Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận kho vận hải dương (Trang 48)

CHƢƠNG 1 : CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC

2.1.4. Một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong

năm qua:

Bảng 2.1: Báo cáo kết quả kinh doanh của công ty qua các năm (Nguồn: Công ty Cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương)

Đơn vị tính: triệu đồng

Các chỉ tiêu 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013

Doanh thu 20.000 38.000 45.000 48.000 50.000 52.000 57.000

Chi phí 17.800 34.000 39.500 41.100 43.800 44.100 48.400

Lợi nhuận 2.200 4.000 5.500 6.900 7.200 7.900 8.600

Đại hội cổ đông

Hội đồng quản trị Ban kiểm soát

Giám đốc Phòng Giao nhận hàng hóa XNK Phó giám đốc Phó giám đốc Phòng Hồ sơ Hải quan Phòng Vận tải Phòng kho bãi Phòng An ninh Phòng hành chính Phòng Kế toán Phòng Vật tư Xưởng sửa chữa

Qua báo cáo kết quả kinh doanh của công ty, ta thấy doanh thu qua các năm có sự tăng trưởng tốt, năm sau đều tăng so với năng trước, cụ thể: doanh thu năm 2007 tăng so với năm 2006 là 25%; năm 2008 tăng so với năm 2007 là 90%; năm 2009 tăng so với năm 2008 là 18,5 %; năm 2010 tăng so với năm 2009 là 6,7%; năm 2011 tăng so với năm 2010 là 4,2%; năm 2012 tăng so với năm 2011 là 4,0%; năm 2013 tăng so với năm 2012 là 7,7%; lợi nhuận năm sau cao hơn năm trước, cụ thể năm 2007 so với năm 2006 tăng 47,0%; năm 2008 so với năm 2007 tăng 82,0%; năm 2009 so với năm 2008 tăng 37,5%; năm 2010 so với năm 2009 tăng 25,5%; năm 2011 so với năm 2010 tăng 4,4%; năm 2012 so với năm 2011 tăng 9,7%; năm 2013 so với năm 2012 tăng 8,9%. Trong những năm qua, công ty tạo được công ăn việc làm cho 142 lao động với lương bình quân trên 4,6 triệu đồng/tháng.

2.2. Phân tích môi trƣờng hoạt động kinh doanh của công ty:

2.2.1. Xác định sứ mệnh, tầm nhìn, mục tiêu của công ty:

* Sứ mệnh:

Sứ mệnh của công ty là thực hiện cung cấp các dịch vụ vận tải, kho bãi, thủ tục hải quan cho các doanh nghiệp trong và ngoài nước hoạt động trong lĩnh vực xuất nhập khẩu.

* Tầm nhìn:

Đến năm 2025 trở thành doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải container, phát triển dịch vụ thuê kho, đóng gói, tháo dỡ hàng hóa, bãi chứa container lớn nhất miền Bắc.

* Mục tiêu:

+ Mục tiêu về qui mô: là Cảng nội địa lớn nhất khu vực miền Bắc.

+ Mục tiêu về thương hiệu: là Cảng nội địa tốt nhất, hiện đại nhất khu vực miền Bắc, có ga khai thác hàng hoá vận chuyển bằng đường sắt.

+ Mục tiêu về sản lượng: tăng trưởng trung bình 25%-30%/năm, đến năm 2020 đạt 350.000 TEU.

+ Mục tiêu về tài chính:

- Doanh thu: tăng trưởng trung bình 25-30%/năm và đến năm 2020 đạt 250-300 tỷ đồng

- Lãi ròng trên vốn: trung bình 30-35%.

+ Mục tiêu về niêm yết chứng khoán: năm 2015

+ Mục tiêu về đối tác chiến lược: nhà đầu tư chiến lược trong nước, nước ngoài mua từ 30%-60% cổ phần, trong đó có quỹ đầu tư tài chính, công ty chứng khoán, hãng tàu, công ty logistics.

Công ty sẽ tập trung vào những dịch vụ chính sau đây:

- Vận tải, trung chuyển hàng hóa: chiếm từ 35%-40% tổng doanh thu. - Xếp dỡ và khai thác bãi container: chiếm từ 25%-30% tổng doanh thu. - Cho thuê nhà xưởng, kho hàng: chiếm từ 20%-25% tổng doanh thu.

- Dịch vụ giá trị gia tăng và hải quan: chiếm khoảng 5%-10% tổng doanh thu.

2.2.2. Phân tích môi trường vĩ mô:

+ Các yếu tố tự nhiên, các yếu tố xã hội: Việt Nam là một đất nước nhiệt đới gió mùa, mưa nhiều, độ ẩm cao do đó có ảnh hưởng lớn đến các hoạt động kinh doanh của công ty như các hoạt động vận tải, cho thuê kho bãi.

