HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh lâm đồng (Trang 25 - 30)

1.2.1 Khái niệm

Đê nâng cao hiệu quả huy động vốn phải đáp ứng các yêu cầu:

- Thứ nhất, nguồn vốn huy động phải xuất phát từ nhu cầu kinh doanh của ngân hàng để đảm bảo khả năng đáp ứng cho hoạt động sử dụng vốn của ngân hàng. Tức

là vốn huy động phải có sự tăng trƣởng ổn định về số lƣợng, có thể thoả mãn các nhu cầu “đầu ra” nhƣ tín dụng, dịch vụ đầu tƣ cũng nhƣ các hoạt động kinh doanh khác của ngân hàng.

- Thƣ hai, nguồn vốn huy động phải đảm bảo cơ cấu hợp lý, đó là tính cân đối theo nhu cầu giữa vốn ngắn hạn va vốn trung dài hạn ; giữa huy động ở dân cƣ , HĐV tổ chức kinh tế va huy động ĐCTC ; giữa huy động nội tệ và ngoại tệ . Môt cơ cấu vốn hợp lý phải là một cơ cấu vốn đáp ứng tối đa nhu cầu sử dụng và không có tình trạng bất hợp lý, dƣ thừa hay thiếu vốn.

- Thƣ ba, nguồn vốn huy động phải đảm bảo tối thiểu hóa chi phí. Đây là yếu tố quan trong nhât, có ảnh hƣởng trực tiếp đến lợi nhuận của ngân hàng. Chi phí này chính là số tiền mà ngân hàng phải trả cho các lƣợng vốn huy động đƣợc, chi phí hoạt động cao hay thấp phụ thuộc vào mức lãi suât ma ngân hàng đƣa ra, tất nhiên là lãi suất càng cao thì càng hấp dẫn khách hàng. Nhƣng cả lãi suất huy động và lãi suất cho vay đều la công cụ cạnh tranh cua ngân hàng (phải tuân thủ quy định lãi suất trần huy động và cho vay của NHNN trong từng thời kỳ) và hai loại này có quan hệ phụ thuộc chăt chẽ với nhau, nêu ngân hàng nâng lãi suất huy động để tăng cƣờng huy động vốn thì cũng phải nâng lãi suất cho vay để đảm bảo bù đắp chi phí huy động va kinh doanh có lãi. Nhƣ vậy, nâng lãi suất huy động qúa cao thì lãi dẫn tới giảm khả năng cạnh tranh trong cho vay và đầu tƣ. Yêu cầu đăt ra cho ngân hàng là phải làm sao đƣa ra mức lãi suất hợp lý , vừa đảm bảo cạnh tranh trong huy động và cạnh tranh trong cho vay đồng thời đảm bảo có lãi, đây là nghê thuật kinh doanh mà các nhà quản trị ngân hàng phải giải quyết. Có thể thấy rằng, việc tối thiểu hóa chi phí huy động theo từng loai hình huy động là rất khó do những đặc điểm riêng của từng loại hình vừa nêu trên. Cơ sở để ngân hàng tối thiểu hóa chi phí huy động ở đây là sự hợp lý về cơ cấu vốn và sự cân đối giữa nguồn vốn và sử dụng vốn.

1.2.2 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả huy động vốn

Tiêu chí đánh giá hoạt động kinh doanh

Các chỉ tiêu định lƣợng

Để đánh giá về hiệu qủa hoạt động HĐV tại các NH đƣợc chính xác và đầy đủ, ngƣời ta thƣờng sử dụng các chỉ tiêu cơ bản sau:

- Chỉ tiêu xác định chi phí huy động: chi phí trung bình theo nguyên giá, chi phí vốn biên tế, chi phí bình quân gia quyền.

- Chỉ tiêu đánh giá quy mô và chất lƣợng của hoạt động huy động vốn :

+ Tỷ lệ vốn huy động trên vốn tự có: chỉ tiêu này đánh giá khả năng huy đông vốn tính trên một đồng vốn tự có.

Tỷ lệ vốn huy động trên vốn tự có = vốn huy động X 100%

vốn tự có

+ Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dƣ nợ: chỉ tiêu này cho phép so sánh khả năng cho vay với khả năng HĐV, cho biết khả năng đáp ứng nhu cầu vốn, từ đó đánh giá hiệu qủa sử dụng vốn của ngân hàng.

Tỷ lệ vốn huy động trên tổng dƣ nợ = vốn huy động X 100%

tổng dƣ nợ

+ Tỷ trọng từng loại hình huy động: chỉ tiêu này dùng để xác định kết cấu từng loại nguồn vốn huy động của ngân hàng theo từng thời kỳ, từ đó đánh giá đƣợc ƣu điểm và nhƣợc điểm của ngân hàng trong công tác huy động vốn .

Tỷ trọng từng loại = Số dƣ từng loại tiên gửi X 100% Tổng nguồn vốn huy động

Các chỉ tiêu định tính :

Để đánh giá hiệu qủa hoạt động HĐV của ngân hàng, ngoài các yếu tố định lƣợng đã trình bày nhƣ trên còn có các chỉ tiêu định tính nhƣ số lƣợng vốn rút trƣớc hạn, uy tín ngân hàng, mức độ đa dạng hóa các hình thức huy động, mức đô đáp ứng và lợi ích mang lại cho khách hàng.

