3.2 MỘT SỐ GIẢI PHÁP CẢI THIỆN TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH CỦA
3.2.1 Điều chỉnh cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn
Điều chỉnh cơ cấu tài sản - Cơ cấu TSLĐ
Cơ cấu TSLĐ ta có khoản mục tiền chiếm tỷ trọng 44% , các khoản mục đầu tƣ TCNH chiếm tỷ trọng 28%, Các khoản phải thu chiếm tỷ trọng 26.5% , TSLĐ khác chiếm tỷ trọng 1.5%, công ty đã tăng khoản mục tiền mặt để đảm bảo thanh toán những bất trắc mà khách hàng gặp phải theo điều khoản trong hợp đồng bảo hiểm, nhƣng tỷ trọng này là cao gần bằng một nửa so với TSLĐ làm lãng phí nguồn vốn nhàn rỗi đòi hỏi công ty phải có kế hoạch sử dụng và quản lý một cách hợp lý.
Các khoản phải thu có giá trị tƣơng đối lớn, tuy có giảm so với năm 2008 nhƣng giá trị vẫn là 152,255,056 vào năm 2009 đòi hỏi công ty phải cải thiện và có biện pháp thu hồi nợ thích hợp.
Cơ cấu TSCĐ của công ty năm 2009 ta thấy tỷ trọng tài sản cố định hữu hình năm 2009 là 62,5 % so với tỷ trọng tài sản cố đinh vô hình của công ty là 37,5 %. Tỷ trọng TSCĐ chiếm đa số vì thế công ty cần tăng cƣờng kế hoạch sử dụng khai thác hết khả năng của TSCĐ.
Hiện nay công ty áp dụng khấu hao TSCĐ theo phƣơng pháp khấu hao đƣờng thẳng công ty cần vận dụng linh hoạt thêm phƣơng pháp khấu hao phù hợp đối với những loại tài sản khác nhau nhƣ áp dung phƣơng pháp khấu hao số dƣ giảm dần cho những loại tài sản chỉ phát huy hiệu quả sử dụng cho những năm đầu và giảm dần năng lực cho những năm tiếp theo.
Để đảm bảo cơ cấu TSCĐ hợp lý công ty cần tiến hành thanh lý tài sản đã khấu hao hết, hoặc gần khấu hao hết để tiến hành tái đầu tƣ, xử lý dứt điểm những tài sản cố định nào đã cũ , không cần dùng, hƣ hỏng chờ thanh lý nhằm thu hồi lại vốn để có thể dùng vào luân chuyển bổ sung vốn cho sản xuất kinh doanh. Tỷ trọng của TSCĐ vô hình cũng phải gia tăng thêm vì hoạt động của công ty bảo hiểm là hoạt động bán các sản phẩm bảo hiểm.
Điều chỉnh cơ cấu nguồn vốn
Từ phân tích cơ cấu vốn của công ty ta nhận thấy cũng cần phải tiến hành một số điều chỉnh. Cơ cấu vốn phải đáp ứng đƣợc yêu cầu của chính sách tài trợ. Chính sách tài trợ phải phù hợp với loại hình kinh doanh của doanh nghiệp. Sau khi đã chọn chính sách tài trợ công ty dựa vào đó để xác định nhu cầu về vốn nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của minh diễn ra một cách bình thƣờng . Cụ thể là công ty cần xác định xem mình cần bao nhiêu vốn đầu tƣ, bao nhiêu vốn để hoạt động và thời gian sử dụng các nguồn vốn này trong bao lâu, chi phí huy động và sử dụng vốn nhƣ thế nào, để từ đó cân đối với lƣợng vốn chủ hiện có xem thiếu bao nhiêu mà có chính sách huy động phù hợp. Chính các giải pháp huy động vốn này sẽ làm biến đổi cơ cấu vốn của công ty.
Công ty có thể huy động vốn chủ sở hữu bằng cách:
Sử dụng linh hoạt tiết kiêm nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của các quỹ trích lập nhƣng chƣa sử dụng đến.
Lợi nhuận để lại công ty: Đây là nguồn vốn hình thành từ lợi nhuận của công ty sau mỗi kỳ kinh doanh có lãi. Để tăng lợi nhuận để lại, công ty cần tăng mọi nguồn thu và giảm thiểu các chi phí không cần thiết. Hai năm 2008, 2009 công ty làm ăn đều có lãi và lợi nhuận để lại là tƣơng đối.
Ngoài ra , công ty có thể vận dụng một cách linh hoạt các nguồn vốn khác :
Nguồn lợi tích lũy: là các khoản phải trả khác nhƣng chƣa đến hạn thanh toán nhƣ nợ lƣơng, nợ thuế… đây là hình thức tài trợ miễn phí vì công ty sử dụng không trả lãi cho đến ngày thanh toán. Tuy nhiên, phạm vi ứng dụng các khoản nợ là có giới hạn bởi lẽ công ty chỉ có thể trì hoãn nộp thuế trong
một thời gian nhất định, còn nếu thanh toán tiền lƣơng cho nhân viên không đúng hạn sẽ làm mất lòng tin và hiệu quả làm việc của nhân viên. Các khoản nợ tích lũy là nguồn tài trợ tự động tƣơng xứng với quy mô hoạt động của doanh nghiệp. Để đảm bảo nguồn lợi tích lũy không ngừng gia tăng thì quy mô doanh nghiệp cũng không ngừng mở rộng.
Nguồn vốn từ các tổ chức tín dụng: Ngân hàng có vai trò rất quan trọng trong việc bổ sung vốn kịp thời cho doanh nghiệp, hiện thời đang đáp ứng nguồn vốn ngắn hạn cho công ty. Công ty phải có kế hoạch sử dụng hiệu quả và hợp lý nguồn vốn ngắn hạn do ngân hàng cấp.
Việc điều chỉnh trên đây sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu đông thời có khả năng sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngắn hạn nhằm đem lại lợi ích thiết thực, quá trình hoạt động diễn ra liên tục từ đó đảm bảo vốn luân chuyển đều đặn, tạo điều kiện bảo toàn và phát triển vốn.