giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa- xã hội, chỉ có 2% sinh viên có mức độ thấp, 38,7% sinh viên ở mức trung bình, 51,0% ở mức khá và 8,3% ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội là 39,19 thuộc mức khá. Một số biểu hiện nổi bật về giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động kinh tế - văn hóa – xã hội của sinh viên được thể hiện trong bảng 2.9 Mức độ Xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thấp < 19,8 0 0 2 Thấp 19,8 đến cận 28,6 6 2,0 3 Trung bình 28,6 đến cận 37,4 116 38,7 4 Khá 37,4 đến cận 46,2 153 51,0 5 Cao >= 46,2 25 8,3
Bảng 2.9. Một số biểu hiện nổi bật trong hoạt động kinh tế - văn hóa -xã hội
Biểu hiện ĐTB ĐLC
Điểm số cao nhất
Tôi có quyền được đối xử công bằng như các
thành viên khác trong nhóm. 4,17 0,72
Tôi mong muốn một kết quả công việc phù hợp
với năng lực và phẩm chất của tôi. 4,04 0,75
Nỗ lực của tôi xứng đáng được các thành viên
trong tổ chức, đội nhóm xem trọng. 3,81 0,73
Điểm số thấp nhất
Tôi có thể đảm nhận nhiều vai trò trong các tổ
chức, câu lạc bộ, đội nhóm… 3,27 0,99
Tôi có thể tìm kiếm nhiều cách thức khác nhau
để hoàn thành công việc. 3,16 1,05
Tôi thích tham gia nhiều hoạt động xã hội. 3,11 1,16 Những biểu hiện có điểm trung bình cao nhất trong hoạt động kinh tế- văn hóa – xã hội như “Tôi có quyền được đối xử công bằng như các thành viên khác trong nhóm” (ĐTB = 4,17), “Tôi mong muốn một kết quả công việc phù hợp với năng lực và phẩm chất của tôi” (ĐTB = 4,04) và “Nỗ lực của tôi xứng đáng được các thành viên trong tổ chức, đội nhóm xem trọng” (ĐTB = 3,81) đều đạt mức độ khá. Trong hoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội, yếu tố xứng đáng được đối xử như một con người trong xã hội được sinh viên đặc biệt quan tâm. Mong muốn về sự xứng đáng này được thể hiện rõ ràng khi sinh viên không chỉ yêu cầu quyền lợi về kết quả công việc phù hợp với năng lực, phẩm chất mà còn đòi hỏi sự công nhận từ người khác.
Những biểu hiện có điểm trung bình thấp bao gồm “Tôi có thể đảm nhận nhiều vai trò trong các tổ chức, câu lạc bộ, đội nhóm…” (ĐTB = 3,27), “Tôi có thể tìm kiếm nhiều cách thức khác nhau để hoàn thành công việc” (ĐTB = 3,16) và “Tôi thích tham gia nhiều hoạt động xã hội” (ĐTB = 3,11) đều có mức độ trung bình. Trong khi mong muốn được đối xử với đầy đủ quyền lợi và nghĩa vụ, những biểu hiện thấp nhất trên cho thấy sinh viên đánh giá năng lực hoạt động trong lĩnh vực kinh tế - văn hóa – xã hội của bản thân vẫn còn nhiều hạn chế. Với việc thay đổi môi trường hoạt động, sinh viên dần nhận ra nhiều hạn chế về năng lực hoạt động xã hội của bản thân, từ đó dẫn đến việc tự đánh giá bản thân còn hạn chế ở năng lực hoạt động.
Nhìn chung, sự phân tán các câu trả lời thể hiện qua độ lệch chuẩn cho thấy sự khác biệt giữa các biểu hiện có mức độ khác nhau. Những biểu hiện với mức độ khá có độ lệch chuẩn thấp hơn so với những biểu hiện còn lại. Trong đánh giá về năng lực bản thân, câu trả lời của sinh viên có sự đa dạng.
