Chương 1 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Tổng quan một số thuốc tân dược trộn trái phép trong
2.2.5. Nhóm giảm cân
Thừa cân, béo phì là một trong những vấn đề được xã hội hiện đại quan tâm. Ngoài các biện pháp giảm cân tự nhiên như tập thể dục thể thao, ăn theo chế độ ăn hợp lý,... có rất nhiều người tìm đến
các chế phẩm hỗ trợ giảm cân vì tính tiện lợi, dễ dàng sử dụng và cân nặng được cho là giảm nhanh hơn các phương pháp tự nhiên. Tuy nhiên, rất nhiều loại thuốc giảm cân đã buộc phải rút khỏi thị trường vì các tác dụng có hại và biến cố trên người sử dụng. Một trong số đó là hoạt chất sibutramin (Danh pháp: (±)-1-(p-Chlorophenyl)-α- isobutyl-N,N dimethylcyclobutanemethylamin hydrochlorid monohydrat), đã bị Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế cấm sử dụng theo công văn số 5149/QLD-CL ngày 14/4/2011 do có tác dụng không mong muốn của nó, ở Hoa Kỳ chất này bị cấm từ năm 2010 bởi FDA [48].
Sibutramin có tác dụng ức chế tái hấp thu và làm tăng nồng độ serotonin và norepinephrin có ở não bộ từ đó cho tác dụng no giả trên bệnh nhân béo phì. Ở người lớn, liều thường dùng là 10mg/ngày [56]. Thuốc có chỉ định cho các trường hợp béo phì, cần thiết phải giảm cân và duy trì giảm cân. Tuy vậy, các tác dụng không mong muốn của Sibutramin cũng rất đáng được quan tâm: khô miệng, chán ăn, táo bón, đánh trống ngực, buồn nôn, nôn, kích thích thần kinh trung ương,.. thậm chí có thể dẫn đến các biến cố tim mạch và mạch máu não nghiêm trọng như nhồi máu cơ tim, đột quỵ và tử vong [22]. Ngoài ra, một số dược chất tương tự của sibutramin bao gồm desmethylsibutramin, N- desmethylsibutramin, benzylsibutramin, desisobutylbenzylsibutramin,... cũng được bắt gặp trộn trái phép trong các chế phẩm cho tác dụng giảm béo.
Hình 2.3. Công thức phân tử sibutramin hydroclorid
Bên cạnh đó, hoạt chất orlistat (Danh pháp: N-formyl-L-leucin- (1S)-1-[[(2S,3S)-3-hexyl-4-oxo-2-oxetanyl]methyl]dodecyl este) cũng cho tác dụng giảm cân trên các bệnh nhân béo phì. FDA đã chấp thuận hoạt chất này với hai chỉ định: Bệnh nhân béo phì với chỉ số khối cơ thể (BMI) lớn hơn 30 kg/m2 và trên bệnh nhân có chỉ số BMI trên 27 kg/m2 có kèm theo các yếu tố nguy cơ bao gồm rối loạn lipid máu, tiểu đường và huyết áp cao [24].
ptl: 495,7
Hình 2.4. Công thức phân tử orlistat
Hoạt chất này có khả năng ức chế cục bộ enzym lipase có ở dạ dày, một loại enzym giúp thủy phân các triglycerid thành các acid béo; từ đó giảm lượng chất béo dung nạp vào cơ thể. Ở liều dùng khuyến cáo từ 60-120 mg, 3 lần/ngày, orlistat ngăn chặn được khoảng 30% chất béo hấp thụ vào cơ thể. Thuốc nên được dùng trước, trong bữa ăn hoặc dùng sau khi ăn 1 giờ và khoảng cách giữa các liều dùng cách nhau ít nhất 2 giờ đồng hồ. Các tác dụng không mong muốn của thuốc bao gồm đau bụng, tiêu chảy, nguy cơ nứt hậu môn; trên lý thuyết orlistat có nguy cơ gây loãng xương do ức chế sự hấp thụ vitamin D.... Do đó, bệnh nhân điều trị béo phì bằng orlistat được khuyến cáo nên bổ sung các vitamin và khoáng chất tan trong dầu. Thuốc chống chỉ định trong các trường hợp biếng ăn, bệnh ứ mật, suy thận nặng và phụ nữ có thai [24].
Chương 3. TỔNG HỢP MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP PHÁT HIỆN THUỐC TÂN DƯỢC TRỘN TRÁI PHÉP TRONG CHẾ PHẨM ĐÔNG
DƯỢC GIAI ĐOẠN 2016 ĐẾN NAY
Hiện trạng trộn trái phép thuốc tân dược trong thuốc và TPCN có nguồn gốc từ dược liệu đang là một mối lo ngại không hề nhỏ tại nhiều quốc gia trên toàn Thế giới. Với tình hình chung đó, hằng năm các cơ quan quản lý quốc gia về Dược tại như FDA (Hoa Kỳ), Cục An toàn thực phẩm – Bộ Y tế (Việt Nam),... liên tục cập nhật các thông báo, cảnh báo có liên quan đến các chế phẩm đông dược trộn lẫn thuốc tân dược không khai báo. Bên cạnh đó, là các kết quả từ công tác thu thập, phân tích, đánh giá sự có mặt trái phép của thuốc tân dược có trong các mẫu thực trên thị trường của các nhóm nghiên cứu. Dựa trên những kết quả đã được công bố về thực trạng nêu trên, đề tài tiến hành tổng hợp thông tin từ một số trường hợp trộn trái phép thuốc tân dược trong các chế phẩm đông dược trên Thế giới và Việt Nam giai đoạn 2016 đến nay (2022).