2.4.2 .Nghiên cứu tại bàn
3.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty giai đoạn
Do tích chất bảo mật quân sự nên các doanh nghiệp quốc phòng không được phép công bố rộng rãi báo cáo tài chính và các kết quả sản xuất kinh doanh chi tiết của doanh nghiệp. Vì vậy tác giả xin đưa ra một số kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong phạm vi được công bố của Công ty Cơ khí 25 như sau:
ĐVT: Triệu đồng TT Chỉ tiêu NĂM 2012 NĂM 2013 NĂM 2014 Chênh lệch tỷ lệ % 2013/2012 2014/2013 I Giá trị sản xuất 179.000 176.838 172.890 98,79 97,77
1 Từ sản xuất công nghiệp 179.000 176.838 172.890 98,79 97,77 2 Từ kinh doanh thương mại
3 Giá trị khác
II Giá trị doanh thu 174.000 164.606 153.600 94,6 93,31
- Trong đó: Doanh thu XK
máy cưa 4.280 7.800 14.960 182,24 191,79
III Nộp ngân sách 13.296 13.424 15.673 100,96 116,75
1 Thuế, phí, lệ phí 1.051 188 633 17,89 336,7336,7
2 Khấu hao TSCĐ 4.000 4.200 4.500 105 107,14
3 Bảo hiểm xã hội 7.328 7.952 9.378 108,52 117,93
4 Bảo hiểm y tế 664 793 853 119,43 107,57
5 Bảo hiểm thất nghiệp 252 289 309 114,68 106,92
IV Giá trị tăng thêm 66.905 66.950 65.671 100,07 98,09
1 Chi phí tiền lương 37.601 36.081 31.034 95,96 86,01
2 Khấu hao TSCĐ 8.100 9.000 9.233 111,11 102,59
3 Lãi vay NH (đã trừ tiền gửi
NH) 8.739 8.966 6.475 102,6 72,22
V Thu nhập bình quân
tháng (1.000đ/người/tháng) 5.438 4.932 4.370 90,7 88,6 Trong đó: Tiền lương 4.884 4.336 3.648 88,78 84,13
VI Tổng lợi nhuận từ hoạt
động sản xuất kinh doanh 2.824 186 (286) 6,59 (153,76)
Bảng 3.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh Công ty Cơ khí 25 giai đoạn 2012 - 2014
(Nguồn: Phòng Kế hoạch - Kinh doanh Công ty Cơ khí 25)
Từ các số liệu trên ta có thể thấy sự suy giảm trong hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty TNHH MTV Cơ khí 25. Chỉ trong 03 năm gần nhất, giá trị sản xuất kinh doanh của công ty liên lục giảm, mặc dù giá trị giảm không lớn nhưng nó được lãnh đạo công ty dự báo sẽ tiếp tục giảm sâu hơn nữa trong những năm tới. Ngoài ra giá trị sụt giảm nhỏ còn có sự tác động của giá trị hàng xuất khẩu máy cưa tăng ổn định hàng năm, qua đó cho thấy tầm quan trọng của sản xuất máy cưa xuất khẩu trong giai đoạn này của công ty. Việc giá trị doanh thu thấp hơn giá trị sản xuất cho thấy sự ứ đọng sản xuất và tồn kho lớn của các mặt hàng quốc phòng tại doanh nghiệp. Sản xuất quốc phòng có giá trị lớn nhưng giá trị xuất đi cho các đơn vị quân sự có sự chênh lệch khá lớn.
