Tạo mối quan hệ hợp tác giữa các NHTM trong nước và quốc tế

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 72 - 78)

CHƢƠNG 2 : PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

4.3. Kiến nghị đối với Ngân hàng Nhà Nước và các tổ chức liên quan

4.3.4. Tạo mối quan hệ hợp tác giữa các NHTM trong nước và quốc tế

Xu hướng phát triển của các NHTM là tăng cường sự liên kết với nhau trong việc cung cấp các sản phẩm bán lẻ như hoạt động thanh toán, thẻ…điều này không chỉ đem lại những lợi ích thiết thực cho khách hàng như có thể sử dụng dịch vụ ở bất kỳ mọi nơi, trong bất cứ thời điểm nào một cách nhanh chóng, tiện lợi mà còn đem lại nhiều lợi ích cho bản thân các ngân hàng tham gia liên kết là thu hút được một lượng lớn khách hàng và thu được khoản phí dịch vụ đáng kể.

Tuy nhiên hoạt động liên kết của các ngân hàng tại Việt Nam chưa phát triển rộng, mới chỉ có các NHTM nhà nước và một số NHTM cổ phần như ACB, Techcombank có sự liên kết với nước ngoài thông qua dịch vụ phát hành thẻ, chính vì thế, với vai trò quản lý các ngân hàng trong nước, NHNN cần đề ra các giải pháp và các chính sách để liên kết các NHTM trong nước với nước ngoài trong việc cung cấp dịch vụ, đặc biệt là mảng dịch vụ thanh toán điện tử. Ngoài ra, NHNN cần tận dụng các mối quan hệ hợp tác với các tổ chức tài chính thế giới để thu hút nhiều dự án đầu tư nhằm hiện đại hóa hệ thống ngân hàng, hệ thống thanh toán trong nước.

TIỂU KẾT CHƢƠNG 4

Sau khi phân tích những mặt còn tồn tại trong quá trình hoạt động dịch vụ NHBL của Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam trong chương 2, chương 3 của luận văn đã nêu lên được định hướng nâng cao dịch vụ NHBL và đưa ra các giải pháp cơ chế nhất để nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ của mình, nâng cao vị thế của mình trên địa bàn. Các giải pháp đó bao gồm:

 Hoàn thiện mô hình tổ chức quản lý và kinh doanh dịch vụ NHBL.

 Đẩy mạnh nghiên cứu, đa dạng hóa và phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng bán lẻ.

 Đầu tư phát triển mạng lưới công nghệ thông tin.

 Đẩy mạnh hoạt động truyền thông dịch vụ NHBL.

 Xây dựng, phát triển và tối đa hóa chất lượng nguồn nhân lực.

 Đa dạng hóa kênh phân phối và phân phối có hiệu quả.

 Tăng cường quản trị rủi ro.

Sau khi nêu ra được một số giải pháp cụ thể, thì luận văn đã đưa ra một số kiến nghị với Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam Việt Nam, với NHNN và các tổ chức liên quan nhằm góp phần giúp đỡ ngân hàng trong công tác phát triển dịch vụ NHBL của mình.

KẾT LUẬN

Trong suốt quá trình xây dựng và phát triển, Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam đã không ngừng lớn mạnh về mọi mặt, liên tục là một trong những ngân hàng dẫn đầu trong ngành. Nhận thấy tiềm năng cho thị trường NHBL tại Việt Nam là rất lớn nên bên cạnh việc thực hiện chiến lược dịch vụ ngân hàng bán buôn, Ngân hàng đã chú trọng thực hiện chiến lược dịch vụ NHBL và đạt được nhiều thành tựu đáng kể.

Trên cơ sở vận dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu lý luận, bám sát mục tiêu và phạm vi nghiên cứu, luận văn đã có những đóng góp chủ yếu sau:

 Luận văn trình bày tổng quan những vấn đề cơ bản về chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ, trong đó đề cập khái niệm, đặc điểm; vai trò của dịch vụ NHBL, các dịch vụ NHBL; khái niệm và những tiêu chí đo lường chất lượng dịch vụ NHBL. Luận văn đưa ra những nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ bán lẻ.

 Luận văn đi vào nghiên cứu thực trạng chất lượng dịch vụ bán lẻ ở Techcombank: các hoạt động bán lẻ, chất lượng dịch vụ NHBL và kết quả đạt được trong giai đoạn 2016 đến 2018. Đồng thời, cũng nêu lên những hạn chế cần khắc phục và tìm ra những nguyên nhân của những hạn chế đối với việc nâng cao chất lượng dịch vụ bán lẻ tại Techcombank.

 Trên cơ sở những nguyên nhân hạn chế và những định hướng phát triển của Techcombank, luận văn đưa ra các nhóm giải pháp để nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL như: cải thiện khả năng xâm nhập thị trường và thu hút khách hàng, cải thiện chất lượng sản phẩm, dịch vụ bán lẻ, nâng cao năng lực tài chính của ngân hàng.. Những giải pháp nêu trên cần phải được triển khai một cách đồng bộ và vững chắc để nâng cao chất lượng dịch vụ NHBL của Techcombank nhằm thực hiện được chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ song hành với bán buôn, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và giữ vững vị thế của Techcombank trong thời kỳ cạnh tranh và hội nhập.

