Do tính chất của bộ lọc nên biến tần gián tiếp lại được chia làm hai loại
Biến tần gián tiếp nguồn áp :
Là loại biến tần mà nguồn tạo ra điện áp một chiều là nguồn dòng, dạng của dòng điện trên tải phụ thuộc và dạng của dòng điện của nguồn, còn dạng điện áp trên tải phụ thuộc và các thông số của tải quy định.
Biến tần gián tiếp nguồn dòng :
Là loại biến tần mà nguồn cấp cho khâu nghịch lưu là nguồn dòng.
So sánh hai loại biến tần:
Trong bộ biến tần nguồn dòng, khi hai khoá bán dẫn trong cùng một nhánh của bộ nghịch lưu cùng dẫn (do kích nhầm hoặc do chuyển mạch), dòng ngắn mạch qua hai khoá được hạn chế ở mức cực đại. Trong bộ biến tần nguồn áp, việc này có thể gây ra sự cố ngắn mạch làm hỏng khoá bán dẫn. Do đó có thể xem biến tần nguồn dòng làm việc tin cậy hơn biến tần nguồn áp.
Do mạch chỉnh lưu tạo nguồn dòng có thể hoạt động ở chế độ trả năng lượng về nguồn, bộ biến tần nguồn dòng có thể làm việc hãm tái sinh. Với bộ biến tần nguồn áp, việc hãm tái sinh muốn thực hiện cần thêm vào hệ thống một cầu chỉnh lưu điều khiển hoàn toàn.
Trong trường hợp mất nguồn lưới khi đang hoạt động, bộ biến tần nguồn áp có thể hoạt động ở chế độ hãm động năng, nhưng bộ biến tần nguồn dòng không thể hoạt động ở chế độ này khi đó.
Bộ biến tần nguồn dòng được sử dụng cuộn kháng L khá lớn trong mạch chỉnh lưu tạo ra nguồn dòng, điều này làm đáp ứng quá độ của hệ thống chậm hơn so với bộ biến tần nguồn áp kiểu PWM.
Với bộ biến tần nguồn áp, dễ dàng áp dụng kĩ thuật PWM để điều khiển đóng ngắt các khoá bán dẫn. Kĩ thuật PWM cho phép giảm tổn thất do sóng hài bậc cao gây nên trên động cơ, không gây ra môment đạp làm rung động cơ ở tốc độ thấp. Tuy nhiên, kĩ thuật điều chế kiểu PWM khó áp dụng cho biến tần nguồn dòng, nếu có cũng chỉ áp dụng cho tần số hoạt động thấp.
Khi hoạt động với nguồn cấp là DC bộ biến tần nguồn áp nhỏ gọn và rẻ tiền hơn so với biến tần nguồn dòng thường cồng kềnh do phải sử dụng cuộn kháng L lớn và các tụ chuyển mạch có giá trị cao.
Dải điều chỉnh biến tần nguồn dòng thấp hơn dải điều chỉnh của biến tần nguồn áp.
1.2.4 Cấu trúc của bộ biến tần nguồn áp
Bộ biến tần nguồn áp có ưu điểm là tạo ra dạng dòng điện và điện áp sin hơn, dải biến thiên tần số cao hơn nên được sử dụng rộng rãi hơn.
Bộ biến tần nguồn áp có hai bộ phận riêng biệt.
a. Phần động lực:
Bộ phận chỉnh lưu: có nhiệm vụ biến đổi dòng xoay chiều có tần số f1 thành dòng điện một chiều.
Bộ lọc : cho phép thành phân một chiều của mạch động lực đi qua và ngăn chặn các thành phân xoay chiều. Nó có tác dụng san bằng điện áp tải khi chỉnh lưu.
Bộ nghịch lưu:Là bộ phận rất quan trọng của bộ biến tần, nó biến đổi dòng điện một chiều được cung cấp từ bộ chỉnh lưu thành dòng điện xoay chiều có tần số f2.
b. Phần điều khiển
Là bộ phận không thể thiếu quyết định sự làm việc của mạch động lực, để đảm bảo yêu cầu về tần số, hình dáng điện áp ra của bộ biến tần đều do mạch điều khiển quyết định.
Bộ điều khiển thông thường gồm 3 phần
Khâu phát xung chủ đạo : là khâu tự dao động tạo ra xung điều khiển đưa đến bộ phận phân phối xung điều khiển đến từng trazitor. Khâu này đảm nhận điều chỉnh xung một cách dễ dàng, ngoài ra còn có thể đảm nhận chức năng khuếch đại xung.
Khâu phân phối xung: làm nhiệm vụ phân phối các xung điều khiển vào khâu phát xung chủ đạo
Khâu khuếch đại trung gian: có nhiệm vụ khuếch đại xung nhận được từ bộ phân phân xung đưa đến đảm bảo kích thích mở van:
Ngày nay với sự phát triển của kĩ thuật vi điều khiển. Cấu trúc bộ điều khiển đã có sự thay đổi. Điều này sẽ đượ nói kĩ ở phần sau