6. Kết cấu của luận văn
2.1.2. Kết quả hoạt động phát triển nhân lực CNTT của Ngân hàng Nhà nƣớc Việt
Nhà nước Việt Nam
2.1.2.1. Về quy mô, cơ cấu nguồn nhân lực CNTT
Tổng số nhân lực CNTT của NHNN Việt Nam tính đến tháng 9/2014 là 204 ngƣời, chiếm tỷ lệ 4.5% so với tổng số cán bộ, công chức của NHNN. Trong đó số làm việc tại trụ sở chính là 117 ngƣời, tại chi nhánh là 87 ngƣời. Số lƣợng nhân lực phân bổ cụ thể nhƣ sau:
+ Tại trụ sở chính: Số lƣợng cán bộ CNTT của NHNN tập trung chủ yếu ở Cục Công nghệ tin học với 83 cán bộ chuyên trách CNTT (bao gồm cả Chi Cục Công nghệ tin học tại Tp. Hồ Chí Minh). Còn lại, hầu hết các Vụ, Cục ngân hàng trung ƣơng đều không có cán bộ chuyên trách về CNTT.
+ Tại chi nhánh: 48/63 chi nhánh có 01 cán bộ CNTT, 13/63 chi nhánh có 02 cán bộ CNTT, chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh có 06 cán bộ CNTT, chi nhánh Tp. Hà Nội có 07 cán bộ CNTT.
Trong mối tương quan với các tổ chức CNTT trong và ngoài ngành: Số lƣợng cán bộ CNTT của NHNN là thấp hơn nếu so sánh với các tổ chức CNTT tƣơng tự trong và ngoài ngành:
+ Trong ngành ngân hàng: Số lƣợng cán bộ CNTT Trung tâm tin ho ̣c Ngân hàng Nông nghiê ̣p và Phát triển nông thôn là 215 ngƣời (hơn 2,6 lần so với Cu ̣c Công nghệ tin học), Trung tâm tin ho ̣c ngân hàng TMCP Công thƣơng Viê ̣t Nam là 300 ngƣời (hơn 3,7 lần so với Cục Công nghệ tin học ),
Trung tâm tin ho ̣c ngân hàng Đầu tƣ và Phát triển Viê ̣t Nam gồm 254 ngƣời (hơn 3 lần so với Cu ̣c Công nghệ tin học);
+ Các Bộ, ngành: Theo số liê ̣u thống kê tại Báo cáo chỉ số sẵn sàng cho phát triển và ứng dụng CNTT -TT Việt Nam (VietNam ICT Index) năm 2013, 2014 của Bộ Thông tin và Truyền thông cho thấy trong khi nguồn nhân lực CNTT của NHNN chƣa có nhiều thay đổi thì mô ̣t số Bô ̣ , ngành đã có đƣợc nguồn nhân lƣ̣c CNTT khá tốt, cụ thể nhƣ sau:
• Năm 2013: Nguồn lƣ̣c CNTT của Bô ̣ Nô ̣i vu ̣ xếp ha ̣ng 1 với tỷ lệ 11,8% số lƣợng cán bộ chuyên trách CNTT và 1,8% số lƣợng cán bộ chuyên trách an toàn thông tin. NHNN xếp hạng 7 với tỷ lệ lần lƣợt là 4,5% và 0,4%.
• Năm 2014: Nguồn lƣ̣c CNTT của Bô ̣ Tài chính xếp ha ̣ng 1 với tỷ lệ 10,7% số lƣợng cán bộ chuyên trách CNTT và 2,5% số lƣợng cán bộ chuyên trách an toàn thông tin. NHNN xếp hạng 4 với tỷ lệ lần lƣợt là 4.5% và 0.9%.
