Phát triển bền vững

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 30 - 38)

1.2 Đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững

1.2.1 Phát triển bền vững

Đối với xã hội loài người, phát triển là một quá trình tăng trưởng bao gồm nhiều yếu tố cấu thành khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, kỹ thuật, văn hóa v.v. Mục tiêu của phát triển là nâng cao điều kiện và chất lượng cuộc sống của loài người; làm cho con người ít phụ thuộc vào thiên nhiên; tạo lập nên cuộc sống công bằng và bình đẳng giữa các thành viên. Sự chuyển đổi của xã hội loài người từ xã hội nguyên thủy - xã hội nô lệ - xã hội phong kiến - xã hội tư bản v.v. là quá trình phát triển. Tuy nhiên, trong một thời gian khá dài người ta thường đặt mục tiêu kinh tế quá cao, xem sự tăng trưởng về kinh tế là độ đo duy nhất của sự phát triển.

Sau một thời kỳ phát triển mạnh mẽ của các nền kinh tế thế giới vào các năm 50-80 của thế kỷ này, loài người nhận thức được rằng: độ đo kinh tế không phản ánh được đầy đủ quan niệm về phát triển. Thay cho chỉ số duy nhất đánh giá sự phát triển của các quốc gia là GDP, GNP, xuất hiện các chỉ tiêu khác như HDI, HFI,v.v. Sự phát triển mạnh mẽ về kinh tế, sự gia tăng nhanh dân số thế giới trong những thập niên vừa qua và các tác động của chúng đến môi trường trái đất đã dẫn loài người đến việc xem xét và đánh giá

các mối quan hệ: con người – trái đất, phát triển kinh tế xã hội – bảo vệ môi trường. Ngày nay, con người đã biết nguồn tài nguyên của trái đất không phải là vô tận, không thể khai thác và thống trị theo ý mình; khả năng đồng hóa chất thải của môi trường trái đất là có giới hạn nên con người cần thiết phải sống hài hòa với tự nhiên; sự cần thiết phải tính toán đến lợi ích chung của cộng đồng, của thế hệ tương lai và các chi phí môi trường cho sự phát triển v.v. Tất cả các yêu cầu trên dẫn đến sự ra đời một quan niệm sống mới của con người: “Phát triển bền vững”.

Phát triển bền vững là một khái niệm mới mẻ, xuất hiện trên cơ sở đúc rút kinh nghiệm phát triển của các quốc gia từ trước đến nay, phản ánh xu thế của thời đại và định hướng tương lai của loài người. Tuy nhiên, tư tưởng về phát triển bền vững đã xuất hiện từ cuối thế kỷ XVIII trong tư tưởng của nhà kinh tế học tư sản cổ điển. Nhà kinh tế học tư sản cổ điển Anh, Ricardo (1772-1823) không chỉ có những thành công khi nghiên cứu kinh tế mà ông còn là người sớm có tư tưởng về phát triển bền vững. Ông cho rằng mức tăng trưởng kinh tế sẽ giảm dần trong tương lai xa do sự khan hiếm của tài nguyên – thiên nhiên. Kết luận của ông chưa tính đến sự đổi mới công nghệ nhưng dẫu sao cũng đã bước đầu đề cập đến phát triển bền vững.

Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác-Lênin cũng đã từng quan tâm đến phát triển bền vững. Trong học thuyết kinh tế của mình, C.Mác đã từng nhấn mạnh tầm quan trọng của lao động sản xuất của cải, hàng hoá, của việc cải tiến kỹ thuật sản xuất môi trường. Các nhà kinh điển của Chủ nghĩa Mác – Lênin còn đề cập đến hiểm hoạ huỷ hoại môi trường sống và đã phân tích những nguyên nhân kinh tế - xã hội dẫn đến hiểm hoạ đấy. Trong tác phẩm “Biện chứng của tự nhiên”, Ănghen đã từng chỉ ra rằng: Nếu con người không có ý thức đối với hoạt động của mình sẽ để lại đằng sau nó những hoang mạc. V.I.Lênin cũng từng nhấn mạnh đến khả năng của con người có thể cải thiện

môi trường sống: Thế giới không thoả mãn con người và con người bằng hoạt động của mình quyết định biến đổi nó.

