- Một số kết quả GQVL cho lao động bị THĐ từ 2009
3.3.1. Hoàn thiện môi trường đầu tư
Nhà nước cần hoàn thiện hệ thống pháp luật liên quan đến vấn đề việc làm và đền bù sau thu hồi đất.
Chủ trương chính sách của Đảng hiện nay là hướng vào giải phóng tiềm năng sức lao động, đất đai ở nông thôn, tạo điều kiện cho nông thôn phát triển, tạo việc làm cho các hộ gia đình, phát triển làng nghề, kinh tế hộ gia đình, kinh tế trang trại... mục tiêu là chuyển dịch cơ cấu lao động theo hướng CNH – HĐH, đặc biệt là những vùng chuyển đổi mục đích sử dụng đất.
Nhà nước cũng ban hành nhiều chính sách hỗ trợ người lao động mất đất như tổ chức đào tạo nghề hỗ trợ phát triển ngành nghề, mở rộng sản xuất công nghiệp, dịch vụ gắn với khu công nghiệp, khu kinh tế nhằm ổn định đời sống cho các hộ bị thu hồi đất.
Tuy nhiên việc đưa ra chính sách của Nhà nước cũng có tính chất hai mặt. Nếu không xử lý khéo léo, tính tiêu cực sẽ lấn át tính tích cực trong chủ trương chính sách. Vấn đề hiện nay là các chủ trương chính sách này chưa thực sự đồng bộ, chưa đáp ứng được nhu cầu thực tiễn đặt ra. Do đó cần thực hiện đồng bộ các giải pháp về cơ chế chính sách nhằm ổn định đời sống cho các hộ nông dân bị thu hồi.
Về chính sách đền bù, hỗ trợ cho người dân bị thu hồi đất nông nghiệp. Nhà nước và chính quyền địa phương cần có sự thống nhất trong quan điểm khi xây dựng chính sách liên quan tới thu hồi đất. Người nông dân Từ Liêm nói riêng và nông dân cả nước nói chung quanh năm sống bằng nghề nông nghiệp, mảnh đất là thứ quý giá nhất của họ, là nơi sinh kế của họ. Do đó khi xây dựng chính sách liên quan đến thu hồi đất phải tìm hiểu rõ về đặc thù địa phương, con người nơi đây để có thể đưa ra những phương pháp xử lý phù hợp với từng hoàn cảnh khác nhau.
Để giải quyết tốt vấn đề việc làm cho lao động bị thu hồi đất, Nhà nước cần quy định rõ việc xây dựng các phương án giải quyết việc làm cho lao động mất đất là một bộ phận cấu thành bắt buộc của phương án bồi thường của chủ đầu tư, quy định rõ trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc tuyển dụng lao động mất đất, hỗ trợ chuyển đổi nghề...
Thực tế hiện nay chính sách đền bù còn nhiều bất cập như giá đền bù chưa thỏa đáng, không sát với thị trường. Do đo dẫn tới nhiều khiếu kiện, tranh chấp là một nguyên nhân khiến việc thực hiện giải quyết việc làm cho người dân bị thu hồi đất gặp nhiều khó khăn.
Với chương trình mục tiêu quốc gia về việc làm, xóa đói giảm nghèo, chính sách hỗ trợ dạy nghề ngắn hạn cho lao động nông thôn; Quyết định 1956 /QĐ-TTg ngày 27/11/2009 Thủ tướng chính phủ phê duyệt Đề án “Đào tạo nghề cho lao động nông thôn đến năm 2020”, Nhà nước đã từng bước đưa ra những chính sách tích cực để hỗ trợ người dân mất đất có việc làm. Mặc dù vấn đề GQVL cho nông dân đối với nông dân bị THĐ đang trong giai đoạn dự thảo nhưng chính sách hỗ trợ đời sống và việc làm cho đối tượng này đã được thực hiện từ khi THĐ. Tuy nhiên, do trình độ văn hóa thấp, lại thiếu thông tin về thị trường lao động nên nhiều người nông dân ít có cơ hội tìm được nghề mới. Kết quả khảo sát thực tế cho thấy, người nông dân tuy nhận được số tiền hỗ trợ chuyển đổi nghề nhưng việc sử dụng tiền không đúng mục đích đã khiến cơ hội tìm việc làm của họ giảm, số người có việc làm từ chính sách này không nhiều.