3.2. Phân tích môi trƣờng bên ngoài của Công ty TNHH MTV Cơ khí 25 “Biết người biết ta, trăm trận trăm thắng” - điều đó không chỉ đúng trong lĩnh vực quân sự mà còn rất ứng nghiệm trong đời sống kinh tế xã hội, đặc biệt trong
lĩnh vực kinh tế. Phân tích, đánh giá các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là bước không thể thiếu trong một chiến lược kinh doanh hoàn thiện. Ảnh hưởng của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có hai nhân tố chính là: Môi trường kinh doanh và nội bộ doanh nghiệp. Phân tích môi trường kinh doanh để tìm ra cơ hội và nguy cơ đe doạ. Phân tích nội bộ doanh nghiệp để thấy được thế mạnh, điểm yếu của doanh nghiệp. Phát huy thế mạnh để tận dụng cơ hội, khắc phục nguy cơ, hoặc có thể dùng ngay điểm yếu để tận dụng cơ hội trên thương trường.
3.2.1. Phân tích môi trƣờng vĩ mô Công ty Cơ khí 25
3.2.1.1. Phân tích ảnh hƣởng của các yếu tố chính trị - pháp lý
Nền kinh tế thế giới vẫn chìm trong suy thoái, đặc biệt là khu vực Châu Âu, Việt Nam cũng không là ngoại lệ. Tình hình biển Đông có những diễn biến phức tạp khó lường, xong dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước chúng ta vẫn giữ được ổn định chính trị, an ninh quốc phòng được giữ vững. Chính Phủ đã đã ban hành nhóm giải pháp để ổn định kinh tế vĩ mô; kiểm soát lạm phát; tạo điều kiện cho phát triển sản xuất, kinh doanh và tăng trưởng kinh tế; đẩy mạnh tái cơ cấu kinh tế; nâng cao năng suất lao động; đẩy mạnh xuất khẩu, phát triển thị trường,...
Mặt khác, việc gia nhập WTO đã mang lại cho kinh tế Việt Nam những luồng gió mới. Đó là, nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vào Việt Nam tiếp tục tăng mạnh, thị trường xuất khẩu không ngừng được mở rộng, nhiều mặt hàng nông nghiệp của Việt Nam đã được thế giới biết đến, việc cải cách doanh nghiệp nhà nước cũng được đẩy mạnh hơn…Nhưng theo nghiên cứu của GS Claudio Dordi - Trường Đại học Bocconi (Ý), tác động lớn nhất từ WTO đối với Việt Nam chính là môi trường pháp lý của Việt Nam đã được cải thiện đáng kể. Uy tín của Việt Nam đã tăng lên nhờ hệ thống pháp luật quy định rõ ràng và minh bạch hơn theo sân chơi chung của WTO. Ngoài WTO, FATA cũng đang dần dần tác động đến nền kinh tế Việt Nam. Cơ hội mở ra nhiều hơn cho các doanh nghiệp trong nước nhận được sự đầu tư từ các nước trong khu vực. Ngoài ra với tiến trình hiện thức hóa khu vực đầu
nói chung sẽ chó nhiều thuận lợi về thủ tục hành chính và tâm lý khi đầu tư vào Việt Nam.
Tuy nhiên, trước mắt Nhà nước cần xử lý nhanh chóng các vấn đề sau:
Thứ nhất, tái cấu các ngành kinh tế mà trọng tâm là các ngành ngân hàng, doanh nghiệp nhà nước. Mặc dù nhiều giải pháp được Chính phủ đề ra là thời sự và rất cần cho nền kinh tế nhưng cơ chế thực hiện sẽ rất khó khăn, cần thời gian để điều chỉnh…
Thứ hai, đổi mới cơ chế thủ tục hành chính cho các doanh nghiệp.Ở đây không chỉ đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, rút ngắn thời gian nộp thuế mà vấn đề xử lý cắt bớt giấy phép con; sửa đổi, bổ sung các cơ chế giúp các doanh nghiệp tiếp cận các hiệp định thương mại đã ký kết, sắp ký kết…
Tóm lại, đối với một doanh nghiệp có vốn Nhà nước như Cơ khí 25 sẽ vấp phải đôi chút lúng túng khi đẩy mạnh sự tham gia vào nền kinh tế thị trường. Tuy rằng việc tái cấu trúc các doanh nghiệp nhà nước không ảnh hưởng lớn đến một doanh nghiệp Quân đội nhưng ít nhiều sẽ tạo sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ ít nhiều bị thả trôi giữa nền kinh tế thị trường và buộc phải vận động để duy trì sự tồn tại của mình.
