3.3. Nhóm giải pháp về đảm bảo an toàn cho các giao dịch thƣơng mại
3.3.7. Phòng ngừa và nghiêm trị tội phạm công nghệ cao trong TMĐT
về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó cung cấp. Nếu thực hiện triệt để giải pháp này sẽ làm cho TMĐT phát triển lành mạnh hơn và có đƣợc sự tin tƣởng, ủng hộ từ phía ngƣời tiêu dùng.
3.3.6. Giải quyết tranh chấp trong giao dịch mua bán hàng trực tuyến
Hoạt động thƣơng mại nói chung bao giờ cũng gắn liền với giải quyết tranh chấp. Trong khi bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp trong hoạt động thƣơng mại truyền thống đã tƣơng đối hoàn chỉnh thì trên thế giới cũng nhƣ ở Việt Nam hầu nhƣ chƣa xác lập đƣợc bộ máy và cơ chế giải quyết các tranh chấp phát sinh trên cơ sở ứng dụng TMĐT.
Vì vậy, trong giai đoạn tới Chính phủ cần tập trung xây dựng cơ chế, bộ máy giải quyết tranh chấp có hiệu quả để sẵn sàng giải quyết một cách thỏa đáng các tranh chấp phát sinh trong TMĐT thông qua các hình thức nhƣ giải quyết tranh chấp qua cơ chế tự hòa giải, cơ quan trọng tài kinh tế, các cơ quan hành chính hay tòa án kinh tế hoặc tòa án hành chính. Đồng thời, việc xây dựng cơ chế giải quyết tranh chấp trong các giao dịch TMĐT cũng cần phải đƣợc bổ sung liên tục phù hợp với thực tế nƣớc ta hiện nay.
3.3.7. Phòng ngừa và nghiêm trị tội phạm công nghệ cao trong TMĐT TMĐT
Thực tế đấu tranh với các vụ tội phạm công nghệ cao cho thấy rằng, những hậu quả do các hành vi phạm tội gây ra là rất nặng nề, gây thiệt hại lớn cho nhiều tổ chức, cá nhân. Nhƣng, công tác đấu tranh với tội phạm công nghệ cao hiện nay đang gặp rất nhiều khó khăn.
Khó khăn đầu tiên đó là hành lang pháp lý của Việt Nam quy định về loại tội phạm này vừa thiếu vừa có nhiều điểm bất cập. Ví dụ nhƣ các quy định về pháp luật đang bắt cơ quan điều tra chứng minh quá nhiều. Trong một vụ án lừa đảo bằng công nghệ cao chẳng hạn, có tới hàng trăm ngƣời bị hại ở
khắp các nơi trên thế giới nhƣng luật quy định cơ quan điều tra phải xác minh, ghi lời khai của tất cả ngần ấy ngƣời thì yêu cầu đó vƣợt quá khả năng của cơ quan điều tra.
Hơn nữa, ý thức phòng ngừa tội phạm công nghệ cao của nhiều tổ chức, doanh ghiệp còn chƣa cao. Các phần mềm còn chƣa thực sự hoàn hảo, lỗ hổng thông tin còn nhiều, tạo cơ hội để tội phạm dễ thâm nhập, tấn công. Đây cũng là một yếu tố làm gia tăng tội phạm công nghệ cao ở Việt Nam.
Bên cạnh đó, kinh nghiệm phòng chống tội phạm công nghệ cao của Cảnh sát Việt Nam còn ít trong khi tình hình tội phạm trong lĩnh vực này lại đang phát triển rất nhanh.
Để hoạt động phòng ngừa và nghiêm trị tội phạm công nghệ cao đạt hiệu quả, cần thiết phải chú trọng những giải pháp và thực hiện những yêu cầu chủ yếu sau đây:
Trƣớc tiên, cần xây dựng các dự án nâng cao năng lực của lực lƣợng chuyên trách phòng chống tội phạm công nghệ cao với đội ngũ cán bộ có năng lực thực sự cao, đƣợc trang bị phần mềm hiện đại tiệm cận với trình độ quốc tế phục vụ công tác đấu tranh phòng chống tội phạm. Để làm đƣợc điều này, cần có một đội ngũ chuyên gia công nghệ thông tin giỏi, chuyên gia điều tra có khả năng đánh giá, phân tích những chứng cứ điện tử thực hiện việc điều tra các vụ tội phạm công nghệ cao và tiếp tục có kế hoạch đào tạo để phát triển đội ngũ này ngày càng lớn mạnh. Đồng thời, gửi các cán bộ, chiến sỹ đi đào tạo ở nƣớc ngoài và thực hành làm việc tại các trung tâm chống tội phạm công nghệ cao ở một số nƣớc tiên tiến để tiếp thu, học hỏi kinh nghiệm về áp dụng tại Việt Nam.
Thứ hai, về phía quốc gia, cần phải kết hợp giữa lập pháp, hành pháp và tƣ pháp. Cụ thể là: Về mặt lập pháp, các cơ quan lập pháp và hoạch định chính sách cần xây dựng các quy phạm pháp luật cụ thể, chi tiết về phòng
chống tội phạm công nghệ cao, trong đó có những biện pháp tuyên truyền giáo dục cộng đồng, cơ chế phối hợp quốc tế và tham gia công ƣớc chung về phòng chống tội phạm công nghệ cao.
Về hành pháp và tƣ pháp, các cơ quan thi hành pháp luật và cơ quan xét xử cần phải đƣợc trang bị kiến thức sâu và rộng về công nghệ thông tin, nỗ lực hợp tác quốc tế trong đấu tranh, phòng chống tội phạm công nghệ cao. Công tác xét xử cần nghiêm minh và mang tính giáo dục, cƣỡng chế đối với các tội phạm công nghệ thông tin. Tăng cao hiệu quả phòng ngừa và ngăn chặn loại tội phạm mới này.
Tích cực tổ chức đấu tranh phòng ngừa để cuộc đấu tranh chống tội phạm nói chung trong đó có tội phạm công nghệ cao đạt hiệu quả tốt hơn.
Bên cạnh đó, một số cơ quan đầu não của Chính phủ và của các ngành cũng cần phải kết nối mạng trong tiến trình phát triển chung của xã hội cũng nhƣ lộ trình xây dựng Chính phủ, Quốc hội điện tử ở Việt Nam.
Ngoài ra còn cần có các cơ chế phối hợp liên ngành để đảm bảo việc phòng chống tội phạm công nghệ cao đạt đƣợc hiệu quả cao nhất.