Thực trạng giải quyết việc làm cho nông dân bị THĐ tại huyện Từ Liêm giai đoạn 2004 –

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Liêm giai đoạn 2004 – 2012

2.2.1. Khuyến khích đầu tư, tăng cầu về lao động

Chính quyền huyện Từ Liêm hết sức quan tâm đến giải quyết việc làm cho người lao động nói chung, đặc biệt là cho nông dân bị THĐ nông nghiệp.

Trước hết, Chính quyền huyện Từ Liêm đặc biệt quan tâm đến các dự án xây dựng khu đô thị, các cơ sở công nghiệp, dịch vụ sử dụng đất nông nghiệp đã thu hồi. Huyện Từ Liêm hiện có 191 dự án. Theo yêu cầu của Huyện, các dự án này đều phải ưu tiên tiếp nhận lao động địa phương, đặc biệt là nông dân bị THĐ. Tuy nhiên, giải pháp này ít có tác dụng vì tuyệt đại đa số nông dân bị THĐ đều đã đứng tuổi, khả năng đáp ứng yêu cầu trong lĩnh vực công nghiệp và dịch vụ rất kém.

Theo số liệu điều tra của Doãn Thị Bình về trình độ học vấn và số lượng lao động, tác giả đã tiến hành điều tra 90 hộ dân với 405 nhân khẩu thuộc 5 xã có diện tích bị THĐ là Xuân Phương, Đông Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình và Phú Diễn cho thấy số có 293 lao động ở 90 hộ, trong đó tyr lệ nam nhiều hơn nữ, có 158 lao động nam và 135 lao động nữ. Không có sự chênh lệch nhiều về tỷ lệ lao động. Tuy nhiên về cơ cấu tuổi lao động có sự chênh lệch lớn.

Bảng 2.4. Cơ cấu tuổi lao động thuộc diện bị thu hồi đất nông nghiệp đƣợc điều tra tại 5 xã: Xuân Phƣơng, Đông Ngạc, Mễ Trì, Mỹ Đình và

Phú Diễn

Nhóm tuổi Số lƣợng lao động Tỷ lệ % so với tổng lao động đƣợc điều tra

15-19 13 4,44

25-29 40 13,65 30-34 41 14 35-39 41 14 40-44 34 11,6 45-49 266 8,87 50-54 24 8,19 Trên 55 32 10,92 Tổng cộng 293 100 Nguồn: [2, tr. 58]

Qua bảng số liệu trên ta thấy, số người trong độ tuổi lao động chiếm tỷ lệ lớn, đây là một thuận lợi cho Huyện. Tuy nhiên số lượng lao động ngoài độ tuổi lao động cũng chiếm tỷ lệ không nhỏ (lao động trên 45 tuổi trở lên chiếm 27,98%). Đây là một khó khăn lớn cho Huyện. Bởi đây là số lao động có khả năng thích nghi với nghề mới thấp, khả năng tiếp thu và tình trạng sức khỏe hạn chế.

Về vấn đề xây dựng nông thôn mới: Chính quyền huyện Từ Liêm cũng rất quan tâm thực hiện các yêu cầu của Đảng và Nhà nước về xây dựng nông thôn mới. Vấn đề này tác động đến sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương về nhiều phương diện, trong đó có giải quyết việc làm. Do đó, Chính quyền huyện Từ Liêm đã dành nhiều quan tâm đến xây dựng nông thôn mới và đã đạt được những kết quả nhất định.

Ước đến hết năm 2013 so sáng với 19 tiêu chí quốc gia trên địa bàn huyện có 17 tiêu chí đạt (chiếm 89,4%): quy hoạch đường giao thông, thủy lợi, hệ thống điện, nhà ở dân cư, chợ, bưu điện, thu nhập bình quân đầu người, tỷ lệ hộ nghèo, tỷ lệ lao động có việc làm thường xuyên, hình thức tổ

chức sản xuất, giáo dục, văn hóa, y tế, môi trường, hệ thống chính trị, an ninh - quốc phòng. 2 tiêu chí cơ bản đạt (chiếm 10,6%); cơ sở vật chất trường học, cơ cở vật chất văn hóa.

Số xã đạt và cơ bản đạt 19 tiêu chí có 12 xã gồm: Tây Tựu, Xuân Đỉnh, Đông Ngạc, Minh Khai, Phú Diễn, Xuân Phương, Mỹ Đình, Cổ Nhuế, Thượng Cát, Liên Mạc, Đại Mỗ, Tây Mỗ. Số xã đạt 16 tiêu chí có 3 xã: gồm Trung Văn, Mễ Trì, Thụy Phương. Các xã này sẽ đạt và cơ bản đạt chuẩn NTM trong quý II năm 2014.

Những mô hình làm ăn mới được huyện khuyến khích, vừa có tác dụng tạo việc làm, vừa góp phần nâng cao thu nhập, đời sống cho người lao động. Mô hình hoa Tuy Lip được trồng thử nghiệm tại Hợp tác xã số 3 Tây Tựu. Những nông dân trẻ có ý thức trách nhiệm trong học hỏi tìm tòi cái mới, có trình độ kỹ thuật và tay nghề cao trong lĩnh vực trồng hoa của xã. Để đảm bảo hiệu quả đầu tư mô hình và thực hiện các quy trình kỹ thuật theo quy định, Phòng kinh tế huyện đã phối hợp với Trạm khuyến nông tổ chức các lớp tập huấn trang bị những kiến thức khoa học kỹ thuật cơ bản nhất cho các hộ nông dân, từ khâu nhận và cấp phát giống vật đảm bảo đủ số lượng, đúng chủng loại, có nguồn gốc xuất sứ rõ ràng, chăm bón, phòng trừ bệnh cho từng giai đoạn sinh trưởng và phát triển của cây.

Theo lãnh đạo xã Tây Tựu, so với những mô hình trồng hoa đã thực hiện trước đây, thì mô hình hoa Tuy Líp này rất tiềm năng và mang lại hiệu quả cao hơn, một sào hoa Tuy líp có thể thu nhập cao hơn gấp nhiều lần so với các loại hoa khác. Chính vì vậy trong thời gian tới, xã Tây Tựu cũng sẽ tiếp tục hỗ trợ và tạo điều kiện cho các hộ dân triển khai nhân rộng dự án này, qua đó làm cơ sở để tới đây sẽ nhân rộng mô hình ra toàn xã góp phần tích cực vào chương trình bảo vệ môi trường và làm đẹp cảnh quan sinh thái, giải quyết việc làm, nâng cao thu nhập cho người nông dân.

Giai đoạn 2011 - 2013, bối cảnh chính trị, kinh tế thế giới và trong nước có nhiều khó khăn, biến động, huyện tập trung lãnh đạo, chỉ đạo phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương. Kinh tế của Huyện tiếp tục được duy trì tăng trưởng khá, tốc độ tăng giá trị sản xuất bình quân chung đạt 16,7%/năm (đạt so với kế hoạch năm 2015); Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng, từng bước chuyển dịch sang cơ cấu: thương mại, dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp/ha đất nông nghiệp đạt 320 triệu đồng.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải quyết việc làm cho nông dân bị thu hồi đất nông nghiệp ở huyện từ liêm, thành phố hà nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)