CHƢƠNG 1 : CƠ SƠ LÝ LUẬN VỀ XÂY DỰNG CHIẾN LƢỢC
3.3. Giải pháp chiến lược cho các nhóm sản phẩm:
3.3.3. Các chiến lược bộ phận chức năng
* Nâng cao chất lƣợng nguồn nhân lực:
Để thực hiện chiến lược tập trung hóa, khác biệt hóa, công ty cần:
+ Tuyển dụng thêm nhân viên mới có trình độ, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao; cử đi đào tạo chuyên ngành chuyên sâu một số lĩnh vực trọng yếu như vận tải, dịch vụ kho bãi, quản trị kinh doanh, quản trị thương hiệu để có thể lựa chọn ra những nhân viên có phẩm chất, bản lĩnh, có thể làm việc độc lập hoặc làm việc nhóm một cách chủ động.
+ Nâng cao chất lượng môi trường làm việc cho nhân viên;
+ Có chế độ đãi ngộ cao, cơ chế khen thưởng mạnh về vật chất và tinh thần đảm bảo khuyến khích nhân viên say mê với công việc, tập trung cao độ trí tuệ, tài năng làm việc cho công ty.
+ Có chế độ phát triển con người trong tổ chức, sắp xếp vị trí làm việc cho phù hợp với chuyên môn, phát huy sở trường của từng người đồng thời chú ý việc giữ chân người tài bằng các cơ chế khen thưởng tốt, tạo không khí thoải mái khi làm việc đối với nhân viên để họ có cảm giác như ở nhà của mình.
* Đẩy mạnh hoạt động marketing, xây dựng uy tín thƣơng hiệu.
Lập phòng marketing, quảng bá thương hiệu và các dịch vụ của công ty và xây dựng danh tiếng của công ty bằng cách hình thức hỗ trợ các dịch vụ cho khách hàng; tư vấn cho khách hàng cách thức giản tiện về thủ tục hải quan, các phương thức đóng gói, vận chuyển hàng hóa và chỉ ra cho họ lợi ích của việc dùng dịch vụ của công ty. Từ đó khuếch trương hình ảnh của công ty với khách hàng.
* Tăng cƣờng công tác nghiên cứu phát triểnthị trƣờng.
Thành lập các nhóm nghiên cứu thị trường cho từng mảng thị trường. Bộ phận nghiên cứu thị trường của công ty phải thông thạo các nghiệp vụ để có điều kiện chuyên sâu nắm vững đặc điểm của thị trường. Bộ phận này sẽ liên kết với các bộ phận khác như bộ phận tác nghiệp, tài chính... và với bộ phận hoạch định chiến lược để đề ra các kế hoạch thực hiện dịch vụ cho từng thời điểm phù hợp với các yêu cầu của khách hàng.
* Giải pháp về tái cơ cấu tổ chức, công tác quản trị:
- Nhìn chung đội ngũ lãnh đạo cấp cao của công ty đã có tuổi nên trong tương lai phải chuẩn bị đội ngũ kế cận cho sự thay thế khi cần.
- Cơ cấu tổ chức của công ty trong giai đoạn hiện nay vận hành khá tốt, tuy nhiên trong tương lai khi công ty mở rộng quy mô thì việc điều chỉnh, tái cấu trúc lại tổ chức là cần thiết (mở rộng quy mô và phát triển thêm các dịch vụ khác như hệ thống cửa hàng xăng dầu, trung gian làm dịch vụ bảo hiểm hàng hóa cho khách hàng…).
- Một số phòng ban phải thành lập thêm như phòng chăm sóc, hỗ trợ khách hàng; phòng kiểm soát hàng hóa; một số văn phòng đại diện tại các tỉnh thành phía Bắc để tăng mạng lưới hoạt động; phòng công nghệ thông tin nhằm cập nhật thông tin về khách hàng, về đối thủ cũng như sử dụng các phần mềm kiểm soát, hỗ trợ các hoạt động tác nghiệp sao cho tối ưu hóa các chi phí…
* Giải pháp về tài chính, bảo hiểm:
- Huy động vốn thông qua việc niêm yết chứng khoán.
- Quan hệ chiến lược với một số ngân hàng lớn trên địa bàn nhằm đảm bảo các nguồn vay dài hạn, ngắn hạn.
- Thực hiện liên minh chiến lược với một số nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm hàng hóa, bảo hiểm con người, phương tiện nhằm giảm thiểu rủi ro và thiệt hại.
- Sử dụng hệ thống quản lý chất lượng ISO cho các hoạt động kinh doanh và bảo vệ môi trường.
* Giải pháp hỗ trợ về mặt chính sách, cơ chế của nhà nƣớc, địa phƣơng.