Về tốc độ tăng nguồn nhân lực CNTT: Trong 10 năm qua, quy mô nhân lực CNTT ngành ngân hàng không có sự biến động lớn, từ 188 ngƣời năm 2005 lên 204 ngƣời năm 2014, gấp 1.09 lần so với năm 2005. Số lƣợng nhân lực CNTT của NHNN tƣơng đổi ổn định qua các năm. Nhân sự giảm chủ yếu là do nghỉ hƣu, chuyển công tác, thôi việc. Do số lƣợng nhân lực của NHNN có biến động không đáng kể qua các năm, nên việc bố trí cơ cấu đội ngũ nhân lực có vai trò rất quan trọng, vì một cơ cấu hợp lý về số lƣợng và chất lƣợng của đội ngũ sẽ tạo ra sức mạnh hệ thống cho tổ chức.
Bảng 2.3. Tốc độ tăng nguồn nhân lực CNTT của NHNN qua các năm
Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014 Số lƣợng (ngƣời) 188 195 196 195 203 199 205 201 201 204 Tốc độ tăng trƣởng (%) +5.03 +3.72 +0.51 -0.51 +4.10 -1.97 +3.02 -1.95 0 +1.49 (Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, 2014)
Về cơ cấu nhân lực CNTT
Cơ cấu nhân lực CNTT theo độ tuổi: Do đặc thù là ngành khoa học kỹ thuật nên đội ngũ nhân lực CNTT trong ngành ngân hàng tƣơng đối trẻ, tại thời điểm hiện tại, lao động có độ tuổi dƣới 35 chiếm 58,83%, từ 35-50 tuổi chiếm 33,82%, và từ trên 50 tuổi trở lên chiếm 7,35%. Nguồn nhân lực hiện tại đủ điều kiện sức khỏe và trình độ để tiếp cận kiến thức và công nghệ mới.
Hình 2.2. Cơ cấu nhân lực CNTT theo độ tuổi và giới tính
(Nguồn: Vụ Tổ chức cán bộ, 2014)
Cơ cấu nhân lực CNTT theo giới tính: Tỷ lệ lao động nữ luôn thấp hơn nam giới ở mỗi độ tuổi. Tổng số lao động nữ trong ngành chiếm 30.88%, thấp hơn so với mức bình quân tỷ lệ lao động nữ của ngành ngân hàng (61%). Tuy nhiên so với đặc thù của ngành CNTT, thì tỷ lệ lao động nữ nhƣ vậy còn khá cao.
Cơ cấu nhân lực CNTT phân chia theo lĩnh vực chuyên môn: Lĩnh vực có tỷ lệ lao động nhiều nhất là phần mềm, quản trị cơ sở dữ liệu và phần cứng. Số lƣợng chuyên gia chuyên trách về an ninh thông tin chiếm tỷ lệ thấp nhất trong cơ cấu nguồn nhân lực với 6.02%/tổng số cán bộ CNTT.
Hình 2.3. Cơ cấu nhân lực phân chia theo lĩnh vực chuyên môn
(Nguồn: Cục Công nghệ tin học, 2014)
2.1.2.2. Về chất lượng nguồn nhân lực a. Trình độ chuyên môn
Trong NHNN hiện nay, cán bộ CNTT có các loại văn bằng về trình độ chuyên môn sau: (i) Sau đại học (tiến sĩ, thạc sĩ); (ii) Đại học; (iii) Cao đẳng; (iv) Trung cấp.
Tính chung trong toàn hệ thống, chỉ tiêu tỷ lệ cán bộ chuyên trách CNTT có trình độ từ Đại học trở lên đạt 85.78%, cao hơn mức bình quân chung của ngành ngân hàng 63.15%.
