3.3. Nhóm giải pháp về đảm bảo an toàn cho các giao dịch thƣơng mại
3.3.2. Quy định về chữ ký điện tử
Chữ ký điện tử (Electronic Signature) là thông tin đi kèm theo dữ liệu (văn bản, hình ảnh, video...) nhằm mục đích xác định ngƣời chủ của dữ liệu đó, đƣợc sử dụng trong các giao dịch điện tử. Về bản chất chữ ký điện tử tƣơng đƣơng chữ ký tay, cần đảm bảo các chức năng: xác định đƣợc ngƣời chủ của một dữ liệu nào đó: văn bản, ảnh, video,... dữ liệu đó có bị thay đổi hay không.
Có nhiều loại chữ ký điện tử khác nhau nhƣ chữ ký số, chữ ký sinh trắc học, chữ ký dựa trên số nhận dạng cá nhân (số PIN), chữ ký tạo bằng thẻ thông minh… Hiện nay, chữ ký số là loại chữ ký điện tử đƣợc sử dụng phổ biến nhất. Một chữ ký điện tử sẽ là một chữ ký số nếu nó sử dụng một phƣơng pháp mã hóa nào đó để đảm bảo tính toàn vẹn (thông tin) và tính xác thực. Ví dụ nhƣ một bản dự thảo hợp đồng soạn bởi bên bán hàng gửi bằng email tới ngƣời mua sau khi đƣợc ký (điện tử).
Sự thừa nhận giá trị pháp lý của chữ ký điện tử là một vấn đề hết sức quan trọng trong TMĐT. Nó thừa nhận tính hợp pháp của các tài liệu giao dịch của chủ thể thông qua mạng Internet, thừa nhận các hợp đồng điện tử. Vì vậy, nếu không thừa nhận chữ ký điện tử thì cũng có nghĩa là không thừa nhận tính hợp pháp của TMĐT. Cũng vì thế mà ở hầu hết các nƣớc có luật về TMĐT cũng đều có luật về chữ ký điện tử riêng biệt, hay đƣợc đƣa kèm ngay trong luật Thƣơng mại điện tử. Theo luật về giao dịch điện tử của Singapore (Singapore Electronic Transaction Act): “Chữ ký điện tử là bất kỳ chữ nào, ký tự nào, các con số hay các biểu tượng khác dưới dạng số hóa, được gắn vào hay liên quan một cách logic vào các tài liệu điện tử được thực hiện với ý định xác nhận, đồng ý về tài liệu điện tử đó”.
Ở Việt Nam hành lang pháp lý cho chữ ký số và dịch vụ chứng thực chữ ký số đã hình thành và ngày càng đƣợc hoàn thiện. Tuy nhiên, trong quá
trình triển khai cho thấy nhiều bất cập liên quan đến yếu tố kỹ thuật nhƣ: khi xây dựng hạ tầng khóa công khai chƣa đƣợc quy định cụ thể và thống nhất.