Chỉ tiêu Số phiếu Tỷ lệ
Số phiếu khảo sát phát ra 135 100%
Số phiếu khảo sát thu về 132 97,8%
Số phiếu khảo sát hợp lệ 130 96,3%
Số phiếu khảo sát không hợp lệ
2 1,5%
Nguồn điều tra thực tế của tác giả
2.3. Phương pháp thu thập dữ liệu
- Nguồn số liệu sơ cấp: Thu thập bằng cách thiết kế bảng câu hỏi khảo sát tại các công ty nông nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam. Mẫu nghiên cứu được thu thập bằng phương pháp chọn mẫu phi xác suất, theo kỹ thuật chọn mẫu thuận tiện với cỡ mẫu 135 cán bộ quản lý kế toán đại diện cho các công ty nông nghiệp đã niêm yết tại Việt Nam. Các cán bộ kế toán được khảo sát đều là những người có trình độ chuyên môn cao do đó thông tin trả lời bảng khảo sát có giá trị tương đối cao.
- Nguồn số liệu thứ cấp: Thu thập từ báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính của một số công ty nông nghiệp đã niêm yết trên sàn chứng khoán tại Việt Nam.
2.4. Phương pháp phân tích dữ liệu
Tác giả tiến hành phân tích và xử lý các dữ liệu thứ cấp nhằm đánh giá và phân tích đề tài một cách khách quan và chính xác nhất. Nguồn dữ liệu thứ cấp này chủ yếu được thu thập và tổng hợp từ báo cáo tổng kết, báo cáo tài chính của một số công ty nông nghiệp đã niêm yết tại Việt Nam.
2.4.1. Kỹ thuật đánh giá thang đo
Kiểm định độ tin cậy thang đo Cronbach’s Alpha là phép kiểm định phản ánh mức độ tương quan chặt chẽ giữa các biến quan sát trong cùng một nhân tố. Nó cho biết trong các biến quan sát của một nhân tố, biến nào đã đóng góp vào việc đo lường khái niệm nhân tố. Khi đánh giá độ tin cậy của thang đo, ta cần xem xét các tiêu chuẩn sau:
- Theo Hoàng Trọng, Chu Nguyễn Mộng Ngọc (trong Phân tích dữ nghiên cứu với SPSS), giá trị hệ số Cronbach’s Alpha:
Từ 0.8 đến gần bằng 1: thang đo lường rất tốt
Từ 0.7 đến gần bằng 0.8: thang đo lường sử dụng tốt
mới hoặc là mới đối với những người trả lời trong bối cảnh nghiên cứu) Do đó đề tài này sử dụng hệ số Cronbach’s Alpha từ 0.6 trở lên.
- Nếu một biến đo lường có hệ số tương quan biến tổng (Corrected Item – Total Correlation) lớn hơn hoặc bằng 0.3 thì biến đó đạt yêu cầu (Theo Nunnally, J. (1978), Psychometric Theory, New York, McGraw – Hill)
2.4.2. Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory FactorAnalysis) Analysis)
Kỹ thuật phân tích nhân tố khám phá (EFA - Exploratory Factor Analysis) được dùng để rút gọn một tập hợp k biến quan sát thành một tập F (với F < k) các nhân tố có ý nghĩa hơn. Phân tích nhân tố được thực hiện bằng phương pháp principal components với phép xoay “varimax”. Các tiêu chí trong phân tích EFA bao gồm:
- Hệ số KMO (Kaiser-Meyer-Olkin) là một chỉ số dùng để xem xét sự thích hợp của phân tích nhân tố. Trị số của KMO phải đạt giá trị 0.5 trở lên (0.5 ≤ KMO ≤ 1) là điều kiện đủ để phân tích nhân tố là phù hợp. Nếu trị số này nhỏ hơn 0.5, thì phân tích nhân tố có khả năng không thích hợp với tập dữ liệu nghiên cứu.
- Kiểm định Bartlett (Bartlett’s test of sphericity) dùng để xem xét các biến quan sát trong nhân tố có tương quan với nhau hay không. Kiểm định Bartlett có ý nghĩa thống kê (sig Bartlett’s Test < 0.05), chứng tỏ các biến quan sát có tương quan với nhau trong nhân tố.
