1.1.1.1 .Công nghiệp hóa, hiện đại hoá
1.2. VAI TRÒ CỦA NGUỒN NHÂN LỰC ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH CNH, HĐH VÀ
1.2.2.4. Thị trường lao động
Phát triển nguồn nhân lực trong điều kiện kinh tế thị trường không thể tách rời thị trường sức lao động. Đây là một trong những mối quan hệ làm thay đổi về chất và lượng việc phát triển nguồn nhân lực.
Nâng cao tính linh hoạt của thị trường sức lao động, tức là tránh những quy định sơ cứng mà cần phải để cho giá cả sức lao động, số lượng, chất lượng sức lao động, cơ cấu lao động tự thích ứng với những thay đổi của thị trường, nâng cao tính linh hoạt của tổ chức sản xuất, chế độ làm việc, phương thức hợp đồng thuê mướn nhân công, trình tự và nội dung thương lượng thỏa thuận giữa giới chủ và giới thợ.
Như chúng ta đều biết, thị trường sức lao động ra đời gắn liền với sự ra đời và vận động của một loại hàng hóa đặc biệt hàng hóa sức lao động.
Các yếu tố cơ bản trên thị trường sức lao động trước hết và quan trọng hơn hết là hàng hóa sức lao động, là cung cầu, giá cả sức lao động.
Nguồn cung và cầu về sức lao động thực chất là cung và cầu về nguồn nhân lực được hình thành từ các yếu tố khác nhau. Nguồn cung về nhân lực được hình thành từ các cơ sở đào tạo như các trường đại học, cao đẳng, dạy nghề và các cơ sở đào tạo khác. Nguồn cung còn được thể hiện từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc nguồn cung còn được thể hiện từ nguồn lao động nhập khẩu. Một nguồn cung khác được bổ sung thường xuyên từ những người đến độ tuổi lao động. Đối với nước ta đây là nguồn cung rất lớn với ưu thế về dân số trẻ.
Văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ X chỉ rõ: “ Phát triển thị trường sức lao động trong mọi khu vực kinh tế, tạo sự gắn kết cung - cầu lao động, phát huy tính tích cực của người lao động trong học nghề, tự tạo và tìm việc làm. Có chính sách ưu đãi các doanh nghiệp thu hút nhiều lao động, nhất là ở khu vực nông thôn. Đẩy mạnh xuất khẩu lao động, đặc biệt là xuất khẩu lao động đã qua đào tạo nghề, lao động nông nghiệp. Hoàn thiện cơ chế, chính sách tuyển chọn và sử dụng lao động trong khu vực kinh tế nhà nước và bộ máy công quyền”.
1.2.2.5. Mục tiêu, chiến lược phát triển kinh tế- xã hội
Trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011 – 2020 đã được thông qua tại Đại hội XI của Đảng, việc phát triển thị trường lao động tiếp tục được nhấn mạnh, theo hướng đồng bộ với các thị trường cơ bản khác.
Với những nội dung và kết quả nghiên cứu đã thực hiện trong phạm vi của luận văn, tôi càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò của nguồn nhân lực đối với công cuộc phát triển và hội nhập của đất nước ta nói chung và tỉnh Ninh Bình nói riêng.
Mục tiêu phát triển KT-XH của đất nước nói chung và của mỗi địa phương nói riêng là mục đích hoặc kết quả cụ thể muốn phấn đấu đạt
được. Gắn với mục tiêu chiến lược chung có mục tiêu chiến lược chức năng như chiến lược nguồn nhân lực, chiến lược về giáo dục đào tạo, chiến lược về phát triển kinh tế ngành, ảnh hưởng đến các lĩnh vực chuyên môn như dân số, y tế, giáo dục, đào tạo, các ngành kinh tế (nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ...). Mỗi lĩnh vực này phải phụ thuộc vào mục tiêu chung của quốc gia và của địa phương để đề ra các mục tiêu cụ thể của từng lĩnh vực.
Căn cứ vào mục tiêu phát triển KT-XH chung để hoạch định các chính sách phát triển nói chung và chính sách phát triển nguồn nhân lực nói riêng. Chính sách phát triển nguồn nhân lực phù hợp với mục tiêu phát triển KT- XH của địa phương góp phần đảm bảo có đủ nguồn nhân lực với cơ cấu lao động phù hợp và những năng lực, trình độ, kỹ năng và phẩm chất cần thiết để thực hiện tốt các mục tiêu đề ra.
1.2.2.6. Các chế độ, chính sách của Nhà nước và chính quyền địa phương liên quan trực tiếp đến nguồn nhân lực
Ngoài các chế độ, chính sách chung của nhà nước như: chính sách dân số, chính sách kinh tế, chính sách giáo dục-đào tạo, chính sách việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động... thì các chính sách riêng của mỗi tỉnh cũng có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát triển nguồn nhân lực của địa phương đó. Các chế độ, chính sách của địa phương không phải là luật lệ cứng nhắc mà nó mềm dẻo, uyển chuyển phù hợp với các giai đoạn khác nhau trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để đạt được mục đích của tỉnh. Một số nội dung trong các chế độ, chính sách của địa phương có ảnh hưởng đến quá trình phát triển nguồn nhân lực là:
- Chính sách ưu tiên đối với người lao động để thu hút lao động chất lượng cao và duy trì nguồn nhân lực như: cơ chế tuyển dụng; bố trí, sắp xếp vào các vị trí thích hợp nếu họ có năng lực.
- Chính sách việc làm và nâng cao thu nhập cho người lao động, chính sách xuất khẩu lao động
- Chính sách đầu tư cho con người, về đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng nguồn nhân lực.