Chi phí vốn

o Chi phí huy động

Chi phí HĐV là khoản chi phí trọng yếu trong tổng chi phí của mỗi NH, cho nên các NH muốn tăng thu nhập thì việc hạ thấp chi phí tiền gửi của mình là nhu cầu bức thiết. Do vậy, định giá nguồn huy động là một mắt xích quan trọng trong việc triển khai chiến lƣợc HĐV của mỗi NH. Chi phí huy động bao gồm chi phí lãi trả cho KH và chi phí phi lãi phát sinh trong quá trình HĐV.

Chi phí huy động = Lãi suất trả cho nguồn huy động + Chi phí phi lãi Lãi suất trả cho nguồn huy động = Quy mô huy động x Lãi suất huy động

o Chi phí khác

Chi phí phi lãi rất đa dạng và không ngừng gia tăng trong điều kiện các ngân hang gia tăng cạnh tranh phi lãi suất. Nó bao gồm chi phí trả trực tiếp cho ngƣời gửi tiền (quà tặng, quay số trúng thƣởng,…), chi phí tăng tính tiện ích cho ngƣời gửi tiền (mở chi nhánh, quầy, phòng, điểm huy động, HĐV tại nhà,…), phí môi giới tiền gửi cho cá nhân và tổ chức, chi phí lƣơng cho nhân viên phòng nguồn vốn, chi phí bảo hiểm tiền gửi, quảng cáo...

1.2.3 Quản lý rủi ro liên quan đến hiệu quả huy động vốn

Việc HĐV để đáp ứng nhu cầu kinh doanh của ngân hàng không chỉ phụ thuộc vào chi phí của mỗi nguồn vốn mà còn phụ thuộc rủi ro mà nguồn vốn huy động có thể mang lại. Mỗi loại nguồn vốn, mỗi loại đồng tiền huy động và kỳ hạn khác nhau có mức độ rủi ro khác nhau.Rủi ro lãi suất, rủi ro thanh khoản…là những rủi ro các ngân hang thƣờng gặp khi HĐV cho hoạt động kinh doanh.

o Quản lý rủi ro lãi suất

Nếu các NH không có những dự báo chính xác về tình hình cung cầu vốn, thay đổi CSTT của NHNN, khi lãi suất thị trƣờng giảm, ngân hàng sẽ gặp rủi ro do trƣớc đó đã huy động những nguồn vốn dài hạn với lãi suất cao.

o Tính thanh khoản của nguồn vốn và rủi ro thanh khoản

Tình trạng NH không đáp ứng đƣợc nhu cầu sử dụng vốn khả dụng xảy ra khi có tình trạng rút tiền hàng loạt của khách hàng làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn vốn của NH. Việc tăng trƣởng tín dụng quá nóng trong khi lại buông lỏng chính sách quản lý rủi ro làm mất cân đối một số tƣơng quan cơ bản trong cơ cấu tài sản, không đảm bảo đúng các tỷ lệ an toàn theo tiêu chuẩn của NHNN là một trong những nguyên nhân chính dẫn đến rủi ro thanh khoản.

Lựa chọn giữa chi phí và rủi ro trong HĐV của ngân hàng: Trƣớc tiên, có sự đánh đổi giữa rủi ro và chi phí HĐV, những nguồn vốn có chi phí thấp có thể phải chịu rủi ro về lãi suất, thanh khoản. Nhƣ thế, mỗi khi phải HĐV mới, nhà quản trị phải

lựa chọn một vị trí (điểm A hay B trên đồ thị) theo chỉ đạo của các đại cổ đông của ngân hàng về tƣơng quan ƣu tiên giữa rủi ro và lợi nhuận trên bảng đối chiếu giữa rủi ro và chi phí theo từng cách phối hợp giữa các nguồn vốn.

Đồ thị 1.1: Tƣơng quan lựa chọn giữa chi phí và rủi ro.

Theo sơ đồ, nhà quản trị có thể kết luận rằng nguồn vốn hiện đang sử dụng có chi phí trên 1 đồng vốn huy động quá đắt (điểm A), do vậy mà lợi nhuận thuần bị ảnh hƣởng nghiêm trọng và cần phải có một hỗn hợp nguồn vốn kiểu khác. Từ đó, ngân hang có thể mong muốn thay đổi lối kết cấu nguồn vốn từ điểm A (chi phí CA, mức rủi ro RA) sang điểm B (chi phí CB thấp hơn, mức rủi ro RB cao hơn). Nhà quản trị phải quyết định vị trí rủi ro, chi phí thích hợp nhất với mục tiêu của ngân hang và mong muốn cổ đông góp vốn.

Thứ hai, mức độ rủi ro của các nguồn vốn khác nhau thay đổi theo những chiều hƣớng rủi ro đƣợc xem xét. Ví dụ nhƣ, tiền gửi tiết kiệm của những hộ gia đình có thu nhập thấp và trung bình có thể tƣơng đối ít nhạy cảm với những thay đổi lãi suất nhƣng cũng chính loại tiền gửi đó lại có thể gần với cao điểm rủi ro thanh khoản vào những thời điểm nhất định trong năm (các dịp lễ, Tết...) khi xảy ra việc rút tiền hàng loạt. Chính vì vậy, thách thức chủ yếu trong việc chọn một hỗn hợp nguồn vốn bao gồm việc lựa chọn các mức độ rủi ro thích hợp ở mỗi chiều hƣớng rủi ro HĐV và điều chỉnh theo chi phí HĐV của các mức rủi ro đó.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiệu quả huy động vốn tại ngân hàng TMCP sài gòn hà nội chi nhánh lâm đồng (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)