Để ngành vận tải tiếp tục phát triển, tăng trưởng mạnh hơn nữa, Nhà nước cần có giải pháp hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc phát triển, tạo hành lang pháp lý, cơ chế hoạt động cho các doanh nghiệp như giảm thuế, các loại phí như phí cầu đường... để khuyến khích các doanh nghiệp vận tải đầu tư vốn, mở rộng hoạt động kinh doanh.
Về phía địa phương cần giải quyết dứt điểm công tác GPMB, bàn giao đất sạch cho công ty, tạo các điều kiện cho việc hoạt động đầu tư xây dựng nhà xưởng, sản xuất kinh doanh được thuận lợi, an toàn..
KÉT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận:
Thông qua phân tích các môi trường kinh doanh và hoạt động của công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương cho thấy công ty có vị trí cạnh tranh tương đối mạnh, có nhiều lợi thế tuyệt đối cần nắm bắt. Để phát triển mạnh và bền vững hơn công ty vẫn phải hoàn thiện nhiều chức năng của mình. Đồng thời trên cơ sở phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của công ty, đánh giá các tác động từ môi trường bên ngoài, môi trường ngành ta thấy công ty có thể xây dựng chiến lược kinh doanh cho mình theo một trong các chiến lược:
- Chiến lược trọng tâm hóa: Có thể xem xét để áp dụng khi thị trường có những biến động cũng như nhu cầu một loại dịch vụ nào đó tăng đột biến. Việc này đòi hỏi công ty phải nghiên cứu sâu hơn nữa về thị trường mà trong giới hạn của mình người viết chưa thực hiện được.
- Chiến lược đại dương xanh: Đây là một chiến lược mới mẻ, cách nhìn nhận mới với việc phát triển thị trường ngách. Công ty có thể tìm hiểu thêm tình hình phát triển ngành đường sắt và các chính sách hỗ trợ của nhà nước trong việc phát triển loại hình vận tải này để áp dụng chiến lược.
- Chiến lược khác biệt hóa: Đây là chiến lược mà người viết đề xuất thực hiện trong giai đoạn 2015 – 2020 trên cơ sở phân tích môi trường vĩ mô, môi trường ngành và đặc biệt là môi trường nội bộ doanh nghiệp. Thông qua chiến lược khác biệt hóa bằng cách kết hợp cả ba loại hình dịch vụ vận tải – kho – bãi, đầu tư với việc mở rộng, hiện đại hóa tạo ra sự khác biệt so với các doanh nghiệp khác thu hút sự chú ý, dành được thiện cảm, sự hài lòng của khách hàng và tối ưu hóa các hoạt động tác nghiệp, các chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh, đảm bảo lợi nhuận cho công ty. Trong quá trình thực thi
chiến lược, công ty cũng cần kết hợp các chiến lược trên một cách có chọn lọc nhằm tăng hiệu quả kinh doanh.
Với việc đề ra chiến lược kinh doanh cho công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương, tôi hi vọng rằng công ty có thể áp dụng nó một cách có hiệu quả và ngày càng nâng cao vị thế cạnh tranh trong lĩnh vực hoạt động của mình.
2. Kiến nghị:
Để thực hiện các chiến lược kinh doanh của mình một cách có hiệu quả cao thì công ty cần phải xây dựng nhiều giải pháp hỗ trợ để thực thi chiến lược. Đó là:
- Giải pháp về nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. - Giải pháp về tài chính, bảo hiểm.
- Giải pháp về tái cơ cấu tổ chức
- Giải pháp về đẩy mạnh các hoạt động marketing. - Giải pháp về nghiên cứu và phát triển thị trường.
- Giải pháp hỗ trợ về mặt chính sách, cơ chế của nhà nước, địa phương. Do thời gian nghiên cứu, tìm tư liệu viết luận văn có hạn, đồng thời kinh nghiệm, kiến thức chuyên môn về lĩnh vực chưa sâu nên luận văn chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết, hạn chế. Mong được sự góp ý chân thành của thầy cô và bạn học để Luận văn được hoàn thiện, góp phần tạo ra một kênh thông tin tư vấn cho việc lựa chọn chiến lược kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Trần Thị Huyền Anh (2005), Xây dựng chiến lược kinh doanh cho bộ phận gạo của công ty cổ phần Du Lịch An Giang, Luận văn cử nhân kinh tế, Trường đại học An Giang.
2. Công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dương (2007 - 2013), Báo áo tổng kết hoạt động kinh doanh, Hải Dương.
3. Fred R, David, (Người dịch: Trương Công Minh – Trần Tuấn Thạc – Trần Thị Tường Như) (2003). Khái luận về quản trị chiến lược, NXB Thống Kê, Hà Nội.
4. Garry D, Smith. Danny R.Arnold và Bobby G, Bizzell, (Người dịch: Bùi Văn Đông) (2003), Chiến lược và sách lược kinh doanh, NXB Thống kê, Hà Nội.
