1.1.1.1 .Công nghiệp hóa, hiện đại hoá
1.1.2.4. Sự cần thiết khách quan nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Sự nghiệp xây dựng và phát triển đất nước đòi hỏi phải có nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu không chỉ về chất lượng và số lượng mà còn phải có một
cơ cấu đồng bộ. Nguồn nhân lực được coi là vấn đề trung tâm của sự phát triển. Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phá chiến lược, là yếu tố quyết định đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế, chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm cho phát triển nhanh, bền vững”. Nguồn lực con người là điểm cốt yếu nhất của nguồn nội lực, do đó phải bằng mọi cách phát huy yếu tố con người và nâng cấp chất lượng nguồn nhân lực.
Vai trò và vị trí của nguồn nhân lực đối với sự phát triển của đất nước ngày càng cao đặc biệt đối với khoa học xã hội và nhân văn. Nó là cơ sở “cung cấp luận cứ khoa học cho việc hoạch định đường lối chính sách phát triển KT-XH, xây dựng con người, phát huy những di sản văn hóa dân tộc, sáng tạo những giá trị văn hóa mới của Việt Nam”.
Trong chương trình “Xây dựng văn hóa, phát triển con người và nguồn nhân lực trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa” đã phản ánh một cách đầy đủ và súc tích về mối quan hệ các vấn đề văn hóa, con người nguồn nhân lực gắn quyện với nhau: hệ thống các giá trị vật chất và tinh thần do con người tạo ra qua giáo dục lại trở lại với con người được con người thừa kế và phát triển, phải trở thành sức mạnh ở mỗi con người cũng như trong từng tập thể lao động , nguồn lực con người tạo ra các giá trị mới, đáp ứng nhu cầu phát triển của từng người, nhóm người, mỗi đơn vị sản xuất, kinh doanh đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước nói chung và của từng tế bào kinh tế nói riêng.
Sự cần thiết phải nâng cao trình độ lao động còn cần thiết từ nhu cầu nâng cao chất lượng cuộc sống của con người. Khi kinh tế phát triển mạnh hơn, xã hội trở nên văn minh hơn thì con người luôn luôn được hoàn thiện ở cấp độ cao hơn. Đến lượt nó đòi hỏi việc nâng cao trình độ tri thức của người lao động; nghĩa là không phải chỉ do yêu cầu thực tiễn của sản xuất
mà do yêu cầu đòi hỏi từ chính bản thân con người, hay nói cách khác, chất lượng của nguồn nhân lực sẽ tăng lên là điều tất yếu trong tiến trình phát triển của nền sản xuất xã hội.
Sự phát triển của nguồn nhân lực còn là một tất yếu do tiến trình phát triển của nền sản xuất xã hội, đặc biệt là sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ, yêu cầu khoa học của tính đồng bộ trong tiến trình phát triển. Đối với Việt Nam đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa nền kinh tế, chất lượng nguồn nhân lực tăng lên không chỉ có ý nghĩa để sử dụng các thành tựu mới của khoa học công nghệ mà còn có điều kiện để sáng tạo ra các tư liệu lao động mới. Hơn thế quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa yêu cầu nguồn nhân lực phải có sự chuyển biến về chất từ lao động thủ công sang lao động cơ khí và lao động trí tuệ.
Sự phân tích trên cho thấy nguồn nhân lực có vai trò rất quan trọng, việc nâng cao chất lượng nguồn nhân lực và phát triển nguồn nhân lực là một tất yếu khách quan, là xu thế phát triển của thời đại là yêu cầu tất yếu của quá trình công nghiệp hóa hiện đại hoá là sự cần thiết khách quan đối với Việt Nam nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng. Một nguồn nhân lực chất lượng cao là tiền đề, là cơ sở quyết định sự thành bại trong công cuộc xậy dựng và phát triển đất nước. Hơn nữa nguồn nhân lực chất lượng cao còn là nhân tố khắc phục được những hạn chế của đất nước về tài nguyên thiên nhiên, môi trường, vị trí địa lý… Là giải pháp hữu hiệu nhất để đưa đất nước thoát khỏi cảnh nghèo nàn lạc hậu, thúc đẩy kinh tế tăng trưởng nhanh bền vững.