+ Ảnh hưởng của yếu tố kinh tế:

Kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có sự phát triển, tăng trưởng cao. Các hoạt động xuất nhập khẩu, giao lưu buôn bán, làm ăn thông thương với nước ngoài trở nên đơn giản, dễ dàng hơn dẫn đến việc phát triển mạnh mẽ về hàng hóa xuất nhập khẩu. Tuy nhiên trong các năm 2012, 2013 các hoạt động xuất nhập khẩu chững lại do suy thoái kinh tế trên toàn thế giới.

Ngày 17/6/2010, tại cuộc họp báo ra mắt chi nhánh vận tải quốc tế đầu tiên của Công ty vận tải toàn cầu BDP (Mỹ) ở Thành phố Hồ Chí Minh, ông Mike Andaloro, Giám đốc điều hành khu vực châu Á của ABP cho biết với sự hồi phục kinh tế dự báo 7-8%, Việt Nam được coi là thị trường dịch vụ vận tải đầy tiềm năng.

Theo ông Mike Andaloro, tại Việt Nam, thuế xuất nhập khẩu nhiều mặt hàng giảm sau khi ký hiệp định thương mại song phương với nhiều nước; còn Việt Nam xếp thứ 5 châu Á về thu hút vốn đầu tư nước ngoài… Đây là lý do để dịch vụ vận tải tăng trưởng tốt và được nhiều công ty nước ngoài nhắm tới. - Tỷ giá hối đoái USD/VND có xu hướng tăng trong dài hạn, điều này có lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam do đó cũng có lợi cho công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương.

- Tỷ lệ lạm phát trong những năm qua tương đối cao, tuy nhiên có sự can thiệp của Chính phủ nên vẫn duy trì được trong những điều kiện nhất định đảm bảo cho các doanh nghiệp yên tâm đầu tư sản xuất, kinh doanh.

- Tỷ lệ lãi suất các năm qua duy trì ở mức cao, đặc biệt là năm 2008, 2009 làm ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, nó cũng phần nào làm giảm tốc độ tăng trưởng xuất nhập khẩu. Tuy nhiên, trong các năm 2012, 2013 và hiện nay, tỷ lệ lãi suất giảm, duy trì ở mức thấp nên việc sản xuất kinh doan cũng đang có nhiều cơ hội hơn.

+ Yếu tố chính trị - pháp luật: Việt Nam trong những năm qua luôn được đánh giá là nước có sự ổn định chính trị hàng đầu trên thế giới. Hệ thống pháp luật ngày càng hoàn thiện, rất nhiều luật mới ra đời để đáp ứng các hoạt động kinh doanh. Nhà nước luôn tạo điều kiện khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư phát triển, tạo hành lang thông thoáng, cơ chế thuận lợi cho hoạt động kinh doanh, buôn bán, đặc biệt là trong công tác xuất nhập khẩu. Do đó các hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu gặp nhiều lợi thế.

+ Yếu tố công nghệ: Các công nghệ liên quan hầu hết là tiên tiến, hiện đại và đa dạng, có khả năng thực hiện bốc dỡ, bốc xếp, hoạt động vận tải một cách thuần thục, đạt tiêu chuẩn cơ giới hóa 100% làm cho doanh nghiệp có nhiều sự lựa chọn trong việc đầu tư thiết bị, công nghệ.

2.2.3. Phân tích môi trường ngành:

* Các đối thủ cạnh tranh hiện tại:

Hiện nước ta có 2.500 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh vận tải bằng ô tô nhưng một nửa chỉ có 1-10 xe; chỉ có 150 doanh nghiệp sở hữu từ 150 xe trở lên; phần lớn doanh nghiệp vận tải ô tô nhỏ lẻ, manh mún, chất lượng xe còn hạn chế, hoạt động thiếu chuyên nghiệp; nếu khai thác tốt cũng sẽ đủ sức đáp ứng nhu cầu vận tải của Việt Nam đến năm 20152

.

Tuy nhiên, ở phạm vi miền Bắc thì số doanh nghiệp có số lượng xe lớn chỉ là hơn 40 doanh nghiệp. Trong đó những doanh nghiệp làm dịch vụ chuyên chở Container và có quy mô tương đương công ty Cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương chưa đến 15 doanh nghiệp. Do đó đối với công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương, sự cạnh tranh của các đối thủ chưa lớn nhưng không vì thế mà công ty chủ quan, công ty cũng cần chú trọng hơn nữa trong việc phát triển về quy mô, về công nghệ.