3.2.1.2. Phân tích ảnh hƣởng của môi trƣờng kinh tế
*Tăng trưởng kinh tế:
Tốc độ tăng trưởng GDP có tầm quan trọng hàng đầu ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp. Một trong những nguyên nhân quyết định tầm quan trọng này là sự tăng trưởng GDP tạo tiền đề để thực hiện các mục tiêu khác như tăng trưởng xuất khẩu, thu hút đầu tư nước ngoài, giảm tỷ lệ thất nghiệp, nâng cao đời sống của người dân...
Kinh tế - xã hội Việt Nam tính đến hết 6 tháng đầu năm 2015 diễn ra trong bối cảnh kinh tế thế giới được dự báo tiếp tục đà phục hồi nhưng chưa bền vững với tốc độ tăng trưởng giữa các khu vực ngày càng khác biệt, một phần do giá dầu và giá một số hàng hóa giảm tác động ở mức khác nhau đến từng khu vực. Kinh tế Mỹ - nền kinh tế lớn nhất tiếp tục tăng trưởng mạnh hơn nhờ nhu cầu thị trường nội địa
tăng lên, đặc biệt là nhu cầu tiêu dùng. Hầu hết các nền kinh tế mới nổi được hưởng lợi từ giá dầu giảm, thanh khoản toàn cầu tăng và sự tăng tốc của nền kinh tế Mỹ và châu Âu. Trong khi đó, các nền kinh tế hàng đầu khác tăng trưởng chậm và tiếp tục đối mặt với những khó khăn đáng kể do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu như số việc làm giảm do tổng cầu yếu, nợ khu vực tư nhân và nợ công tăng cùng với những bất ổn của ngành tài chính. Ở trong nước, giá xăng dầu giảm là yếu tố hỗ trợ mạnh mẽ cho các doanh nghiệp và kích thích tiêu dùng. Các chính sách ban hành trong năm 2014 và đầu năm 2015 đã phát huy tác dụng, tạo điều kiện cho khu vực doanh nghiệp vượt qua khó khăn.
Tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng đầu năm 2015 ước tính tăng 6,28% so với cùng kỳ năm 2014, trong đó quý I tăng 6,08%; quý II tăng 6,44%. Trong mức tăng 6,28% của toàn nền kinh tế, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 2,36%, đóng góp 0,42 điểm phần trăm; khu vực công nghiệp và xây dựng tăng 9,09%, đóng góp 2,98 điểm phần trăm; khu vực dịch vụ tăng 5,90%, đóng góp 2,22 điểm phần trăm.
Tốc độ tăng so với cùng kỳ năm trƣớc (%)
Đóng góp của các khu vực vào tăng trƣởng 6 tháng năm 2015 (%) 6 tháng năm 2013 6 tháng năm 2014 6 tháng năm 2015 Tổng số 4,90 5,22 6,28 6,28 Nông, lâm nghiệp và thủy sản 2,06 2,90 2,36 0,42 Công nghiệp và xây dựng 4,97 5,12 9,09 2,98 Dịch vụ 6,13 5,82 5,90 2,22 Thuế sản phẩm trừ trợ cấp sp 5,33 7,19 5,60 0,66
Bảng 3.2: Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nước 6 tháng đầu năm 2013, 2014 và 2015 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Trong khu vực công nghiệp và xây dựng, ngành công nghiệp tăng 9,53% so với cùng kỳ năm trước, cao hơn nhiều mức tăng cùng kỳ của một số năm trước, trong đó công nghiệp chế biến, chế tạo đạt mức tăng cao với 9,95%, góp phần quan
trọng vào mức tăng trưởng chung (đóng góp 1,57 điểm phần trăm); ngành khai khoáng tăng cao ở mức 8,18% (cùng kỳ năm trước giảm 1,13%). Ngành xây dựng tăng 6,60%, cao hơn mức tăng 6,11% của cùng kỳ năm 2014.
