Triển khai, thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 70 - 72)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Thực trạng quản lý kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang

3.2.2. Triển khai, thực hiện

Nhận thức đƣợc tiềm năng, thế mạnh và vai trò của KTTT trong sự phát triển của kinh tế nói chung, các cấp, các ngành trên địa bàn tỉnh đã tập trung chỉ đạo, triển khai một cách tích cực phát triển trong sản xuất nông nghiệp, hàng hoá, chuyển dịch cơ cấu cây trồng gắn với phát triển KTTT:

Song song với việc thực hiện các Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xoá đói giảm nghèo bền vững, Chƣơng trình mục tiêu quốc gia về xây dựng Nông thôn mới, Chƣơng trình 135 (Chƣơng trình phát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi).... các chƣơng trình, đề án nhằm phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung và KTTT nói riêng đƣợc thực hiện một cách rộng rãi và hiệu quả. Hỗ trợ phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hoá tập trung, quy hoạch các vùng chuyên canh, đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng, cây con giống theo nghị quyết của Đại hội Đại biểu toàn tỉnh Tuyên Quang lần thứ XV nhiệm kỳ 2010-2015, Quyết định số 30/QĐ-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh, Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Bên cạnh đó, tỉnh còn chú trọng thực hiện các đề án phát triển các loại giống cây trồng tốt nhƣ “Chuỗi giá trị cây bưởi, cây hồng, cây cam, cây keo”, “Đề án phát triển vùng sản xuất cam sành”, Đề án đầu tƣ nâng cao chất lƣợng, sản lƣợng của một số nhà máy chế biến lâm sản, nhà máy giấy,

nhà máy đƣờng. Đề án đào tạo nguồn nhân lực cho phát triển nông nghiệp nông thôn.

Chính quyền các cấp đã tăng cƣờng nguồn lực, huy động các nguồn vốn để thực hiện nhƣ: Tăng cƣờng công tác khuyến nông, thực hiện chƣơng trình “một cửa” trong đăng ký thủ tục hành chính, thực hiện chƣơng trình phổ cập internet, đào tạo nguồn nhân lực, đào tạo nguồn lao động, khuyến khích mở rộng quy mô sản xuất, khuyến khích thành lập trang trại, tuyên truyền về bảo vệ môi trƣờng, phát triển bền vững. Đƣa các chính sách ƣu đãi, khuyến khích phát triển KTTT đến với các chủ trang trại, ngƣời dân.

Thƣờng xuyên tổng hợp số liệu về tỉnh hình nuôi trồng sản xuất các mặt hàng nông-lâm-ngƣ nghiệp, trong đó thống kê cụ thể tình hình sản xuất tại các trang trại, gia trại. Dự báo nhu cầu, thị hiếu của thị trƣờng, tìm đầu ra, tìm thị trƣờng cho sản phẩm. Dự báo tình hình khí hậu, lũ lụt, thiên tai và các biện pháp phòng tránh. Một trong những chủ trƣơng mà tỉnh đang đi đúng hƣớng và thực hiện rất tốt đó là đầu tƣ phát triển về các trại ƣơm giống, các con giống phụ vụ nhu cầu sản xuất.

Nghị quyết số 12/2012/NQ-HĐND ngày 7/12/2012 của HĐND tỉnh Tuyên Quang “Về cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất hàng hoá đối với một số

cây trồng, vật nuôi trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang”. Các địa phƣơng đã cho

vay đƣợc gần 800 hộ gia đình, hợp tác xã, trang trại với số tiền cho vay đƣợc là gần 200 tỷ đồng. Hỗ trợ xây mới cơ sở hạ tầng và mua sắm trang thiết bị máy móc phục vụ sản xuất cho 270 trang trại, trong đó có 133 trang trại trồng trọt, 67 trang trại chăn nuôi, 51 trang trại lâm sản và 19 trang trại thuỷ sản với tổng số tiền hỗ trợ là gần 380 tỷ đồng.

Đầu tƣ xây dựng cơ sở hạ tầng, trong 5 năm xây mới và cải tạo gần 1000 km đƣờng giao thông nông thôn, đƣờng liên thôn, liên xã, đƣờng giao thông vào các vùng sản xuất chuyên canh và nhiều dự án khác.

Công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cũng đƣợc các cấp chính quyền và các sở ban ngành chú trọng. Căn cứ vào chủ trƣơng, định hƣớng, kế hoạch, chính sách, đề án phát triển kinh tế - xã hội của Trung ƣơng, của tỉnh

tiến hành công tác tuyên truyền đến ngƣời dân thông qua nhiều hình thức khác nhau nhƣ Đài truyền hình, Đài phát thanh, báo chí, tờ rơi, các buổi họp chi bộ... Các cơ quan chính quyền tại các địa phƣơng tiến hành tuyên truyền giáo dục đến từng thôn, xóm, làng và đến từng gia đình. Cán bộ xã và các cán bộ khuyến nông đã đến từng trang trại, trực tiếp tuyên truyền, giải thích, vận động, giải quyết ngƣời dân về các chính sách, cũng nhƣ khuyến khích áp dụng các mô hình sản xuất mới, đảm bảo chất lƣợng.

Tập huấn, đào tạo cho đội ngũ cán bộ nông-lâm-ngƣ nghiệp, đội ngũ cán bộ khuyến nông, cán bộ cấp xã, trƣởng thôn, trƣởng xóm về các chủ trƣơng, mục tiêu, đƣờng lối phát triển cũng nhƣ các chính sách hỗ trợ cho ngƣời dân tại địa phƣơng. Hiện nay, tại thành phố Tuyên Quang, huyện Sơn Dƣơng, huyện Yên Sơn trung bình có 1,5 cán bộ khuyến nông/xã; các huyện Lầm Bình, Nà Hang, Hàm Yên, Chiêm Hoá có trung bình trên 2 cán bộ khuyến nông/xã.

Đảng uỷ và Hội đồng nhân dân tỉnh thƣờng xuyên điều động cán bộ cắm chốt tại cơ sở, với mục đích nắm bắt tỉnh hình về đời sống sinh hoạt và lao động của ngƣời dân, đồng thời kiểm tra tiến độ, hiệu quả của việc điều hành, thực hiện các kế hoạch, đề án đã đƣợc địa phƣơng phê duyệt, nhƣ vấn đề vƣớng mắc trong giải quyết đất đai, vay vốn, thu mua – tiêu thụ... trong phát triển trang trại.

Tính từ đầu năm 2013 đến hết năm 2015, đã có gần 300 lớp tập huấn, chia sẽ kiến thức đƣợc mở để nâng cao trình độ quản lý cho ngƣời dân.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) quản lý kinh tế trang trại trên địa bàn tỉnh tuyên quang (Trang 70 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(98 trang)