1.2. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và các nhân tố ảnh hƣởng đến phát triển nguồn nhân lực
1.2.1. Vai trò của nguồn nhân lực đối với quá trình CNH, HĐH
1.2.1.1.Nguồn nhân lực là điều kiện tiên quyết đảm bảo sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH rút ngắn
Quá trình CNH, HĐH sẽ thúc đẩy nguồn nhân lực phát triển, thay đổi về nhiều mặt. Chẳng hạn, nó làm thay đổi cơ cấu NNL, làm chuyển biến từ một cơ cấu lạc hậu sang một cơ cấu tiến bộ hơn; cơ cấu các khu vực lớn trong kinh tế, cơ cấu các ngành kinh tế kỹ thuật, cơ cấu trong nội bộ mỗi ngành, cơ cấu NNL ở từng vùng, từng địa phương cho đến cơ cấu NNL trong nội bộ từng doanh nghiệp. CNH, HĐH là một yếu tố tác động rất mạnh đến NNL và phát triển NNL.
Đối với Việt Nam, bước vào giai đoạn CNH, HĐH rút ngắn, tiếp cận kinh tế tri thức trong điều kiện trình độ phát triển kinh tế - xã hội còn thấp, do đó cần phát triển mạnh nguồn nhân lực và nâng cao chất lượng NNL, nhất là trí lực. Đây là điều kiện có ảnh hưởng quyết định tới sự thành công của sự nghiệp CNH, HĐH đất nước và phát triển bền vững. Trong giai đoạn hiện nay,Việt Nam đang trong quá trình hội nhập sâu vào nền kinh tế thế giới, riêng về kinh tế, mục tiêu thiết yếu là ngày càng mở rộng được thị trường, bán được nhiều hàng hóa dịch vụ. Muốn thế, phải có sức mạnh trong cạnh tranh, tức là chất lượng và giá cả. Chất lượng và giá cả hàng hóa lại phụ thuộc vào hai yếu tố chủ chốt - đó là trình độ công nghệ của sản xuất và trình độ chuyên môn, kỹ thuật của nguồn nhân lực. Hơn nữa, quá trình hội nhập kinh tế quốc tế là quá trình giao lưu, trao đổi giữa Việt Nam và các nước trên thế giới về hàng hóa, dịch vụ, tiền tệ, công nghệ mới, NNL… theo hai chiều ra và vào. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài và công nghệ mới vào Việt Nam kéo theo công việc làm, các nghề mới, kinh nghiệm và kỹ năng quản lý…Những diễn biến này tác động trực tiếp vào NNL và phát triển NNL chất lượng cao của Việt Nam.
Như vậy, phát triển NNL ở Việt Nam đặc biệt quan trọng cho sự thành công của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế. Chính vì thế, cần tạo ra và cải thiện tất cả các điều kiện cần thiết để phát triển NNL nhanh, có chất lượng, đáp ứng nhu cầu cấp bách của công cuộc đổi mới, của CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế.
1.2.1.2.Nguồn nhân lực có chất lượng là điều kiện để rút ngắn khoảng cách tụt hậu và tăng trưởng nhanh
Trong quá trình đẩy mạnh CNH, HĐH và hội nhập kinh tế quốc tế, Việt Nam đang đứng trước thách thức rất lớn về NNL chất lượng cao. Tỷ lệ nguồn nhân lực chất lượng cao còn thấp so với nhu cầu của thực tế. Trong giai đoạn 2006 -2010 năm 2010, lao động qua đào tạo có tăng, song tỷ lệ nay tính bình quân trong cả nước mới chỉ vào khoảng trên 30%.
Trong khi dư thừa rất lớn lao động phổ thông, thì lại thiếu hụt nghiêm trọng lao động có trình độ cao, nhất là lao động cung cấp cho các khu công nghiệp, khu chế xuất và cho xuất khẩu lao động. Đây là tình trạng đáng báo động, không phù hợp với quy luật tăng trưởng là tỷ lệ tăng trưởng lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật bao giờ cũng phải cao hơn tốc độ tăng GDP để đảm bảo tăng GDP một cách vững chắc.
Với mục tiêu phát triển NNL đến năm 2020, nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp, có cơ cấu công, nông và dịch vụ trong GDP chiếm khoảng 85-90%, nông nghiệp chỉ còn 10-15% thì nhu cầu đào tạo phát triển nguồn nhân lực chất lượng theo như sau:
Bảng 1.1: Nhu cầu đào tạo lao động qua các năm
Năm Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo(%) Tỷ lệ lao động đƣợc đào tạo nghề(%) 2000 20 13,4 2005 30 18-19 2010 40 26,6 2020 60 44
Nguồn: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao cho sự nghiệp CNH, HĐH đất nước, Nguyễn Đình Luận, Tạp chí Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tháng 7/2005.