Bảng 2.4. Trình độ chuyên môn của cán bộ, công chức CNTT NHNN
Bằng cấp Sau đại học Đại học Cao đẳng Trung cấp Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời % Ngƣời %
Tổng số 21 10.29 154 75.49 16 7.48 13 6.37
Trụ sở chính 20 17.09 95 81.20 2 1.71 0 0
Chi nhánh 1 1.15 59 67.82 14 16.09 13 14.94
(Nguồn: Cục Công nghệ tin học, 2014)
Bảng 2.4 cho thấy: Số lƣợng công chức có trình độ sau đại học tập trung chủ yếu ở trụ sở chính. Tỷ lệ công chức có trình độ từ đại học trở lên ở
trụ sở chính chiếm tỷ lệ cao hơn hẳn chi nhánh (98.29/68.97); điều đó phù hợp với tính chất và yêu cầu của nhiệm vụ chuyên môn. Trong khi số lƣợng cán bộ có trình độ cao đẳng và trung cấp ở chi nhánh khá cao, điều này thể hiện đặc thù của các chi nhánh là tổ chức theo địa bàn hành chính và nhiệm vụ chủ yếu là tác nghiệp ở mức độ đơn giản.
Về chuyên ngành đào tạo: Mặc dù tỷ lệ nhân lực có trình độ đại học trở lên khá cao nhƣng tỷ lệ cán bộ không đƣợc đào tạo chuyên ngành CNTT vẫn còn chiếm tỷ lệ lớn. Qua khảo sát ở các đơn vị trụ sở chính cho thấy chuyên ngành CNTT hiện chiếm 95%/tổng số nhân lực làm công tác tin học, số còn lại là các chuyên ngành khác nhƣ tài chính ngân hàng, kinh tế, quản trị kinh doanh. Con số này ở các chi nhánh thấp hơn rất nhiều, chỉ đạt 33%/tổng số nhân lực làm công tác tin học. Nguyên nhân bởi phần lớn các chi nhánh không có cán bộ chuyên trách CNTT đƣợc đào tạo bài bản, trình độ chuyên môn chủ yếu là kế toán, tài chính ngân hàng không phải là tin học nhƣng kiêm nhiệm công tác tin học tại đơn vị.
b. Kỹ năng bổ trợ: Ngoại ngữ
Trong điều kiện mở cửa hội nhập, công chức của ngân hàng trung ƣơng nói chung và đội ngũ nhân lực CNTT nói riêng cần có đủ trình độ ngoại ngữ để tiếp cận thông tin và chủ động tác nghiệp. Mặt khác, nghiệp vụ ngân hàng hiện đại đang phát triển với quy mô và mức độ cao mà nguồn cung cấp kiến thức chủ yếu cho Việt Nam lại xuất phát từ bên ngoài, vì vậy ngoại ngữ trở thành một công cụ thiết yếu, không thể thiếu đối với cán bộ, công chức của ngân hàng trung ƣơng ngày nay. Số lƣợng cán bộ CNTT của NHNN biết ngoại ngữ tƣơng đối nhiều, riêng ở trụ sở chính tỷ lệ ngƣời có trình độ tiếng Anh từ bằng A trở lên chiếm tới 100%. Con số này phản ánh thực trạng mở rộng hợp tác quốc tế trong lĩnh vực CNTT của NHNN thời gian qua. Minh chứng bằng rất nhiều dự án CNTT quan trọng, có quy mô đầu tƣ lớn từ Ngân
hàng Thế giới. Tuy nhiên, số ngƣời thông thạo ngoại ngữ để có thể sử dụng một cách độc lập trong công việc không phải là cao; khoảng 9,7% và phân bố chủ yếu tại trụ sở chính. Xét về thực tế, các chứng chỉ ngoại ngữ A và B gần nhƣ không đủ chứng minh về trình độ thực về ngoại ngữ mà chỉ có tác dụng hoàn chỉnh kiến thức cho công chức khi tham gia thi nâng ngạch. Mặc dù trình độ chung về ngoại ngữ so với yêu cầu công việc chuyên môn chƣa tƣơng xứng và tỷ lệ này chƣa phải là cao nếu so với mặt bằng chung của NHNN 20% song bƣớc đầu NHNN đã xây dựng đƣợc đội ngũ nhân sự có nhiều kinh nghiệm và chuyên sâu trong lĩnh vực quản lý dự án quốc tế (Ban Quản lý dự án FSMIMS) có thể hỗ trợ rất nhiều cho các đơn vị chuyên trách về CNTT trong việc tiếp cận thông tin và chủ động tác nghiệp.