Đây là đề tài không mới nhưng là nội dung quan tâm của Techcombank nói riêng và của những ngân hàng trước đây chỉ tập trung hoạt động kinh doanh bán buôn nói chung. Để tồn tại và phát triển Techcombank phải chuyển hướng tích cực sang phát triển song hành cả hoạt động ngân hàng bán lẻ đi đôi với bán buôn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO I. Tài liệu tiếng việt

1. Nguyễn Thị Vân Anh, 2015. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng TMCP Đại Chúng Việt Nam–Chi nhánh Thanh Hóa. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế Huế.

2. Vũ Thị Ngọc Dung, 2007. Phát triển các dịch vụ ngân hàng bán lẻ-một xu hướng phát triển tất yếu của các ngân hàng.

3. Hoàng Quốc Định, 2013. Quan hệ khách hàng–ngân hàng trong giai đoạn hiện nay và đòi hỏi từ phía khách hàng về dịch vụ ngân hàng. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, số 27 (2013): 28.

4. Hoàng Thị Thanh Hằng, 2018. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại thương Việt Nam–thực trạng và giải pháp. Tạp chí Đại học Thủ Dầu Một, (26), 33-42.

5. Đinh Phi Hổ, 2011. Mô hình định lượng đánh giá mức độ hài lòng của khách hàng ứng dụng cho hệ thống ngân hàng thương mại. Tạp chí Quản Lý Kinh tế, (26), 7-12. 6. Lê Văn Huy, 2007. Sử dụng chỉ số hài lòng của khách hàng trong hoạch định chiến lược kinh doanh ngân hàng: cách tiếp cận mô hình lý thuyết. Tạp chí Khoa học và Công nghệ, Đại học Đà Nẵng, (19), 2, (2007).

7. Lê Văn Huy và Trương Bá Thanh, 2010. Xây dựng thang đo chất lượng dịch vụ trong lĩnh vực ngân hàng. Tạp chí Phát triển kinh tế, 236 (2010): 65-71.

8. điều của Pháp lệnh ngoại hối.

9. Nguyễn Đại Lai, 2009. Dự báo và bình lu n về xu hướng phát triển dịch vụ ngân hàng thời h u TO tại Việt Nam.

10. Ngân hàng nhà nước, 2014. QĐ số 14/VBHN-NHNN: Quy chế tiền gửi tiết kiệm.

11. Nguyễn Thị Nhung và Đoàn Vĩnh Tường, 2013. Dịch vụ ngân hàng–Hội nhập và phát triển. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 12 (2013).

12. Trương Hồng Quang, 2015. Phát triển dịch vụ thanh toán thẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Thăng Long, Hà Nội. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN.

13. Nguyễn Minh Sáng, 2016. Thực trạng phát triển Mobile Banking ở Việt Nam.

Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, 63 (2016): 32.

14. Nguyễn Duy Thanh và Cao Hào Thi, 2012. Đề xuất mô hình chấp nhận và sử dụng ngân hàng điện tử ở Việt Nam. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ,

14.2Q (2012): 97-105.

15. Phan Hùng Thức và Võ Thị Ngọc Thúy, 2018. Dịch vụ ngân hàng truyền thống và trực tuyến: Loại hình nào quyết định sự hài lòng tổng quát của khách hàng. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 18.1Q (2018): 75-89.

16. Vũ Văn Thực, 2013. Phát triển dịch vụ thẻ tại ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam. Tạp chí Phát triển và Hội nh p, (7 (17)), 22.

17. Trần Thị Đoan Trang, 2016. Phát triển dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại Ngân hàng Thương mại cổ phần Ngoại Thương Việt Nam. Luận văn thạc sĩ, trường Đại học Kinh tế TP.HCM.

18. Văn phòng chính phủ, 2014.Nghị định số 70/2014/NĐ-CP Quy định chi tiết thi hành một số điều của Pháp lệnh Ngoại hối và Pháp lệnh sửa đổi, bổ sung một số

Nguyễn Võ Quế Linh, 2016. Dịch vụ ngân hàng bán lẻ. Tạp chí Công nghệ Ngân hàng, (50), 34.

19. Nguyễn Quang Vinh và Huỳnh Thị Phương Lan, 2016. Mối liên hệ giữa chi phí chuyển đổi, sự hài lòng và lòng trung thành của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng. Tạp chí Phát triển Khoa học và Công nghệ, 16.3Q (2016): 77-85.

20. Nguyễn Thị Hồng Yến và Nguyễn Chí Dũng, 2017. Một số kinh nghiệm phát triển dịch vụ ngân hàng. Tạp chí Tài chính, 1(652), 71.

Website 21. www.techcombank.com.vn 22. http://www.sbv.gov.vn 23. http://www.vnba.org.vn 24. http://www.vneconomy.com.vn 25. http://vnexpress.net

26. http://thoibaonganhang.vn 27. http://www.cafef.vn 28. www.bidv.com.vn 29. www.vietcombank.com.vn 30. www.hsbc.com.vn 31. www.vietnamnet.vn

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Nâng cao chất lượng dịch vụ ngân hàng bán lẻ tại ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Trang 72 - 78)