Nhà kinh tế học Herman Daily định nghĩa về phát triển bền vững như sau: Một thế giới bền vững là một thế giới không sử dụng các nguồn tài nguyên tái tạo (như nước, thổ nhưỡng, sinh vật) nhanh hơn khả năng tái tạo của chúng. Một xã hội bền vững cũng không sử dụng các nguồn tài nguyên không tái tạo như (khoáng sản, nguyên liệu hoá thạch) nhanh hơn quá trình tìm ra những loại thay thế chúng và không thải ra môi trường các chất độc hại nhanh hơn quá trình trái đất hấp thụ chúng. Định nghĩa này đã phản ánh rõ hoạt đô ̣ng kinh tế - xã hội của con người, quy mô dân số, chất lượng dân cư và sự tiêu thụ của con người có tính quyết định đến sự phát triển bền vững.

Khái niệm phát triển bền vững được Ủy ban Môi trường và Phát triển thế giới (Ủy ban Brundland) nêu ra năm 1987 như sau: “Những thế hệ hiện tại cần đáp ứng nhu cầu của mình, sao cho không phương hại đến khả năng của các thế hệ tương lai đáp ứng nhu cầu của họ” [31, tr12].

Trong hệ thống Tự nhiên – Con người – Xã hội có 5 yếu tố cơ bản: Sinh vật sản xuất (thực vật); Sinh vật tiêu thụ (động vật); Sinh vật phân hủy (vi sinh vật, nấm, v.v); Con người và cộng đồng loài người; Các thành phần môi trường không khí, nước, đất, v.v. Hệ thống này tạo ra dòng tuần hoàn và chuyển động vật chất và năng lượng trên trái đất. Yếu tố có vai trò quyết định quan trọng nhất của hệ thống là con người và cộng đồng loài người. Yếu tố này vừa tham gia và vừa là yếu tố điều chỉnh cho hoạt động của toàn hệ thống, giữ hệ thống luôn cân bằng và ổn định có lợi cho con người.

Có nhiều lý thuyết mô tả nội dung của phát triển bền vững. Theo Jacobs và Sadler 1990, phát triển bền vững là kết quả của các tương tác qua lại và phụ thuộc lẫn nhau của ba hệ thống chủ yếu của thế giới: Hệ thống tự nhiên (bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên, các thành

phần môi trường của trái đất); Hệ thống kinh tế (hệ sản xuất và phân phối sản phẩm); Hệ thống xã hội (quan hệ của con người trong xã hội). Quan hệ giữa phát triển bền vững với ba hệ thống chủ yếu được trình bày trong Hình 1.1

Hình 1.1. Tƣơng tác giữa ba hệ thống Tự nhiên – Kinh tế - Xã hội và phát triển bền vững

Nguồn: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong mô hình trên, sự phát triển bền vững không cho phép vì sự ưu tiên của hệ này gây ra sự suy thoái và tàn phá đối với một hệ khác hay phát triển bền vững là sự dung hòa các tương tác và thỏa hiệp giữa ba hệ thống chủ yếu trên. Sự tương tác và thỏa hiệp của ba hệ thống trên dẫn đến các mục tiêu phát triển bền vững trong các lĩnh vực hẹp;

Quan hệ giữa kinh tế, xã hội và môi trường theo thời gian và không gian có thể minh họa trong sơ đồ Hình 1.2.