5. W Chan Kim & Renee Mauborgne,(người dịch: Phương Thúy) (2005),
Chiến lược đại dương xanh, NXB Tri thức.
6. www.saga.com.vn/.
PHỤ LỤC
Kết quả kinh doanh của công ty cổ phần giao nhận Hải Dƣơng qua các năm:
1. Về dịch vụ thông quan và giao nhận hàng hoá
Năm 2007 đạt 3.900 TEU, 1.450 lô hàng lẻ Năm 2008 đạt 6.200 TEU, 940 lô hàng lẻ Năm 2009 đạt 6.000 TEU, 1.050 lô hàng lẻ Năm 2010 đạt 6.700 TEU, 1370 lô hàng lẻ Năm 2011 đạt 6.900 TEU, 1.280 lô hàng lẻ Năm 2012 đạt 7.450 TEU, 1.460 lô hàng lẻ Năm 2013 đạt 7.560 TEU, 1490 lô hàng lẻ
2. Về dịch vụ lƣu kho, lƣu bãi hàng hoá
Năm 2007 đạt 3.570 TEU lưu kho bãi Năm 2008 đạt 5.040 TEU lưu kho bãi Năm 2009 đạt 5.500 TEU lưu kho bãi Năm 2010 đạt 6.080 TEU lưu kho bãi Năm 2011 đạt 6.520 TEU lưu kho bãi Năm 2012 đạt 7.010 TEU lưu kho bãi Năm 2013 đạt 7.120 TEU lưu kho bãi
3. Về dịch vụ vận tải
Năm 2007 đạt 8.200 TEU hàng hoá Năm 2008 đạt 19.400 TEU hàng hoá Năm 2009 đạt 19.000 TEU hàng hoá Năm 2010 đạt 20.400 TEU hàng hoá Năm 2011 đạt 20.700 TEU hàng hoá Năm 2012 đạt 21.200 TEU hàng hoá Năm 2013 đạt 21.700 TEU hàng hoá
4. Về doanh thu thực hiện:
Năm 2007 đạt doanh thu là 18,6 tỷ đồng Năm 2008 đạt doanh thu là 37,5 tỷ đồng Năm 2009 đạt doanh thu là 44,8 tỷ đồng
Năm 2010 đạt doanh thu là 47,9 tỷ đồng Năm 2011 đạt doanh thu là 49,8 tỷ đồng
Năm 2012 đạt doanh thu là 51,5 tỷ đồng Năm 2013 đạt doanh thu là 56,8 tỷ đồng
5. Về các khoản nộp Ngân sách
Năm 2007 nộp cho Ngân sách là 353 triệu đồng Năm 2008 nộp cho Ngân sách là 810 triệu đồng Năm 2009 nộp cho Ngân sách là 1.096 triệu đồng Năm 2010 nộp cho Ngân sách là 1.610 triệu đồng Năm 2011 nộp cho Ngân sách là 1.996 triệu đồng Năm 2012 nộp cho Ngân sách là 2.210 triệu đồng Năm 2013 nộp cho Ngân sách là 2.578 triệu đồng
6. Về lợi nhuận đạt đƣợc:
Năm 2007 đạt lợi nhuận 1,6 tỷ đồng Năm 2008 đạt lợi nhuận 3,9 tỷ đồng Năm 2009 đạt lợi nhuận 6,2 tỷ đồng Năm 2010 đạt lợi nhuận 6,9 tỷ đồng Năm 2011 đạt lợi nhuận 7,2 tỷ đồng Năm 2012 đạt lợi nhuận 7,9 tỷ đồng Năm 2013 đạt lợi nhuận 8,6 tỷ đồng
7. Về thu nhập bình quân ngƣời lao động đang làm việc tại công ty:
Năm 2007 thu nhập bình quân người lao động là 2,0 triệu đồng/tháng Năm 2008 thu nhập bình quân người lao động là 2,5 triệu đồng/tháng
Năm 2009 thu nhập bình quân người lao động là 3,1 triệu đồng/tháng Năm 2010 thu nhập bình quân người lao động là 3,5 triệu đồng/tháng Năm 2011 thu nhập bình quân người lao động là 3,8 triệu đồng/tháng Năm 2012 thu nhập bình quân người lao động là 4,1 triệu đồng/tháng Năm 2013 thu nhập bình quân người lao động là 4,6 triệu đồng/tháng
Một số hình ảnh của công ty cổ phần giao nhận kho vận Hải Dƣơng
Hình 4B: Xe nâng con tainer
Hình 5B: Kho chứa hàng được lắp hệ thống báo cháy tự động
Hình 6B: Đội xe tải Container chuyên nghiệp và hiện đại