Về cơ cấu nền kinh tế 6 tháng đầu năm nay, khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản chiếm tỷ trọng 16,73%; khu vực công nghiệp và xây dựng chiếm 33,45%; khu vực dịch vụ chiếm 39,61%; thuế sản phẩm trừ trợ cấp sản phẩm chiếm 10,21%.
Xét về khía cơ cấu nền kinh tế trong nước, tỷ trọng của ngành công nghiệp chiếm tỷ lệ khá cao và là một trong những ngành đang có đà tăng trưởng mạnh mẽ. Điều này ít nhiều góp phần kích thích nền công nghiệp trong nước, có lợi đối với doanh nghiệp.
*Tỷ lệ lạm phát
Lạm phát là một vấn đề rất nhạy cảm và có tác động rất lớn đến nền kinh tế, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Lạm phát tăng dẫn đến bất lợi cho doanh nghiệp. Yếu tố chính làm cho lạm phát tăng lên là do giá cả thị trường tăng lên. Về cơ bản, nguyên lý chung để xây dựng chỉ số lạm phát thực là dựa trên biến động giá cả của các mặt hàng. Nhưng nếu khi chỉ số giá tiêu dùng CPI bao gồm biến động giá cả của hầu hết các loại mặt hàng (ở Việt Nam là khoảng 400 loại chia làm 86 nhóm), thì lạm phát thực được loại trừ đi những mặt hàng có sự biến động thiếu ổn định, thường chịu tác động của những cú sốc đột biến về cung cầu (xăng dầu, lương thực thực phẩm, sắp thép, xi măng, phân bón...).
Năm 2011 2012 2013 2014
Tốc độ lạm phát (%) 18,58 6,81 6,04 4,09
Bảng 3.3: Tốc độ lạm phát của Việt Nam giai đoạn 2011-2014 (Nguồn: Tổng cục Thống kê)
Khoảng thời gian 1985-1992, Việt Nam rơi vào tình trạng siêu lạm phát (liên tục ở mức 2 và 3 con số), vì vậy Nhà nước đã sử dụng công cụ là chính sách tiền tệ để kiềm chế và đã thành công sau đó. Kết quả là giai đoạn 1992-1998, lạm phát cơ bản đã đi xuống, đặc biệt là năm 1999 và 2000, CPI chỉ còn 0,1% và -0,6%.
Trong những năm gần đây, một lần nữa ta lại thấy được chỉ số lạm phát chỉ duy trì trong một con số và ngày càng giảm qua các năm. Tài khóa ổn định sẽ là cơ hội để các ngân hàng, doanh nghiệp huy động vốn tiền gửi, tỷ giá đồng nội tệ so với ngoại tệ ổn định. Lãi suất tiền gửi giảm, tuy có thiệt cho người dân nhưng đối với các doanh nghiệp, đây là cơ hội tốt để vay vốn mở rộng sản xuất kinh doanh.
Nguyên nhân cho việc lạm phát giảm là nhu cầu giảm, suy thoái kinh tế dẫn đến nhu cầu tiêu dùng trong nước giảm. Mặt khác giá dầu thế giới trong thời gian gần đây có mức giảm kỷ lục, đặc biệt thời điểm tháng 3/2015 có giá dưới 50 USD/thùng, qua đó gia tăng kìm hãm tỷ lệ lạm phát.
Xét về khía cạnh doanh nghiệp, việc lạm phát giữ ở con số ổn định sẽ giúp các doanh nghiệp dễ dàng trong việc tiếp cận vốn và các dự án đầu tư, tránh khỏi việc vay vốn ngân hàng với lãi suất quá cao.
*Chi phí năng lượng
Việc giá dầu thô sụt giảm mạnh trong mấy tháng cuối năm 2014, bắt nguồn từ việc Mỹ đẩy mạnh sản xuất năng lượng và Saudi Arabia hạ mạnh giá dầu thô xuất khẩu của mình vào thời điểm nhu cầu tiêu thụ dầu mỏ của thế giới đang đi xuống, đã làm thế giới nghi ngờ về triển vọng tăng trưởng kinh tế chủ yếu ở những quốc gia xuất khẩu dầu thô.
