CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Khái quát về tỉnh Tuyên Quang
3.1.3. Thuận lợi và khó khăn của tỉnh Tuyên Quang trong quản lý kinh tế
trang trại nhìn từ góc độ điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội
- Vị trí địa lý rất thuận lợi trong việc giao lƣu buôn bán vận chuyển hang hoá, đặc biệt là tiêu thụ các loại nông sản của ngƣời dân nói chung và của các trang trại nói riêng.
- Khí hậu và điều kiện địa hình, đất đai, thổ nhƣỡng trên địa bàn huyện đa dạng thích hợp cho nhiều loại cây trồng, vật nuôi và thuỷ sản phát triển tốt. Diện tích đồi thấp, song núi lẫn vùng trũng rất thuận lợi cho việc quy hoạch, xây dựng, phát triển các loại trang trại nhất là trang trại chăn nuôi.
- Nguồn lao động dồi dào, nhân dân có truyền thống làm nông nghiệp, chăm chỉ, cần cù.
- Tuyên Quang là quê hƣơng cách mạng, có tiềm năng rất lớn về phát triển du lịch, đặc biệt là du lịch sinh thái, du lịch gắn với các địa danh, di tích lịch sử. Với lƣợng khách du lịch đến Tuyên Quang ngày càng tăng thì đây là cơ hội rất lớn để Tuyên Quang quảng bá sản phẩm nông sản cũng nhƣ mở rộng thị trƣờng.
- Cơ sở hạ tầng nhƣ giao thông, thuỷ lợi, các công trình dân dụng đang đƣợc đầu tƣ phát triển rất nhiều trong các năm trở lại đây, điều này thúc đẩy thông thƣơng hàng hoá, tạo điều kiện cho phát triển kinh tế trên địa bàn tỉnh.
* Khó khăn
- Địa hình, khí hậu một mặt thích hợp cho sản xuất nông nghiệp, nhƣng mặt khác cũng gây khó khan cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng đƣờng giao thong, đƣờng điện và xây dựng nhà xƣởng… dẫn đến chi phí xây dựng là khá cao. Địa hình bị chia cắt bởi đồi núi cũng dẫn đến khó khăn trong việc đi chuyển cũng nhƣ trong công tác quy hoạch các khu vực, các vùng sản xuất chuyên canh lớn..
- Quy mô kinh tế nhỏ, chủ yếu dựa vào sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và khoa học kỹ thuật nhìn chung còn lạc hậu, tích luỹ từ nội bộ nền kinh tế còn thấp, hạn chế trong việc đầu tƣ mở rộng sản xuất, đào tạo nguồn nhân lực.
- Dân cƣ tập trung chủ yếu ở vùng nông thôn (trên 80%), thu nhập bình quân thấp, lao động chủ yêu là phổ thông, tỷ lệ qua đào tạo thấp; đội ngũ cán
bộ quản lý chƣa theo kịp đƣợc đòi hỏi của thị trƣờng; chƣa thu hút đƣợc khối tƣ nhân vào đầu tƣ phát triển KTTT.
- Điều kiện cơ sở vật chất, hạ tầng phục vụ phát triển, quản lý còn thiếu. Sức ép từ công nghiệp hoá, chuyển dịch lao động từ khu vực nông nghiệp sang khu vực công nghiệp và dịch vụ cũng ảnh hƣởng rất lớn đến phát triển KTTT.
- Công tác dự báo về nhu cầu của thị trƣờng chƣa đƣợc chú trọng, xúc tiến đầu tƣ mở rộng thị trƣờng mới chỉ chú trọng thị trƣờng tỉnh và thị trƣờng các tỉnh lân cận. Toàn tỉnh mới chỉ có duy nhất thƣơng hiệu Cam Sành Hàm Yên, việc xây dựng thƣơng hiệu cho các hang nông-lâm-thuỷ sản khác chƣa đƣợc coi trọng.