c. Giá trị bản thân tổng quát trong giao tiếp
Bảng 2.10. Mức độ giá trị bản thân tổng quát trong giao tiếp
Mức độ Xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thấp < 18 2 0,7 2 Thấp 18 đến cận 26 23 7,7 3 Trung bình 26 đến cận 34 101 33,7 4 Khá 34 đến cận 42 138 46,0 5 Cao >= 42 36 12,0
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.10 cho thấy: có 0,7% sinh viên có mức độ giá trị bản thân tổng quát trong giao tiếp rất thấp, 7,7% ở mức thấp, 33,7% sinh viên ở mức trung bình, 46% ở mức khá và 12% sinh viên ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tổng quát là 34,53 thuộc mức khá. Một số biểu hiện nổi bật về giá trị bản thân tổng quát trong hoạt động giao tiếp của sinh viên được thể hiện trong bảng 2.11
Bảng 2.11. Một số biểu hiện nổi bật trong giao tiếp
Biểu hiện ĐTB ĐLC
Điểm số cao nhất
Tôi mong muốn một kết quả giao tiếp phù hợp
với năng lực và phẩm chất của tôi. 3,84 0,78
Tôi có thể trò chuyện với các thành viên trong
gia đình một cách thoải mái. 3,76 1,08
Tôi hài lòng khi bản thân có thể giao tiếp tốt
với những người xung quanh. 3,61 1,01
Điểm số thấp nhất
Tôi xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch
giao tiếp phù hợp. 3,33 0,91
Tôi hài lòng với cách tôi giao tiếp. 3,33 1,06
Tôi giao tiếp tốt. 3,32 0,97
Tôi hòa nhập trong nhóm bạn bè. 3,32 1,14
Trong hoạt động giao tiếp, những biểu hiện có điểm trung bình cao nhất bao gồm “Tôi mong muốn một kết quả giao tiếp phù hợp với năng lực và phẩm chất của tôi” (ĐTB = 3,84), “Tôi có thể trò chuyện với các thành viên trong gia đình một cách thoải mái” (ĐTB = 3,76) và “Tôi hài lòng khi bản thân có thể giao tiếp
tốt với những người xung quanh” (ĐTB = 3,61) đều đạt mức độ khá. Bên cạnh yếu tố về sự xứng đáng cá nhân tiếp tục được đánh giá cao, sinh viên còn đánh giá bản thân có năng lực giao tiếp trong gia đình. Đây cũng là môi trường giao tiếp mà sinh viên đánh giá bản thân có thể dễ dàng chia sẻ những suy nghĩ và cảm nhận của mình.
Những biểu hiện thấp nhất bao gồm “Tôi xác định mục tiêu và xây dựng kế hoạch giao tiếp phù hợp” (ĐTB = 3,33), “Tôi hài lòng với cách tôi giao tiếp” (ĐTB = 3,33), “Tôi giao tiếp tốt” (ĐTB = 3,32) và “Tôi hòa nhập trong nhóm bạn bè” (ĐTB = 3,32) có mức độ trung bình. Với các biểu hiện trên, sinh viên đánh giá năng lực giao tiếp của bản thân còn nhiều hạn chế. Sinh viên gặp nhiều vấn đề trong việc xác định mục tiêu và kế hoạch giao tiếp, đặc biệt là trong giao tiếp với bạn bè. Giai đoạn thanh niên sinh viên, bạn bè vẫn tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển nhân cách của sinh viên. Vì thế, đối với sinh viên, việc không thể hòa nhập với bạn bè có ý nghĩa nhất định trong việc suy giảm giá trị bản thân tổng quát của họ.
Nhìn chung, theo kết quả thống kê giá trị bản thân tổng quát trong các hoạt động bao gồm học tập, kinh tế - văn hóa - xã hội và giao tiếp, những câu có mức độ đồng ý cao nhất xoay quanh hai nội dung chính bao gồm việc khẳng định bản thân có quyền được đối xử công bằng như người khác cũng như mong muốn có được một kết quả hoạt động phù hợp với năng lực và phẩm chất của bản thân. Điều này đã khẳng định yếu tố về một sự đối xử công bằng trong xã hội thể hiện sự xứng đáng của cá nhân có vai trò quan trọng trong giá trị bản thân của sinh viên. Tuy nhiên, sự xứng đáng này không phải được xét đến một cách vô căn cứ mà tiêu chuẩn sinh viên dựa vào đó là sự tự nhận thức năng lực và phẩm chất của bản thân để xác định những điều mình xứng đáng có được. Kết quả này còn cho thấy sinh viên nhận thức nhu cầu về sự xứng đáng của bản thân ở một mức độ khá - cao. Bên cạnh đó, sự đánh giá về năng lực, phẩm chất của sinh viên vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù sinh viên cảm nhận bản thân có năng lực nói chung trong các hoạt
động, nhưng khi so sánh các năng lực cụ thể để đạt mục đích hoạt động, sinh viên đánh giá bản thân chỉ ở mức độ trung bình.
Như vậy, mức độ mong muốn về sự xứng đáng cao hơn mức độ tự đánh giá về năng lực của bản thân. Tuy nhiên, sự chênh lệch này không quá lớn. Nó trở thành động lực để sinh viên tiếp tục phát triển, rèn luyện để đạt được những điều bản thân xác định xứng đáng với giá trị của mình.