Hệ Xã hội Hệ Tự nhiên Hệ Kinh tế Phát triển bền vững

Hình 1.2 Sơ đồ quan hệ thời gian và không gian của các hệ Kinh tế - Xã hội – Môi trƣờng

Nguồn: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong mô hình phát triển bền vững quốc gia của UNICEP năm 1993, người ta nhấn mạnh tới các mục tiêu kinh tế - mục tiêu xã hội – mục tiêu môi trường thay cho các hệ kinh tế - xã hội – môi trường.

Mục tiêu kinh tế trong mô hình này là nâng cao thu nhập của người dân, các ngành kinh tế và GDP, GNP; Mục tiêu xã hội là thỏa mãn các nhu cầu về văn hóa, vật chất, tinh thần của mọi người dân và các cộng đồng dân cư; Mục tiêu môi trường là giữ lâu dài cân bằng của các hệ sinh thái nuôi dưỡng sự sống.

Trong mô hình của Hội đồng về Môi trường và Phát triển bền vững thế giới, người ta tập trung trình bày quan niệm về phát triển bền vững trong các lĩnh vực cụ thể (Hình 1.3). Kinh tế Sản xuất hội Môi trường Thời gian Vật chất – Không gian

Hình 1.3 Mô hình phát triển bền vững của WCED 1987

Nguồn: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Trong mô hình phát triển bền vững của Villen 1990 Hình 1.4, người ta trình bày các nội dung cụ thể để duy trì sự cân bằng của mối quan hệ kinh tế - sinh thái – xã hội trong quá trình phát triển kinh tế xã hội ở các quốc gia.

Hình 1.4. Mô hình phát triển bền vững Villen 1990

Nguồn: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Phát triển bền vững

Kinh tế

Nông nghiệp bền vững

Bảo vệ nguồn nước Kiểm soát thuốc BVTV

Bảo vệ chất lượng cuộc sống, văn hóa trong nông nghiệp

Sinh Thái Bảo vệ Habitat Chất lượng cảnh quan Chất lượng nước Đa dạng sinh học Bảo vệ Du lịch sinh thái Xã hội Bình ổn giá

Quản lý và bảo vệ MT vùng nông thôn Sức khỏe và sự an toàn Các giá trị giải trí Chống thất nghiệp Phát triển Hệ thống Quota Hợp tác nông trại Chính sách thu nhập Nghiên cứu phát triển Giá trị của máy móc Cạnh tranh quốc tế P.T B.V Kinh tế Xã hội Sản xuất Quốc tế Công nghệ Hành chính Chính trị

Theo mô hình của Ngân hàng thế giới Hình 1.5, phát triển bền vững được hiểu là sự phát triển kinh tế xã hội để đạt được đồng thời các mục tiêu kinh tế (tăng trưởng kinh tế, công bằng trong phân phối thu nhập, hiệu quả kinh tế của sản xuất cao), mục tiêu xã hội (công bằng và dân chủ trong quyền lợi và nghĩa vụ xã hội), mục tiêu sinh thái (đảm bảo cân bằng sinh thái và bảo tồn các hệ sinh thái tự nhiên nuôi dưỡng con người).

Hình 1.5. Mô hình phát triển bền vững của ngân hàng Thế giới

Nguồn: Lưu Đức Hải, Nguyễn Ngọc Sinh (2000), Quản lý môi trường cho sự phát triển bền vững, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội

Các mô hình trên có thể khác nhau về phương pháp tiếp cận nhưng đều thống nhất nhau về các quan niệm chung về phát triển bền vững, trong đó:

Kinh tế phát triển bền vững là một nền kinh tế tăng trưởng liên tục nhưng không gây ra suy thoái các nguồn tài nguyên thiên nhiên và nhân tạo do biết vận dụng kỹ thuật và sự khôn khéo của con người, đồng thời không gây ra ô nhiễm môi trường.

Xã hội phát triển bền vững là một xã hội mà trong đó nền kinh tế phát triển, chất lượng cuộc sống tinh thần được nâng cao không ngừng, chất lượng môi trường sống được đảm bảo. Sự công bằng của người dân trong việc có quyền lao động, đảm bảo các quyền lợi khác về kinh tế, chính trị, xã hội.