- Trị số Eigenvalue là một tiêu chí sử dụng phổ biến để xác định số lượng nhân tố trong phân tích EFA. Với tiêu chí này, chỉ có những nhân tố nào có Eigenvalue ≥ 1 mới được giữ lại trong mô hình phân tích.
- Tổng phương sai trích (Total Variance Explained) ≥ 50% cho thấy mô hình EFA là phù hợp.
- Hệ số tải nhân tố (Factor Loading) hay còn gọi là trọng số nhân tố, hệ số ≥ 0.5 được xem là có ý nghĩa thực tiễn, dùng để xác định biến cần chọn lựa theo nhân tố.
2.4.3. Kỹ thuật phân tích hồi quy
Được thực hiện bằng phương pháp enter và kết quả của hồi quy được đánh giá qua các chỉ tiêu như sau:
- Hệ số r2 hiệu chỉnh adjusted r square, đánh giá độ phù hợp của mô hình. - Kiểm định f, kiểm định độ phù hợp của mô hình.
cách xem xét độ chấp nhận (tolerance), nếu tolerance nhỏ và hệ số phóng đại phương sai của các biến (vif) > 10 là dấu hiệu của đa cộng tuyến.
2.4.4. Phân tích tương quan
Phân tích tương quan Pearson nhằm kiểm tra mối tương quan tuyến tính chặt chẽ giữa biến phụ thuộc với các biến độc lập và sớm nhận diện vấn đề đa cộng tuyến khi các biến độc lập cũng có tương quan mạnh với nhau.
Tương quan Pearson r có giá trị dao động từ -1 đến 1 (lưu ý, hệ số r chỉ có ý nghĩa khi sig nhỏ hơn 0.05):
- Nếu r càng tiến về 1, -1: tương quan tuyến tính càng mạnh, càng chặt chẽ. - Nếu r càng tiến về 0: tương quan tuyến tính càng yếu.
- Nếu r = 1: tương quan tuyến tính tuyệt đối. - Nếu r = 0: không có mối tương quan tuyến tính.
Đồng thời, cũng cần phân tích tương quan giữa các biến độc lập. Vì những tương quan này có thể sẽ làm ảnh hưởng lớn đến kết quả của phân tích hồi quy như gây ra hiện tượng đa cộng tuyến.
2.4.5. Kiểm định các giả thuyết và mô hình nghiên cứu
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc (2008), “để đánh giá mức độ phù hợp của mô hình nghiên cứu, chúng ta sử dụng hệ số xác định r2 (r – square). Trong hồi quy tuyến tính bội thường sử dụng hệ sô r2 để đánh giá vì nó không thổi phồng mức độ phù hợp của mô hình”.
Hệ số durbin – watson phải lớn hơn 1 và nhỏ hơn 3 (1 < durbin – watson < 3) để mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng tương quan. Hệ số phóng đại phương sai vì phải bé hơn 10 để mô hình hồi quy không xảy ra hiện tượng đa cộng tuyến.
Theo Hoàng Trọng và Chu Nguyễn Mộng Ngọc, (2008): “Hệ số beta chuẩn hóa được dùng để đánh giá mức độ quan trọng của từng nhân tố, hệ số beta chuẩn hóa của biến càng cao thì mức độ tác động của biến đó vào sự thỏa mãn của khách hàng càng lớn hơn”.
Để mô hình hồi quy tuyến tính đã xây dựng được cho là phù hợp với dữ liệu nghiên cứu ở độ tin cậy 95% thì hệ số sig phải bé hơn 0.05 ở các biến.
2.4.6. Phân tích phương sai – Anova (Analysis of variance)
Phân tích phương sai – Anova dùng để so sánh các bộ dữ liệu, đánh giá sự khác biệt tiềm năng trong một biến phụ thuộc mức quy mô bằng một biến mức danh nghĩa có từ 2 loại trở lên. Trong nghiên cứu tác giả sử dụng phân tích phương sai một yếu tố (one-way ANOVA) để nghiên cứu ảnh hưởng đặc điểm quy mô doanh nghiệp, thị trường hoạt động và thanh khảo, chất lượng kiểm toán, tăng trưởng kinh tế, trình độ nhân viên kế toán, đầu tư nước ngoài, có sử tham gia quản lý của người nước ngoài trong Ban lãnh đạo đến sự áp dụng chuẩn mực kế toán Quốc tế IAS 41 tại các Doanh nghiệp Nông nghiệp có niêm yết tại Việt Nam.