1.2.1.3.Nguồn nhân lực là động lực chủ yếu tiếp cận và phát triển kinh tế tri thức
Thực tế, quá trình CNH ở các quốc gia trên thế giới cho thấy, trong tiến trình CNH, nếu nước nào biết dựa vào việc khai thác và sử dụng năng lực của nguồn nhân lực, thì luôn giữ được tốc độ tăng trưởng cao và ổn định Nhật Bản, Phần Lan, Ireland...là những nước nghèo tài nguyên nhất, nhưng đã vươn lên thành những quốc gia giàu có hàng đầu.
Không ai nhiều dầu lửa hơn các nước Trung Đông, nhưng chưa có quốc gia nào ở đó vượt lên để gia nhập nhóm “các nước phát triển” mà sau nhiều thập kỷ vẫn chỉ dừng lại ở “các nước đang phát triển”. Không đâu đất đai rộng lớn hơn châu Phi, nhưng hầu hết các quốc gia đó vẫn đang ở mức "kém phát triển”.
Như vậy, nhân tố đóng vai trò quyết định cho sự phát triển bền vững của các quốc gia chính là nguồn nhân lực chất lượng cao, chứ không chỉ là nguồn của cải vật chất. Do vậy, hình thành và phát triển NNL có chất lượng cao là yếu tố quan trọng nhất không chỉ trong sự phát triển kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, mà còn tạo cơ hội tiếp cận kinh tế tri thức.
Ngày nay, kinh tế tri thức đã trở thành một xu thế phát triển mới có tính toàn cầu, và đương nhiên Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế này. Nền kinh tế tri thức có những đặc trưng cơ bản: (1) Tri thức trở thành yếu tốt chủ yếu nhất của nền kinh tế; (2) cơ cấu các ngành kinh tế chuyển đổi ngày càng nhanh theo hương tăng nhanh giá trị gia tăng; (3) tốc độ đổi mới nhanh, sản xuất công nghệ trở thành ngành sản xuất đặc biệt quan trọng; (4) công nghệ thông tin và viễn thông được ứng dụng rộng và ngày càng sâu trong mọi lĩnh vực đời sống kinh tế - xã hội; (5) nền kinh tế tri thức dựa chủ yếu vào nguồn nhân lực được đào tạo tốt, có năng lực sáng tạo, không ngừng học tập, nâng cao kiến thức và kỹ năng …
1.2.1.4.Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực là chìa khóa của sự thành công, là giải pháp mang tính chất đột phá
Sự nghiệp CNH, HĐH yêu cầu chúng ta phải sử dụng tối ưu tất cả các nguồn lực xã hội hiện có để có thể tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh của cả nền kinh tế xã hội. Các nguồn lực đó bao gồm nguồn nhân lực, nguồn lực tài chính, nguồn tài nguyên thiên nhiên… Tuy nhiên lý luận về vai trò của nhân tố con người ở phần trước đã cho chúng ta thấy rằng nguồn lực con người có ý nghĩa quyết định. Và vấn đề chất lượng nguồn nhân lực đóng vai trò là chìa khóa để chúng ta có thể hoàn thành sự nghiệp của mình, thiếu “chìa khóa” đồng nghĩa với việc chúng ta không thể đi tiếp được con đường phát triển đất nước. Như vậy, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đầu tiên là điều kiện không thể thiếu để chúng ta thực hiện CNH, HĐH đất nước.
Quá trình phát triển nền kinh tế của đất nước theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá càng đòi hỏi phải có lực lượng lao động kỹ thuật có tay nghề, có kỷ luật và trình độ văn hoá cao, có thể tiếp thu và sử dụng hiệu quả những thành tựu khoa học kỹ thuật và công nghệ hiện đại của thế giới. Nghị quyết Đại hội XI của Đảng ta (tháng 1 – 2011) xác định: trong giai đoạn 2011 – 2015 và đến năm 2020, nước ta phải tập trung các điều kiện cần thiết để thực hiện thành công việc đổi mới mô hình tăng trưởng, cơ cấu lại nền kinh tế; đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa, phát triển nhanh, bền vững.