Phát triển bền vững Mục tiêu xã hội Mục tiêu Sinh thái Mục tiêu kinh tế

Đạo đức vì sự phát triển bền vững là: Mọi người đều có các quyền cơ bản như nhau như quyền được sống, quyền được tự do, quyền được hưởng tài nguyên và môi trường của trái đất. Các thế hệ đều có quyền như nhau trong việc thỏa mãn các nhu cầu phát triển của mình. Các loài sinh vạt tạo nên sinh quyển nằm trong khối thống nhất của các hệ tự nhiên của trái đất phải được đảm bảo quyền tồn tại cho dù nó có ý nghĩa như thế nào đối với con người. Mọi người đều có quyền lợi và nghĩa vụ như nhau trong việc bảo vệ tài nguyên và môi trường trái đất, cũng như việc bảo vệ quyền con người vượt lên trên mọi ranh giới đại lý, xã hội, tư tưởng, văn hóa.

Hội nghị Thượng đỉnh Trái đất về Môi trường và phát triển tổ chức ở Rio de Janeiro (Braxin) năm 1992 và Hội nghị Thượng đỉnh Thế giới và Phát triển bền vững tổ chức ở Johannesburg (Cộng hòa Nam Phi) năm 2002 đã xác định phát triển bền vững là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý và hài hòa giữa 3 mặt của sự phát triển gồm: Phát triển kinh tế (nhất là tăng trưởng kinh tế), phát triển xã hội (nhất là thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội; xóa đói giảm nghèo và giải quyết việc làm) và bảo vệ môi trường (nhất là xử lý, khắc phục ô nhiễm, phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường; phòng chống cháy và chặt phá rừng; khai thác hợp lý và sử dụng tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên) [20].

Phát triển bền vững là một quá trình toàn diện, bao gồm những biến đổi về kinh tế, cũng như những biến đổi về xã hội, về văn hóa và giáo dục, khoa học và công nghệ, về môi trường và sự phát triển của con người. Phát triển bền vững đang là thách thức cho mọi quốc gia, nhất là trong điều kiện toàn cầu hóa, hội nhập kinh tế quốc tế. Việc lựa chọn con đường, biện pháp và thể chế, chính sách bảo đảm phát triển bền vững luôn là mối quan tâm hàng đầu của mọi nước trong bước đường phát triển.

Trái ngược với hiểu biết phổ biến, phát triển bền vững không chỉ đơn thuần được hiểu là sự phát triển được duy trì một cách liên tục mà hơn thế phát triển ở đây là sự nỗ lực liên tục nhằm đạt được trạng thái bền vững trên mọi lĩnh vực. Phát triển bền vững không được coi là một mục tiêu được đặt ra để đạt được mà đó là một quá trình duy trì sự cân bằng cơ học của đòi hỏi của con người với tính công bằng, sự phồn vinh, chất lượng cuộc sống và tính bền vững của môi trường tự nhiên.

Phát triển bền vững ngày càng trở thành trung tâm của sự phát triển trên mọi lĩnh vực. Vấn đề ô nhiễm môi trường ngày càng trở thành vấn đề đáng lưu tâm song song với sự đi lên nhanh chóng của nền kinh tế. Thu nhập của người dân ngày càng được cải thiện, mức sống được nâng dần lên cả ở thành thị lẫn nông thôn, trong khi đó khoảng cách giàu nghèo trong xã hội cũng tăng lên rõ rệt. Vì vậy phát triển bền vững sẽ giúp mọi người trong xã hội đều có quyền bình đẳng và luôn gắn phát triển kinh tế với bảo vệ và nâng cao chất lượng môi trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN VĂN THẠC SĨ) Thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vì phát triển bền vững ở Việt Nam (Trang 30 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(116 trang)