Ngành dịch vụ vận tải trong những năm qua cũng có sự tăng trưởng chung cùng với sự tăng trưởng của nền kinh tế. Nhu cầu vận tải ngày càng lớn; các dịch vụ kho bãi, làm thủ tục hải quan cũng là ngành đang phát triển để đáp ứng các hoạt động xuất nhập khẩu.

Giá cước vận tải trong các năm qua cũng đã tăng cao (năm 2013 tăng so với năm 2009 là 13,5 %; tăng so với năm 2006 hơn 40%; Phí thuê kho, bãi cũng tăng cao hơn.

- Yêu cầu của khách hàng cũng ngày càng cao, thể hiện qua việc họ ngày càng khắt khe hơn trong việc lựa chọn nhà cung cấp dịch vụ vận tải. Họ cần những nhà cung cấp dịch vụ có uy tín, có năng lực cao, quy mô hiện đại và phải có dịch vụ tốt nhất, đảm bảo an toàn, thời gian giao nhận hàng. Do đó các công ty cung cấp dịch vụ vận tải cũng dần phân khúc, một số doanh nghiệp chỉ dám làm trong phân đoạn thị trường nhỏ, lẻ do quy mô đầu tư manh mún; một số doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi hoặc sát nhập để mạnh lên nhưng cũng chỉ dám hoạt động đối với nhóm khách hàng có yêu cầu trung bình; một số ít doanh nghiệp mạnh dạn đầu tư ban đầu lớn để có trang bị hiện đại, dịch vụ tiên tiến nhất.

* Các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn:

Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ là một loại hình dịch vụ phát triển tương đối ổn định trong những năm gần đây. Do đó cũng có nhiều doanh nghiệp mong muốn nhảy vào đầu tư. Thông thường có thể thông qua việc mua lại một doanh nghiệp chưa có tiếng tăm nào đó và đầu tư hiện đại hóa để phát triển. Đây là một mối quan tâm rất lớn đối với công ty mặc dù hoạt động của công ty còn chuyên biệt hơn, đó là chỉ làm dịch vụ vận tải về vận chuyển container. Công ty cần chủ động nắm bắt thông tin để điều chỉnh hoạt động kinh doanh cho phù hợp.

* Những sản phẩm thay thế:

Hoạt động kinh doanh vận tải đường bộ cho đến nay vẫn chưa có dịch vụ khác đủ tầm để thay thế. Trước đây và cả trong giai đoạn hiện nay, chính phủ rất quan tâm đến việc phát triển dịch vụ đường sắt nhưng ngành dịch vụ này vẫn còn quá nhiều hạn chế để khách hàng có thể lựa chọn.

* Sức mạnh mặc cả của nhà cung cấp:

Đối với các doanh nghiệp làm nghề cung cấp dịch vụ vận tải thì các nhà cung cấp cho họ chủ yếu là hãng ô tô, xe kéo. Đối với doanh nghiệp có

quy mô nhỏ, hạn chế về vốn thì thường phải lựa chọn các nhà cung cấp có chất lượng thấp như các ô tô, đầu kéo của Trung Quốc... chứ các hãng lớn ít quan tâm; còn những doanh nghiệp lớn, có nguồn vốn dồi dào như Công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương thì thường được nhiều nhà cung cấp ô tô, đầu kéo lớn, hàng đầu về công nghệ và chất lượng của thế giới chào hàng dẫn đến có nhiều sự lựa chọn cho công ty; các nhà cung cấp vì thế cũng không thực sự có sức mạnh trong việc ấn định giá.

* Sức mạnh mặc cả của khách hàng.

Khách hàng hiện nay trong ngành rất đa dạng; có nhiều nhóm khách hàng khác nhau, từ những khách hàng đơn lẻ, cá nhân đến các công ty lớn đều có nhu cầu vận tải. Tuy nhiên trong lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp, khách hàng phần lớn là các công ty hoạt động xuất nhập khẩu, các công ty nước ngoài đầu tư tại Việt Nam.

Trong bối cảnh hiện nay, rất nhiều doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu do đó nhu cầu phục vụ vận tải, kho bãi là rất lớn. Nhiều doanh nghiệp đòi hỏi dịch vụ vận tải đáp ứng với yêu cầu quy mô, số lượng lớn và do ít các doanh nghiệp vận tải đáp ứng được các yêu cầu trên nên công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương cũng có một số lượng lớn khách hàng truyền thống, khách hàng có vị trí gần kho bãi của công ty (đa phần nằm trong các khu công nghiệp lớn). Do đó, xét về yếu tố giá cả, khách hàng cũng chưa tạo được áp lực lên các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ vận tải.