2.2.1.3. Kết quả khảo sát về giá trị bản thân tạm thời của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
2.2.1.3.1. Mức độ giá trị bản thân tạm thời
Bảng 2.12. Mức độ giá trị bản thân tạm thời của sinh viên Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh
Mức độ Xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thấp <36 0 0 2 Thấp 36 đến cận 52 18 6,0 3 Trung bình 52 đến cận 68 88 29,3 4 Khá 68 đến cận 84 184 61,3 5 Cao >=84 10 3,3
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.12 cho thấy: chỉ có 6% sinh viên có mức độ giá trị bản thân tạm thời thấp, 29,3% sinh viên ở mức trung bình, 61,3% ở mức khá và 3,3% ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tạm thời là 70,13 thuộc mức khá. Như vậy, giá trị bản thân tạm thời của đa số sinh viên trường Đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh ở mức khá. Theo biểu đồ phân bố tổng điểm giá trị bản thân tạm thời, sinh viên có xu hướng có giá trị bản thân tạm thời lệch phải, thiên về mức khá – cao.
Biểu đồ 2.2. Phân bố tổng điểm giá trị bản thân tạm thời
Sự lựa chọn của sinh viên khi đứng trước những tình huống khác nhau có thể ảnh hưởng đến giá trị bản thân tạm thời của họ. Sinh viên trường Đại học Sư phạm có mức độ giá trị bản thân tạm thời khá – cao thể hiện cho việc lựa chọn cách giải quyết những tình huống tác động đến giá trị bản thân theo hướng nâng cao giá trị bản thân tạm thời nhằm duy trì một giá trị bản thân tổng quát đã được sinh viên xác nhận trước đó.
2.2.1.3.2. Giá trị bản thân tạm thời của sinh viên trong các hoạt động a. Giá trị bản thân tạm thời trong học tập
Bảng 2.13. Mức độ giá trị bản thân tạm thời trong học tập
Mức độ Xếp loại Tổng điểm Tần số Tỉ lệ % 1 Rất thấp < 12,6 1 0,3 2 Thấp 12,6 đến cận 18,2 18 6,0 3 Trung bình 18,2 đến cận 23,8 60 20,0 4 Khá 23,8 đến cận 29,4 190 63,3 5 Cao >= 29,4 31 10,3
Kết quả thống kê thể hiện ở bảng 2.13 cho thấy trong lĩnh vực học tập: chỉ có 0,3% sinh viên có mức độ giá trị bản thân tạm thời rất thấp, 6% ở mức thấp,
20% sinh viên ở mức trung bình, 63,3% ở mức khá và 10,3% sinh viên ở mức cao. Trung bình tổng điểm giá trị bản thân tạm thời trong học tập là 25,46 thuộc mức khá. Một số biểu hiện nổi bật về giá trị bản thân tạm thời trong học tập của sinh viên được thể hiện trong bảng 2.14.
Bảng 2.14. Một số biểu hiện nổi bật trong học tập
Biểu hiện ĐTB ĐLC
Điểm số cao nhất
Sự lựa chọn của sinh viên đã từng rớt môn
trước hành vi gian lận trong giờ thi lại. 4,34 1,07 Cách giải quyết của sinh viên đã từng bị rớt
môn trước học kì hiện tại. 3,80 0,85
Điểm số thấp nhất
Sự thay đổi trong phương pháp học tập ở học kì hiện tại đối với sinh viên có thành tích học tập vượt quá mong đợi trước đó.
3,40 1,18 Sự lựa chọn của sinh viên khi có cơ hội
tham gia nghiên cứu khoa học. 3,27 1,13
Nhìn chung, độ lệch chuẩn của các câu hỏi tình huống ở mức cao thể hiện sự phân tán trong các câu trả lời của sinh viên. Điều này giải thích sự khác biệt về hành vi trước một tình huống nhất định của sinh viên.
Tình huống liên quan đến hành vi gian lận có điểm trung bình cao nhất với 4,34 tương ứng với mức độ cao. Đây cũng là tình huống có điểm trung bình cao nhất trong các tình huống về giá trị bản thân tạm thời và có sự cách biệt rõ ràng khi so sánh với các tình huống khác. Trong khi đó, tình huống còn lại về cách giải quyết của sinh viên đã từng rớt môn chỉ đạt mức khá với ĐTB = 3,80. Kết quả trên cho thấy, sinh viên có phản ứng mạnh mẽ với những hành vi đạo đức, phù hợp với kết quả xác định những lĩnh vực sinh viên sử dụng để xác định giá trị bản thân mà trong đó, lĩnh vực Phẩm chất đạo đức có mức độ sử dụng cao nhất.