Đối với Việt Nam, một nước xuất khẩu ròng dầu thô với doanh thu từ dầu thô khoảng 7-8 tỉ đô la (với sản lượng khoảng 8-9 triệu tấn/năm) và nộp ngân sách khoảng 4-5 tỉ đô la hàng năm, việc giá dầu thô giảm đi khoảng 20-25% đồng nghĩa với hụt thu ngân sách khoảng trên dưới 1 tỉ đô la/năm (20.000 tỉ đồng), một khoản tuy là tương đối nhỏ so với tổng thu ngân sách (dự tính đạt 911.100 tỉ đồng năm 2015) nhưng cũng là một khoản thu quan trọng trong bối cảnh ngân sách tiếp tục được dự toán ở mức thâm hụt khá lớn, tới 5% GDP năm 2015.
Bên cạnh ảnh hưởng trực tiếp lên ngân sách, giá dầu thô sụt giảm kéo theo giá xăng dầu thành phẩm, từ đó làm tổn thất thuế, phí thu từ nhập khẩu xăng dầu và các loại thuế phí liên quan khác gắn liền với giá xăng dầu nhập khẩu. Chưa thấy có những tính toán sơ bộ tổng hụt thu từ việc giảm giá dầu thô ở một số mức, nhưng có
lẽ thất thu từ thuế phí ứng với mức giảm giá dầu thô 20-25% sẽ nhỏ hơn đáng kể con số 1 tỉ đô la dự tính cho hụt thu ngân sách từ xuất khẩu dầu thô như nói ở trên.
Trong bối cảnh giá dầu thô sụt giảm này, điều đáng lạc quan là tác động tích cực của giá xăng dầu nhiên liệu thấp hơn lên tiêu dùng, đầu tư và do đó tăng trưởng kinh tế. Đồng nghĩa với nó là đã đẩy mạnh các ngành sử dụng nhiên liệu lớn như các ngành công nghiệp sản xuất. Chỉ trong vòng 6 tháng cuối năm 2014, giá xăng trong nước đã được điều chỉnh giảm 12 lần liên tiếp với mức giảm tổng cộng là 7430 đồng/lít. So với thời điểm cuối năm 2013 thì giá mặt hàng này đã giảm khoảng 26% trong năm 2014. Giá xăng giảm tác động trực tiếp tới giá cả giao thông (giảm 5.5% so với cùng kỳ năm trước), giúp ổn định giá các mặt hàng tiêu dùng liên đới khác như hàng ăn và dịch vụ ăn uống; đồ uống thuốc lá; may mặc mũ nón giày dép… vốn thường có xu hướng tăng cao vào dịp cuối năm. Sang đến nửa đầu năm 2015, giá xăng dầu có biến động nhỏ với tỷ lệ tăng không lớn, tuy phần nào có ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh trong nước nhưng nhìn chung giá xăng dầu hiện tại vẫn ở con số thấp và kích thích tăng trưởng trong các doanh nghiệp.
* Tỷ lệ thất nghiệp
Đối với mọi quốc gia, tăng trưởng kinh tế nhanh, lạm phát thấp, thất nghiệp ít, cán cân thanh toán có số dư - các chuyên gia thường gọi là "tứ giác" mục tiêu. Đối với Việt Nam thì mục tiêu giảm nghèo còn được coi là một đỉnh thứ năm và "tứ giác" mục tiêu chung trở thành "ngũ giác" mục tiêu.
Ở những nước đang phát triển như Việt Nam, số người tham gia đóng bảo hiểm thất nghiệp thường thấp. Người lao động phải tìm việc bằng mọi cách nhằm đảm bảo sinh kế của bản thân và gia đình. Thông thường, họ chấp nhận làm những