2.2.4. Phân tích môi trường nội bộ công ty.

Từ đặc điểm hoạt động kinh doanh, chúng ta nhận thấy công ty có:

* Lợi thế:

+ Về vị trí: là đơn vị duy nhất được cấp phép cảng nội địa ở Hải Dương; có vị trí đắc địa nằm ở trung tâm kinh tế vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, nằm giữa khu tam giác kinh tế phát triển phía Bắc (Hà Nội – Hải

Phòng – Quảng Ninh); cách cảng biển Hải Phòng 50 km; cảng biển Cái Lân (Quảng Ninh) 80 km; cách sân bay Nội Bài 90 km; nằm giữa các khu, cụm công nghiệp của tỉnh Hải Dương như khu Công nghiệp Đại An, khu công nghiệp Phúc Điền, khu công nghiệp Cẩm Điền, khu công nghiệp Nam Quang, khu công nghiệp Nam Sách... với nhiều doanh nghiệp trong và ngoài nước có quy mô lớn.

+ Công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương có năng lực tài chính, nguồn vốn khá dồi dào; có sự nghiên cứu và mạnh dạn trong đầu tư ban đầu một cách khá hiện đại, quy mô lớn (Số lượng xe container là hơn 30 chiếc; 02 xe chụp, nâng container hiện đại; 05 xe nâng hàng; đầu tư hơn 20.000 m2 kho chứa hàng; hơn 10 ha bãi chứa container; trang bị hệ thống định vị cho xe container...). Do đó hiện nay công ty là một trong những doanh nghiệp lớn hàng đầu ở miền Bắc, có năng lực cạnh tranh khá cao, nếu biết khai thác sẽ đem lại những khoản lợi nhuận lớn.

+ Sáng lập viên, cán bộ cấp cao của công ty được đào tạo bài bản, từng kinh qua nhiều công ty, nhiều lĩnh vực kinh doanh nên tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm trong công tác quản lý, điều hành.

+ Đội ngũ nhân viên được đào tạo khá bài bản, có chuyên môn và có lòng say mê công việc.

+ Có định hướng đúng đắn về lĩnh vực kinh doanh trọng yếu (kho – bãi – vận tải – các dịch vụ phụ trợ); xác định đúng đối tượng khách hàng mục tiêu; đầu tư hợp lý (kho, bãi, phương tiện) => đáp ứng được nhu cầu, yêu cầu khắt khe của khách hàng.

* Hạn chế:

+ Công ty mới được thành lập cuối năm 2002, thời gian đầu còn tập trung vào xây dựng kho, bãi và tổ chức của công ty nên kinh nghiệm thực tế trải quy chưa thật nhiều; thương hiệu, uy tín, danh tiếng của công ty chưa cao.

+ Công ty tập trung đầu tư ban đầu lớn nên có áp lực lớn về việc thu hồi vốn đầu tư, chịu sự tác động của lãi suất ngân hàng liên tục tăng cao do đó khi cần đầu tư phát triển thì nguồn lực tài chính sẽ hạn chế.

+ Cũng do đầu tư ban đầu lớn nên khi kinh tế phát triển chậm, xuất nhập khẩu bấp bênh thì công ty cũng khó khăn hơn trong việc chuyển hướng kinh doanh.

+ Một số chính sách của địa phương còn chưa thông thoáng, công tác GPMB ngày càng khó khăn và chi phí lớn làm ảnh hưởng đến kế hoạch đầu tư phát triển mở rộng quy mô.

* Cơ hội:

Theo số liệu thống kê, mỗi năm có trên 240 triệu tấn hàng hóa xuất nhập qua hệ thống cảng biển của Việt Nam, mang lại nguồn thu lớn cho ngành vận tải. Dự báo của Bộ Giao thông Vận tải cho thấy, tổng lượng hàng qua cảng Việt Nam đến năm 2015 đạt khoảng 500 triệu tấn; năm 2020 khoảng 1 tỷ tấn; năm 2030 khoảng 2 tỷ tấn. Do đó với năng lực của mình, công ty có thể tận dụng để phát triển, mở rộng quy mô.

* Thách thức:

- Vận tải là ngành kinh doanh đang phát triển nhưng phụ thuộc vào sự phát triển chung của nền kinh tế. Khi kinh tế phát triển cao thì ngành có sự tăng trưởng lớn và rất nhiều đối thủ sẽ nhảy vào kinh doanh. Khi kinh tế khó khăn, chậm phát triển thì việc chuyển đổi lĩnh vực kinh doanh cũng rất khó khăn và ảnh hưởng không nhỏ tới doanh nghiệp.

- Vận tải là hoạt động có rủi ro: rủi ro về con người, về phương tiện, về hàng hóa (phải bồi thường).

* Một số các chỉ tiêu về tài chính:

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận kho vận hải dương (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(79 trang)