2.4.7. Kiểm định One Sample T-test
Kiểm định One-Sample T-test nhằm mục đích so sánh trung bình (mean) của tổng thể với một giá trị cụ thể nào đó. Khi thực hiện kiểm định One Sample T-test cần thực hiện theo các bước như sau:
-Bước 1: Đặt giả thuyết Ho: “Giá trị trung bình của biến tổng thể = giá trị cho trước”
- Bước 2: Lọc ra các trường hợp thỏa mãn các điều kiện (nếu có) của nhóm đối tượng tham gia kiểm định.
- Bước 3: Thực hiện kiểm định One-Sample T-test
- Bước 4: Tìm giá trị Sig tương ứng với giá trị T-test đã tính được. - Bước 5: So sánh giá trị Sig với giá trị xác suất a
Nếu Sig > a thì ta chấp nhận giả thuyết Ho Nếu Sig < a thì ta bác bỏ giả thuyết Ho
2.4.8. Kỹ thuật thống kê mô tả, tần số
Kỹ thuật thống kê mô tả dùng (nhỏ nhất-min, lớn nhất-max, trung bình-mean, độ lệch chuẩn-std deviation...). Để xác định tần suất xuất hiện của các yếu tố, so sánh mức trung bình của từng nhân tố. Từ đó, thể hiện khái quát cấu trúc chung của mẫu khảo sát và mức độ đánh giá của khách hàng.
KẾT LUẬN CHƯƠNG 2
Thông qua chương 2, tác giả đã trình bày phương pháp nghiên cứu thực hiện trong đề tài nhằm xây dựng, đánh giá các thang đo và mô hình lý thuyết. Mô hình nghiên cứu sơ bộ được thực hiện thông qua 2 giai đoạn chính là nghiên cứu định tính và nghiên cứu định lượng. Phương pháp nghiên cứu định tính đã được thực hiện bằng cách thảo luận với nhóm chuyên gia là những người làm việc trong ngành kế toán, kiểm toán tại Việt Nam. Sau khi thảo luận, tác giả Tiến hành khảo sát thử tại 10 công ty nông nghiệp đã niêm yết để điều chính các yếu tố trong thang đo ở bảng câu hỏi khảo sát. Phương pháp nghiên cứu định lượng được thực hiện khảo sát với kích cỡ mẫu n = 135 thông qua 7 biến độc lập gồm 23 biến quan sát. Dữ liệu sau khi được thu thập đã được tiến hành mã hóa, nhập dữ liệu vào phần mềm SPSS 22 để phân tích thông tin và kết quả nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ KHẢO SÁT CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN VIỆC ÁP DỤNG CHUẨN MỰC KẾ TOÁN QUỐC TẾ IAS 41 TẠI CÁC DOANH NGHIỆP NÔNG NGHIỆP NIÊM YẾT TRÊN THỊ TRƯỜNG CHỨNG
KHOÁN VIỆT 3.1.Mô tả đặc điểm mẫu
Tổng số bảng câu hỏi được gửi đi 135 bảng. Số lượng bản thu hồi là 132 bản với tỷ lệ hồi đáp 97,8%. Trong đó có 2 bản bị loại do trả lời không đầy đủ hoặc không đáng tin cậy. Như vậy dữ liệu được đưa vào phân tích là 130 mẫu với thông tin như sau:
3.1.1.Đặc điểm mẫu của người tham gia khảo sát
- Về chức vụ
Bảng 3. 1. Thống kê chức vụ của các cán bộ nhân viên tại các Công ty Nông nghiệp
Vị trí công tác Tần suất xuất hiện Tỷ lệ phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Trưởng phòng 1 0,8% 0,8% 0,8% Kế toán trưởng 9 6,9% 6,9% 7,7% Kế toán viên 120 92,3% 92,3% 100% Tổng 130 100% 100%
Nguồn kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Trong tổng số 130 mẫu quan sát của nhóm khảo sát thực tế, có 1 quan sát là Trưởng phòng chiếm tỷ lệ 0,8%; 9 quan sát là Kế toán trưởng chiếm tỷ lệ 6,9%; cuối cùng là 120 quan sát là Kế toán viên chiếm tỷ lệ 92,3%.