Cùng với quá trình tiếp tục phát triển nền kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa, một hệ thống các loại thị trường trong đó có thị trường sức lao động sẽ tiếp tục hình thành và ngày càng phát triển. Đây là một xu hướng tất yếu, có ảnh hưởng lớn tới việc đào tạo và sử dụng nguồn lao động của đất nước. Sự hình thành, phát triển thị trường sức lao động, quan hệ thuê mướn lao động bị chi phối bởi quy luật cung - cầu và các quy luật khác của thị trường sẽ làm thay đổi rất cơ bản và sâu sắc quan hệ lao động “biên chế” của cơ chế cũ. Thị trường sức lao động sẽ làm cho cả người lao động làm thuê cũng như người sử dụng sức lao động thuộc các
thành phần kinh tế chủ động hơn, sáng tạo hơn, khai thác và sử dụng có hiệu quả hơn nguồn lao động.
Nhưng thị trường sức lao động cũng sẽ tất yếu đưa đến những mặt tiêu cực, tự phát, nếu không có sự quản lý chặt chẽ, có hiệu quả của Nhà nước. Cơ chế thị trường chỉ có thể vận hành tốt trên cơ sở có hệ thống các loại thị trường phát triển đầy đủ và đồng bộ, trong đó có thị trường sức lao động. Cơ chế thị trường càng phát triển càng đòi hỏi sự quản lý có hiệu lực của Nhà nước.
1.2.2. Các yếu tố chính ảnh hưởng đến quá trình nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nhân lực
1.2.2.1. Các yếu tố liên quan đến dân số
Nhóm này bao gồm quy mô, cơ cấu và tốc độ tăng dân số. Các nhân tố này được xem xét trong mối quan hệ qua lại giữa sự biến dộng dân số, với nguồn nhân lực và giải quyết việc làm.
Tăng trưởng dân số có tác động trực tiếp tới số lượng và chất lượng NNL. Theo kết quả của các nhà nghiên cứu, cứ tăng dân số 1% thì yêu cầu tăng GDP phải ít nhất là 3% thì mới đảm bảo được sự phát triển kinh tế - xã hội bình thường, tức là theo đó có đủ sản phẩm và dịch vụ ở mức cần thiết để đảm bảo duy trì sản xuất, tạo công ăn việc làm và mức sống như hiện tại [56, tr. 174].
Theo số liệu của Bộ Lao động thương binh & xã hội, trong giai đoạn 2006 -2010 chúng ta đã tạo việc làm cho khoảng 7,54 triệu người tăng 23,6% so với giai đoạn 2000-2005) bình quân hằng năm trên 1,5 triệu người; tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị giảm 1,2%, tỷ lệ sử dụng thời gian lao động khu vực nông thôn tăng 6%, tỷ trọng lao động trong nông nghiệp giảm 4,5% so với cuối năm 2000.
Bảng 1.2: So sánh một số chỉ tiêu của năm 2010 và năm 2006
TT Chỉ tiêu Đơn vị 2010 2006 So sánh
2010/ 2006
1 Lực lượng lao động Nghìn người 44.385 38640 +5.745
2 - Lao động ở thành thị - Tỷ trọng Nghìn người (%) 11.052 24,9 8.730 22,6 +2.772 +2,3
3 - Lao động nông thôn - Tỷ trọng Nghìn người (%) 33.333 (75,1) 29.910 77,4 +3423 (- 2,3) 4 Tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị (%) 5,32 6,42 - 1,2 5
Tỷ lệ thời gian lao động được sử dụng của lực lượng lao động nông thôn
(%) 80,37 74,37 +6
Nguồn: Bộ Lao động, Thương binh & Xã hội (2006 và 2010).
Cũng theo BLĐTBXH, đến năm 2010 dân số nước ta đã đạt mức 88 triêụ người trong đó dân số trong độ tuổi lao động đạt 59,3 triệu người (chiếm 67,4%) với mức tăng bình quân 1,5 triệu người /năm(thành thị tăng 460 nghìn người/năm và nông thôn tăng hơn 1 triệu người/năm [24, tr. 9]. Mức độ gia tăng tương đối cao của lực lượng lao động trong bối cảnh tỷ lệ thất nghiệp ở thành thị và tỷ lệ thời gian lao động nhàn rỗi ở nông thôn