Nguyên nhân của hạn chế:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh ninh bình (Trang 68 - 72)

2.3.3. Hạn chế và nguyên nhân của hạn chế

2.3.3.2 Nguyên nhân của hạn chế:

- Nhận thức của một số lãnh đạo chính quyền, hội, đoàn thể cấp huyện và cấp xã về công tác đào tạo nghề còn hạn chế, thụ động, làm còn mang tính phong trào trong công tác triển khai, tổ chức thực hiện. Việc lựa chọn các nghề để dạy ở các địa phương chưa gắn với mục tiêu phát triển kinh tế và các nghề có thế mạnh của từng địa phương.

- Công tác tuyên truyền, phổ biến chủ trương chính sách về dạy nghề làm chưa sâu sát, thường xuyên và sâu rộng; chưa làm cho các cấp các ngành và nhân dân nhận thức được quyền lợi, trách nhiệm trong công tác dạy nghề. Một số địa phương chưa thực sự vào cuộc, chưa chú trọng trong công tác dạy nghề tạo việc làm cho người lao động, dẫn đến việc chỉ đạo, hướng dẫn kém hiệu quả.

- Công tác chỉ đạo, kiểm tra, giám sát công tác dạy nghề chưa thật sự tập trung, sâu sát, chưa huy động được các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và nhân dân tham gia quản lý, kiểm tra giám sát, công tác dạy nghề từ cơ sở.

- Ninh Bình vẫn là tỉnh hoạt động kinh tế chủ yếu từ nông nghiệp, điểm xuất phát thấp, tỷ trọng công nghiệp – dịch vụ chiếm tỷ trọng thấp. Ảnh hưởng của sự gia tăng dân số trong những năm trước đây dẫn đến tăng nhu cầu lao động, tạo sức ép lớn đối với công tác giải quyết việc làm cho người lao động.

- Mâu thuẫn giữa cung lao động và cầu lao động gay gắt: trong khi nguồn cung lao động chủ yếu là lao động phổ thông, thì cầu về lao động lại đòi hỏi lao động lành nghề làm cho quan hệ cung – cầu lao động vốn đã mất cân đối càng trở nên mất cân đối gay gắt hơn.

- Công tác điều tra, khảo sát nhu cầu học nghề của người lao động triển khai chưa thường xuyên, liên tục; việc xây dựng kế hoạch đào tạo nghề ở một số huyện, thành phố, thị xã, còn thụ động, chưa gắn dạy nghề với dịch chuyển cơ cấu kinh tế, tạo việc làm.

- Đội ngũ giáo viên cơ hữu ở các trung tâm dạy nghề cấp huyện còn thiếu về cơ cấu, yếu về chuyên môn, chủ yếu phải hợp đồng thuê đội ngũ giáo viên kiêm chức nên không chủ động được trong việc tổ chức các lớp dạy nghề; Cán bộ quản lý dạy nghề nhiều người không được đào tạo cơ bản, hạn chế về năng lực chuyên môn; hệ thống hồ sơ, sổ sách chưa đảm bảo theo quy định và chất lượng đào tạo chưa đáp ứng được yêu cầu.

- Chương trình đào tạo trong các trung tâm dạy nghề chưa thực sự phát huy được tiềm năng của địa phương và chưa phù hợp với nhu cầu thực tế của người dân.

- Cơ sở dạy nghề chưa được đầu tư đúng mức; Điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị cần thiết cho hoạt động dạy và học của một số cơ sở còn yếu và thiếu. Có cơ sở dạy nghề bỏ qua cơ cấu ngành nghề vùng, miền, thiếu sự quản lý chặt chẽ về chất lượng dạy và học.

học cho học sinh và khó thực hiện xây dựng chính sách thu hút cho phù hợp.

- Kinh phí hỗ trợ cho đào tạo nghề, tuyên truyền, khảo sát, giám sát hạn hẹp; việc phân bổ kinh phí dạy nghề của Trung ương theo Chương trình mục tiêu quốc gia thường phân bổ chậm, do vậy chưa phù hợp với mùa vụ, không phù hợp lúc nông nhàn, dẫn đến công tác tuyển sinh, tổ chức đào tạo triển khai gấp ảnh hưởng đến chất lượng đào tạo và tổ chức việc làm cho người lao động sau học nghề đạt hiệu quả không cao.

- Thực hiện xã hội hóa trong công tác dạy nghề làm chưa tốt do đó chưa huy động được nhiều nguồn lực phục vụ cho phát triển dạy nghề.

- Một bộ phận lớn người nông dân ở nông thôn chưa hiểu đầy đủ về sự cần thiết và lợi ích của học nghề; chưa quen với cách làm nghề, phải học nghề mà họ vẫn làm việc theo thói quen, truyền thống. Bên cạnh đó, thanh niên nông thôn lại chưa coi trọng việc học nghề, tư tưởng còn nặng về khoa cử, thích học trong các trường chuyên nghiệp, tư tưởng coi trọng bằng cấp của người dân, thích làm thầy hơn làm thợ, chỉ muốn con em mình đi học đại học mà không muốn đi học làm công nhân. Mặt khác, tâm lý chung của người dân là đi học nghề tốn thời gian, phải nghỉ làm, ảnh hưởng đến thu nhập đang có trước mắt. Thậm chí, có người còn cho rằng không cần thiết phải học nghề cũng có thể làm việc được thông qua học hỏi kinh nghiệm, rằng học nghề ra cũng chưa chắc có thể tìm được việc làm và thu nhập ổn định...

- Việc phát huy kiến thức đã được học sau học nghề nông nghiệp không đạt hiệu quả cao, nguyên nhân là do điều kiện kinh tế của lao động khó khăn, không đủ kinh phí mua nguyên vật liệu, giống cây, con để tổ chức sản xuất theo phương thức đã học, một số địa phương thủ tục vay vốn không thuận tiện, họ trông chờ vào các doanh nghiệp trong nông nghiệp làm “bà đỡ” thì lại có rất ít. Mặt khác, ruộng đất nông nghiệp chưa được quy hoạch khoa học, còn manh mún, do vậy, đây cũng là một nhân tố khó khăn trong việc áp dụng khoa học kỹ thuật sau học nghề vào sản xuất, hiệu quả duy trì việc làm, tăng năng xuất lao động không cao, tạo nên hiệu ứng không thích học nghề làm nông nghiệp trong người lao động .

- Một bộ phận người nông dân lớn tuổi, trình độ văn hóa hạn chế, khả năng tiếp thu kiến thức, viết chậm nên họ ngại đến trường lớp. Trường hợp khác với số lượng không nhỏ nông dân quan niệm học: cho biết, học để làm được, không cần có giấy chứng nhận, nên không làm bài thu hoạch cuối khóa, vì vậy số lao động được cấp giấy chứng nhận luôn thấp hơn so với số thực tế được đào tạo.

CHƢƠNG 3

QUAN ĐIỂM VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY MẠNH HOẠT ĐỘNG DẠY NGHỀ CHO LAO ĐỘNG NÔNG THÔN Ở NINH BÌNH TRONG

THỜI GIAN TỚI

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) dạy nghề cho lao động nông thôn ở tỉnh ninh bình (Trang 68 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(92 trang)