Bảng 3. 2. Thống kê trình độ học vấn của các cán bộ nhân viên tại các Công ty Nông nghiệp Trình độ học vấn Tần suất xuất hiện Tỷ lệ phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Cử nhân 91 70,0% 70,0% 70,0% Thạc sĩ 33 25,4% 25,4% 95,4% Tiến sĩ 6 4,6% 4,6% 100% Tổng 130 100% 100%
Nguồn kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Với 130 mẫu quan sát khảo sát về đánh giá về trình độ học vấn. Ta thấy tất cả các cán bộ nhân viên tại các Công ty Ngông nghiệp đều có trình độ vấn từ cử nhân trở lên. Cao nhất là cử nhân có 91/130 mẫu quan sát chiếm 70,0%. Điều này là tốt vì Công ty Nông nghiệp có nguồn nhân lực có năng lực và trình độ học vấn cao.
- Về chứng chỉ kế toán quốc tế
Bảng 3. 3. Thống kê các cán bộ nhân viên có chứng chỉ kế toán quốc tế tại các Công ty Nông nghiệp Chứng chỉ kế toán quốc tế Tần suất xuất hiện Tỷ lệ phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy ACCA 8 6,2% 6,2% 6,2% ICAEW 30 23,1% 23,1% 29,2% CPA 15 11,5% 11,5% 40,8% Không 77 59,2% 59,2% 100% Tổng 130 100% 100%
Nguồn kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Trong tổng số 130 cán bộ kế toán tại các Công ty nông nghiệp tham gia vào cuộc khảo sát của nhóm nghiên cứu thì có 59,2% số cán bộ kế toán không có chứng chỉ kế toán quốc tế có 77/130 cán bộ; 30 cán bộ có chứng chỉ ICAEW chiếm tỷ lệ 23,1%; 15 cán bộ có chứng chỉ CPA chiếm tỷ lệ 11,5%; thấp nhất là 8 cán bộ có chứng chỉ ACCA chiếm tỷ lệ 6,2%. Cho thấy nhóm cán bộ kế toán tại các Công ty nông nghiệp có chứng chỉ kế toán quốc tế là không nhiều.
Bảng 3. 4. Thống kê thời gian công tác của các cán bộ nhân viên tại các Công ty Nông nghiệp Thời gian công tác Tần suất xuất hiện Tỷ lệ phần trăm Phần trăm hợp lệ Phần trăm tích lũy Dưới 3 năm 34 26,2% 26,2% 26,2% Từ 3 đến 5 năm 52 40,0% 40,0% 66,2% Từ 5 đến 10 năm 28 21,5% 21,5% 87,7% Trên 10 năm 16 12,3% 12,3% 100% Tổng 130 100% 100%
Nguồn kết quả khảo sát trên phần mềm SPSS
Thực tế trong tổng số 130 mẫu quan sát khảo sát về thâm niên làm việc tại vị trí hiện tại, phần lớn quan sát là làm việc từ 3 đến 5 năm chiếm 52 quan sát với tỷ lệ 40,0%. Tiếp theo là thời gian làm việc dưới 3 năm chiếm 34 quan sát chiếm tỷ lệ 26,2%. Thời gian công tác từ 5 đến 10 năm là 28 quan sát chiếm 21,5%. Và thời gian công tác trên 10 năm là 16 quan sát chiếm tỷ lệ 12,3%.
Qua khảo sát thực tế của nhóm nghiên cứu, thì phần lớn thời gian công tác của cán bộ nhân viên tại một vị trí là còn thấp, chủ yếu là thời gian dưới 5 năm, nguồn lực này tương đối trẻ.
3.1.2. Thống kê mô tả các biến quan sát-Quy mô doanh nghiệp -Quy mô doanh nghiệp